Một thỏa thuận hợp tác trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình đã được ký kết giữa hai viện nghiên cứu hạt nhân quốc gia của Việt Nam và Thái Lan. Thông tin trên được đưa ra chính thức bởi Cơ quan Thông tin VinAtom của Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam (VAEC) ngày 16/05/2016 và Tạp chí Tin tức Hạt nhân Thế giới WNN có uy tín ngày 17/05/2016.
Theo đó, ngày 11/5/2016 tại trụ sở chính của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VAEC) - 59 Lý Thường Kiệt, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa VAEC và Viện Công nghệ hạt nhân Thái Lan (TINT). Thỏa thuận đã được ký bởi các ông Trần Chí Thanh, Viện trưởng của VAEC và Pornthep Nisamaneephong, Giám đốc điều hành của TITN.
 |
Ảnh chụp chung các thành viên của hai đoàn VAEC và TINT trong buổi lễ ký kết. Ảnh từ Vinatom. |
Tham dự Lễ ký Thỏa thuận, về phía VAEC còn có ông Phó Viện trưởng Nguyễn Hào Quang, Các lãnh đạo của Ban Hợp tác quốc tế; Ban Kế hoạch và Quản lý khoa học và một số đơn vị trực thuộc như: Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân, Trung tâm Đào tạo hạt nhân, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội. Về phía TINT có ông Pornthep Nisamaneephong (Giám đốc điều hành), bà Kanchalika Dechates¬ (Trưởng Ban Hợp tác quốc tế), bà Sorada Chanintayuttavong, ông Kampanart Silva, bà Jiraporn Promping và bà Kotchaphan Kanjana (các nhà nghiên cứu hạt nhân của Ban Nghiên cứu và phát triển thuộc TINT.
Như WNN đã đưa, Trong bản Thỏa thuận hợp tác nói trên, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Viện Công nghệ hạt nhân Thái Lan cam kết sẽ hợp tác trong các lĩnh vực: sản xuất đồng vị phóng xạ và dược chất phóng xạ dùng để chuẩn đoán bệnh trong các lò phản ứng nghiên cứu và các máy gia tốc; xử lý bức xạ bằng thiết bị chiếu xạ Co-60 và máy gia tốc điện tử; ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, nông nghiệp sinh học, môi trường và các lĩnh vực liên quan; nghiên cứu và phát triển đất hiếm; công nghệ và an toàn điện hạt nhân; bảo vệ bức xạ, quản lý chất thải phóng xạ và môi trường; giáo dục, đào tạo và chuyển giao công nghệ hạt nhân.
 |
Hình ảnh bên ngoài của Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân (thành viên VAEC). Ảnh nguồn Vinatom. |
WNN cho biết: Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam VAEC là một tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Được thành lập vào năm 1976, chức năng của nó là để tiến hành nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học và kỹ thuật hạt nhân, công nghệ lò phản ứng hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, bảo vệ bức xạ và an toàn hạt nhân và công nghệ quản lý chất thải phóng xạ.
 |
Hình ảnh bên ngoài của Viện Nghiên cứu Hạt nhân (thành viên VAEC) với lò phản ứng hạt nhân. Ảnh nguồn www.sggp.org.vn. |
Nhân dịp đưa tin về lễ ký kết Việt Thái, WNN cũng giới thiệu sơ qua về kế hoạch điện hạt nhân của hai quốc gia.
Theo đó, Việt Nam có kế hoạch xây dựng hơn 10.000 MW công suất điện hạt nhân đến năm 2030. Kế hoạch được dự kiến sẽ bắt đầu với nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Phước Dinh, tỉnh Ninh Thuận trong năm 2019. Bốn tổ lò 1-4 của nhà máy Ninh Thuận sẽ được Nga xây dựng với loại lò phản ứng VVER. Công ty ROSATOM và công ty con NIAEP đã ký một hiệp định khung với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam xây dựng các đơn vị đầu tiên. Bốn đơn vị tổ lò của nhà máy điện hạt nhân thứ hai cũng được dự kiến xây dựng ở Ninh Thuận, kèm theo 2 tổ máy nằm ở vùng ở giữa. Các công nghệ cho các nhà máy Ninh Thuận cho giai đoạn 2 và nhà máy trung tâm như vừa đề xuất vẫn chưa được quyết định.
Về phía Thái Lan, như WNN đưa tin, Hội đồng Chính sách năng lượng quốc gia của Thái Lan đã tiến hành một nghiên cứu khả thi cho một nhà máy điện hạt nhân ở nước này và trong năm 2007 đã phê chuẩn Kế hoạch phát triển điện cho các năm 2007-2021, trong đó đạt tổng công suất điện hạt nhân 4000 MWe vào khoảng khoảng 2020-21. Còn theo Kế hoạch phát triển điện lực mới 2010-30; được phê duyệt trong năm 2010, thì dự kiến là 5 đơn vị 1000 MW khởi đầu trong khoảng thời gian 2020-28.
Trần Minh
Lào và Campuchia cũng 'kết' điện hạt nhân!" alt=""/>Hợp tác hai viện hạt nhân hàng đầu Việt

Cảm ơn Chủ tịch Quang vì những lời tốt đẹp của ông, tôi cũng muốn cảm ơn ông và Chính phủ Việt Nam, người dân Việt Nam vì đã đón tiếp tôi cũng như phái đoàn Hoa Kỳ (Mỹ) rất nồng hậu, trong hàng năm qua, hai quốc gia chúng ta đã có nhiều lịch sử, từ việc phối hợp với nhau, xung đột, rồi phải cách xa nhau và mất nhiều thời gian hàn gắn.
Bây giờ, sau hơn hai thập kỷ bình thường hóa quan hệ hai nước, chúng ta hãy cùng nhau bước vào thời khắc mới, chuyến thăm này của tôi khẳng định cả hai phía đều nóng lòng, để hai nước có mối quan hệ thân thiết và sâu sắc hơn.
 |
|
Tôi rất cảm động khi thấy hàng người đứng chào hai bên đường, tôi mang theo mình lời chào và tình bạn của người Mỹ, bao gồm tình cảm của những người Mỹ xuất sắc có mặt ở đây và rất nhiều gia đình Việt kiều đã giúp gắn kết hai đất nước và nhắc nhở chúng ta về những giá trị chúng ta cùng chia sẻ. Tôi đã từng nói trước đây, một trong những mục tiêu lớn khi làm Tổng thống là đảm bảo Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giữ vai trò lâu dài và quan trọng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, vì khu vực này rất quan trọng trong an ninh và kinh tế Mỹ, chúng ta tin rằng người dân khu vực này cũng cần được hưởng sự an ninh, phồn thịnh và được tôn trọng, chúng tôi theo đuổi mục tiêu này từ hàng thập kỷ nay, bao gồm cả sự phối hợp hoạt động giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
 |
|
Nếu các bạn thử so sánh quá khứ việc giao tiếp giữa hai nước và bây giờ, các bạn sẽ thấy chúng ta đã tiến được những bước xa. Trong hai thập kỷ qua, giao thương giữa hai nước tăng hàng trăm lần, tạo nên việc làm và cơ hội cho người dân cả hai nước. Kể từ khi tôi làm Tổng thống, thị trường xuất khẩu Việt Nam đã tăng 150%, bây giờ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, các công ty Mỹ cũng là những công ty đứng đầu danh sách đầu tư Việt Nam. Với chương trình Fulbright, hàng ngàn sinh viên, học sinh được học chung và hơn 13 ngàn người trẻ Việt Nam được học cái mới theo chương trình phát triển Đông Nam Á, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có lượng du học sinh nhiều nhất Hoa Kỳ. Năm nay, Hoa Kỳ đón gần 19 ngàn du học sinh Việt Nam, còn năm vừa rồi Việt Nam đón hơn nửa triệu du khách Mỹ và tôi nghĩ rằng, ngày sẽ càng có nhiều người Mỹ sang Việt Nam, chính phủ hai nước cũng làm việc gần gũi với nhau hơn, việc này nằm trong kế hoạch làm việc giữa Mỹ và Đông Nam Á, chúng ta cùng làm việc để tăng ổn định và hòa bình trong khu vực.
 |
|
Việt Nam đã đón tàu hải quân Mỹ, quân đội hai bên cũng có nhiều phối hợp hoạt động hơn trong việc bảo vệ an ninh hàng hải, chúng ta cũng cùng nhau theo đuổi TPP, không chỉ để tăng cường thương mại mà còn đưa hai nước gần nhau hơn, chúng ta đang làm nhiều việc hơn để đáp ứng những thách thức toàn cầu. Từ việc ngăn các hoạt động khủng bố hạt nhân, đến việc thúc đẩy các hoạt động liên quan đến sức khỏe, để các chứng bệnh nguy hiểm không trở thành thảm họa toàn cầu và với chuyến thăm này, chính phủ Mỹ và Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong việc hợp tác giữa hai bên. Chúng ta cho người trẻ nhiều cơ hội mới để học tập và thành công, tôi rất mừng thông báo là Peace Corp sẽ chính thức đến Việt Nam, những tình nguyện viên Peace Corp sẽ tập trung vào việc dạy tiếng Anh và tình bạn xây dựng được sẽ đưa chúng ta lại gần nhau hơn trong nhiều năm tới.
Các đại học ở Mỹ sẽ giúp đại học Việt Nam thúc đẩy nghiên cứu, rèn luyên khoa học, kỹ thuật và y tế, Harvard Medical School, Johnson & Johnson, GE và các công ty khác sẽ phối hợp với đại học Việt Nam để cải thiện và nâng cao việc giáo dục về y tế và bây giờ chính phủ Việt Nam đã cấp phép hoạt động.
Chúng tôi có thể nói, đại học Fulbright Việt Nam là đại học phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam, có thể tiến hành các bước tiếp theo để mở cửa và đón lớp sinh viên đầu tiên vào mùa thu này. Chúng ta đã tăng các hoạt động thương mại, bây giờ Việt Nam đã cấp thị thực dài hạn hơn cho công dân Hoa Kỳ, họ sẽ dễ dàng đến Việt Nam để đầu tư và du lịch hơn.
Chủ tịch Quang và tôi vừa mới tham dự lễ ký hợp đồng giữa hai công ty Mỹ - Việt, giá trị đến hơn 16 tỷ USD, Boing sẽ bán 100 máy bay cho Vietjet, Pratt và Whitney sẽ bán các máy móc hiện đại, GE Wind sẽ phối hợp với chính phủ Việt Nam để phát triển thêm điện gió, những chuyện làm ăn này có lợi cho cả hai đất nước, giúp thúc đẩy kinh tế Việt Nam và tạo ra trên 10 nghìn việc làm cho các công dân Hoa Kỳ.
" alt=""/>Dân mạng hào hứng chia sẻ bài phát biểu đầu tiên của ông Obama tại Hà Nội