Trong bối cảnh thế giới và thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động, việc các Ngân hàng thương mại (NHTM) quốc tế tiếp tục giải ngân khoản vay hợp vốn thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, lĩnh vực bất động sản và vào Novaland nói riêng. Điều đáng khích lệ hơn nữa là tổ hợp các NHTM quốc tế tham gia lần này có sự tham gia của các ngân hàng chưa từng đầu tư hoặc đã đầu tư rất hạn chế vào Việt Nam và Novaland.
Ông Troy Griffiths - Phó Tổng Giám đốc điều hành Savills Viet Nam cho biết: “Thị trường tài chính toàn cầu đang trải qua một giai đoạn “chưa từng có” - thị trường cổ phiếu biến động tăng giảm với biên độ lớn hàng ngày, chỉ số biến động thị trường (Volatility index) tăng cao kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008; thanh khoản các thị trường bị cạn kiệt…”. Trong bối cảnh này, việc một doanh nghiệp như Novaland tiếp tục nhận được sự tin tưởng từ các NHTM quốc tế thông qua khoản giải ngân lần 2 trị giá 101 triệu USD và lãi suất rất cạnh tranh đã tạo tiếng vang lớn trên thị trường vốn. “Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy các định chế tài chính quốc tế tiếp tục đặt niềm tin vào tiềm năng phát triển và khả năng triển khai thực hiện các dự án của Novaland” - ông Griffiths đánh giá.
Xác định nguồn vốn từ các NHTM quốc tế luôn dồi dào, có điều kiện hấp dẫn (bao gồm cả chi phí phòng ngừa rủi ro tỷ giá) so với các nhà đầu tư, bên cho vay là các định chế phi ngân hàng, từ năm 2019, Novaland đã tập trung nguồn lực cần thiết để khai thác nguồn vốn này. Giao dịch trị giá 250 triệu USD lần này của Novaland thu hút rất nhiều sự quan tâm và đăng ký vượt mức dự kiến từ 14 NHTM quốc tế lớn.
Có thể thấy, việc hợp vốn từ nhiều NHTM quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp đi vay phải trải qua quy trình thẩm định, phê duyệt gắt gao liên quan tới nhiều bên, nhiều cấp và nhiều chuyên gia thẩm định cấp cao.
Qua giao dịch này, các NHTM quốc tế lớn cũng đã thể hiện sự an tâm tin tưởng vào chiến lược của Novaland, bao gồm dòng sản phẩm chủ lực là BĐS Trung tâm tại khu vực TP.HCM, BĐS Khu đô thị vệ tinh và BĐS Nghỉ dưỡng; dựa trên tổng quỹ đất lên đến gần 5.000ha, đủ để Tập đoàn khai thác và phát triển trong vòng 10-15 năm tiếp theo.
![]() |
BĐS Trung tâm TP.HCM - một trong ba dòng sản phẩm chủ lực của Novaland |
Đối mặt với đại dịch Covid-19, Novaland đã chủ động kích hoạt loạt giải pháp khẩn cấp nhằm đối phó với tình hình, quản trị rủi ro để đảm bảo hoạt động của Tập đoàn với trọng tâm là phân tích, đưa ra các kịch bản về tài chính bao gồm: tăng cường kiểm soát, quản trị tiền và các khoản tương đương tiền, dự báo dòng tiền và tối ưu hóa dòng tiền trong các kịch bản thị trường khác nhau; tiết giảm các chi tiêu thường xuyên; siết chặt quan hệ, thông tin kịp thời tới nhà đầu tư, các định chế tài chính trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là các phương án đảm bảo hoạt động vận hành Công ty không bị gián đoạn và giao dịch của khách hàng vẫn diễn ra liên tục, như thiết lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19; triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ khách hàng, đối tác và nhân viên thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin; lập kế hoạch, đưa ra các kịch bản ứng phó về tài chính; ổn định các khách hàng, nhà thầu và nhà cung cấp trong tình hình mới…
Ông Bùi Xuân Huy - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland chia sẻ: “Novaland đánh giá rất cao sự tin tưởng cũng như cam kết mạnh mẽ từ các nhà đầu tư đối với việc giải ngân khoản vay hợp vốn lần này, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức như hiện nay.
Chúng tôi tự tin vào hướng đi đúng đắn trong chiến lược hoạt động của Tập đoàn: Định hướng tập trung, chiến lược kinh doanh rõ ràng, quỹ đất ổn định, cấu trúc tài chính vững chắc, quản trị rủi ro chặt chẽ, thượng tôn pháp luật. Chúng tôi sẽ nỗ lực và cố gắng hơn nữa để giữ vững niềm tin của các đối tác, khách hàng và nhà đầu tư dành cho Novaland, và đạt được tầm nhìn và sứ mệnh của mình.”
(Nguồn: Novaland)
" alt=""/>Vì sao Novaland vẫn hút vốn đầu tư nước ngoài?Vào tháng 4, Ford cho biết một lượng không nhỏ khách hàng báo cáo Mustang Mach-E bị lỗi pin 12 volt không sạc được. Năm ngoái, Ford lại tốn 400 triệu USD để thu hồi Kuga PHEV.
Đầu năm nay, Hyundai cũng cho biết sẽ chi 900 triệu USD cho đợt triệu hồi sau vụ cháy 15 chiếc Kona EV.
![]() |
Các hãng tốn hàng triệu đô la để khắc phục hậu quả của xe điện. (Ảnh: Carscoops) |
Theo CNBC, Tesla - được cho là nhà sản xuất EV duy nhất đã đồng ý trả 1,5 triệu USD để giải quyết các khiếu nại pháp lý liên quan đến một cuộc điều tra. Cụ thể, có nhiều cáo buộc cho rằng hãng này tung ra các bản nâng cấp phần mềm nhằm kiểm soát và che giấu một khiếm khuyết tiềm ẩn có thể dẫn đến cháy nổ trong các bộ pin bị lỗi.
Tesla cũng bị buộc tội để pin mất hơn một nửa phạm vi hoạt động chỉ trong sáu năm và từ chối thay thế chúng theo yêu cầu bảo hành, dẫn đến mất khoản tiền khổng lồ trị giá 163 triệu USD.
![]() |
Tỷ lệ cháy xe điện cao hơn so với xe chạy bằng xăng, dầu. (Ảnh: Carscoops) |
Trong khi xe điện chỉ chiếm khoảng 3% doanh số bán xe hàng năm ở Mỹ, nhưng sự cố cháy xe điện lại cao một cách bất thường. Các báo cáo của Đội cứu hỏa London, tỷ lệ cháy nổ xe điện cao gấp đôi các vụ cháy xe chạy bằng xăng hoặc dầu.
Theo ông Doug Betts, người từng làm việc tại Toyota, Fiat Chrysler và Apple, tin rằng các nhà sản xuất ô tô sẽ tìm ra những vấn đề về xe điện khi họ tăng cường sản xuất và tung ra nhiều xe điện hơn. Có rất nhiều điều cần phải học hỏi!
Phương Ánh (theo Carscoops)
Bạn đang sở hữu mẫu xe độc, bản độ đẹp, hay xe cũ hàng hiếm? Hãy chia sẻ thông tin, hình ảnh, video về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Toyota dự kiến sẽ chi hơn 13,5 tỷ USD vào năm 2030 để sản xuất pin và phát triển hệ thống cung cấp pin, với nỗ lực dẫn đầu công nghệ ô tô điện trong thập kỷ tới.
" alt=""/>Hàng loạt hãng xe mất hàng tỷ USD giải quyết sự cố của xe điện