Nhận định, soi kèo Molodechno vs Naftan Novopolotsk, 22h00 ngày 2/5: Khởi đầu thất vọng
 mới có thời gian dọn dẹp )
"Nếu chưa làm mẹ, chắc hẳn tôi sẽ khao khát có con sau khi xem nó. Khuôn mặt nhỏ nhắn của đứa bé trong phim mới dễ thương làm sao, cuộc sống thật trọn vẹn khi có một đứa trẻ. Nhưng điều khác là em bé trong phim luôn mỉm cười và chẳng bao giờ quấy khóc khi ngủ.
Còn tôi, suốt bao nhiêu năm qua, tôi chưa từng dám viết về những cảm xúc đã trải qua khi có con đầu lòng. 3 năm đầu có con, tôi thấy đứa trẻ như nuốt chửng mình", Su chia sẻ trên Weixin.
 |
Nhiều bà mẹ trẻ đối diện áp lực tâm lý khi lần đầu có con. Ảnh: AFP. |
"Tôi trách mình không phải người mẹ tốt"
Khi mang thai, Su tưởng tượng mọi thứ đơn giản và có thể kiểm soát, cô chuẩn bị những đồ dùng cần thiết theo danh sách đặt hàng trực tuyến, nghĩ như vậy là đủ để chào đón một thành viên mới.
Thường xuyên xem các bộ phim tình cảm gia đình, Su cũng giống như nhiều cô gái trẻ khác mang trong mình kỳ vọng tươi đẹp về cuộc sống sau khi có con. "Dù điều đó không xấu, nhưng ở khía cạnh nào đó, những ảo tưởng khiến nhiều người vỡ mộng khi đối diện khó khăn thực tế".
Lúc mới sinh, Su rất vui. Nhà có chồng và bố chồng ở nhà sẽ giúp chăm sóc đứa trẻ, cô nghĩ mình hẳn không phải tất bật. Nhưng vấn đề cũng đã đến khi gia đình 4 người không hề biết gì về cách chăm sóc một đứa bé sơ sinh.
Đêm thứ 2 sau khi sinh, Su dùng máy hút sữa nhưng sau khoảng 10 phút, cô chỉ lấy được một chút sữa. "Tôi ngồi trên giường, cảm thấy khó chịu và hoang mang. Tôi tự hỏi tại sao mình không có sữa, liệu con có bị đói không?".
Ngày ra viện và về nhà riêng, những khó khăn ập đến. Su bị nứt núm vú nhiều lần, mỗi lần đứa trẻ bú đều khiến cô đau đớn. Nhưng cô lo lắng hơn rằng con không đủ no.
"Nhiều lúc tôi vừa cho con bú vừa rơi nước mắt, thậm chí không biết mình khóc vì đau hay vì đang trách bản thân. Tôi nghĩ mình là một người mẹ không đủ tốt. Ngủ không đủ giấc nên tôi bị vàng da mãi không khỏi, tôi thấy mình thật vô dụng".
 |
Su tự trách mình không phải người mẹ tốt, cô thắc mắc liệu những người khác có yêu thương con họ một cách tự nhiên không. Ảnh: Depositphotos. |
Tìm kiếm những cách chăm sóc trẻ trên mạng, những hướng dẫn khác nhau làm Su bối rối. Bố chồng cô khuyên con dâu không nên căng thẳng quá mức, nên ra ngoài hít thở không khí nhiều hơn.
"Nhưng tôi không dám đi đâu, sợ con sẽ khóc bất cứ lúc nào. Tôi ước mình có thể trở thành một người mẹ tốt", Su nhớ lại.
Rơi vào trầm cảm
Một lần, Su cãi nhau với chồng. Nhưng bố chồng của cô đã mắng cô: "Con lúc nào cũng nói con khó chịu. Con có biết chúng ta đã chịu đựng con bao lâu rồi không? Bà nội đứa trẻ đã đẻ 6-7 người con, nhưng con mới có một đứa thôi mà đã tức giận đến vậy".
Từ đó về sau, Su không muốn chia sẻ gì với gia đình nữa, thậm chí không muốn nói chuyện gì. "Tôi nghĩ trên đời này sẽ không có ai hiểu, không ai yêu tôi".
Su nhớ có lần khóa cửa phòng, cởi đồ của đứa con mới sinh và cả quần áo của mình, rồi nhẹ nhàng áp làn da của cô lên đứa trẻ để cảm nhận tình mẫu tử. "Khoảnh khắc da con chạm vào mình tôi mới ngỡ ngàng thấy hóa ra đó là tình yêu. Đó cũng là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự kỳ diệu của cuộc sống", Su nói.
Khi chuyện chăm con đã dần được giải quyết, Su lại gặp vấn đề mới. Một lần khi xuống siêu thị mua đồ, tới lúc tính tiền, Su muốn hỏi "giá bao nhiêu" nhưng cô thấy mình nói rất nhỏ.
"Tôi giật mình nhận ra bản thân thực sự có vấn đề, dường như không thể giao tiếp với mọi người một cách bình thường, tự hỏi có phải tôi bị trầm cảm sau sinh không? Nó nghiêm trọng đến mức nào?".
 |
Nhiều phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, họ càng đau khổ hơn nếu không có sự thấu hiểu và chia sẻ từ gia đình. Ảnh: Korea Times. |
Su bắt đầu học viết nhật ký dù không hề muốn viết chút nào. Cô ghi ra những nỗi sợ hãi và tức giận, buộc bản thân viết những giải pháp có thể nghĩ được để giảm bớt suy nghĩ độc hại trong đầu.
"Tôi tiếp tục đọc sách và học cách chăm con. Tôi cố gắng thỏa hiệp và không gây ồn ào nữa, xem phim và tìm kiếm những niềm vui trong thời gian chăm con. Tôi thấy mình xinh đẹp hơn, gia đình cũng thuận hòa, mọi thứ dường như đang đi vào đúng hướng".
Hết thời gian nghỉ thai sản, Su quay lại với công việc. Cô bắt đầu một chu kỳ khủng hoảng mới. Cường độ công việc ban ngày quá cao, đêm về con quấy khóc khiến bà mẹ trẻ không thể ngủ ngon. Su bị mất ngủ suốt 3 năm đầu sau khi sinh con. "Tôi không còn là chính mình", cô nói.
Dần dần, Su học cách dành thời gian riêng cho bản thân. Buổi trưa, cô tranh thủ một tiếng được nghỉ đến đến hiệu sách đối diện công ty hoặc tới phòng tập thể dục. Su đọc thêm sách và học vẽ tranh để giải tỏa cảm xúc.
"Không có mục đích cụ thể nào, tôi chỉ muốn được làm những gì mình thích, những việc không phải vì trách nhiệm mà là vì bản thân để thấy mình tự do", Su nói về con đường giúp cô thoát khỏi áp lực tâm lý khi lần đầu làm mẹ.
Theo Zing

Xung đột trong cách dạy con của cha mẹ thần đồng Trung Quốc
Từ năm 4 tuổi, Độ Độ đã bị cha bắt cởi trần chạy trong tuyết, học lái máy bay, đi bộ qua sa mạc. Thế nhưng, người mẹ lại phản đối cách giáo dục quá khắc nghiệt này.
" alt=""/>'3 năm đầu có con, tôi trách mình không phải người mẹ tốt'
Mina, cô bé 7 tuổi nổi tiếng được nhiều người biết đến khi nói được 4 thứ tiếng, chuẩn bị cho ra mắt cuốn sách "Bí mật học ngoại ngữ của tớ" để truyền cảm hứng cho các bạn nhỏ cùng học ngoại ngữ. Mina từng là thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt điểm tuyệt đối chứng chỉ Flyers khi 7 tuổi. Mina được biết đến là một MC nhí có thể nói được 4 thứ tiếng Anh, Trung, Thái, Việt qua nhiều chương trình ở trường và trong các video giới thiệu du lịch trải nghiệm vùng miền trên kênh Youtube “Happy Mina- Mina Phạm”. Mina cũng là thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt điểm tuyệt đối chứng chỉ Flyers khi 7 tuổi. Flyers là chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế Cambridge dành cho trẻ từ 10-12 tuổi.
Mina luôn đạt top 1 trong học tập và là cô bé vui vẻ, nhanh nhẹn, nhiều năng lượng và hồn nhiên đúng lứa tuổi. Được biết, “số vốn” ngoại ngữ mà Mina có đều đa phần tự học với mẹ - BTV truyền hình VTV Khánh Ly, chứ chưa học ở bất kỳ trung tâm ngoại ngữ nào.
Bố là doanh nhân, mẹ là BTV truyền hình, điều kiện gia đình có đầy đủ nhưng hai mẹ con bé Mina muốn tự học cùng nhau, vừa là để hoàn thiện bản thân, vừa là muốn thử nghiệm: nếu một em bé trong hoàn cảnh không có điều kiện học trường quốc tế hay trung tâm Anh ngữ thì có tự học ngoại ngữ được không và có kết quả tốt được không?
Chia sẻ về lý do ra mắt cuốn sách “Bí mật học ngoại ngữ của tớ”, BTV Khánh Ly cho biết, sau khi xem những video mà Mina đăng tải, nhiều phụ huynh và các bạn nhỏ hỏi về cách học ngoại ngữ của Mina từ bé đến nay như thế nào và muốn được bé chia sẻ. Nhiều em bé hoặc ngay cả những người lớn tuổi cho biết, họ cũng thường xuyên vào kênh Youtube của Mina để xem Mina nói các ngôn ngữ, lấy động lực và cảm hứng học ngoại ngữ.
Cuốn sách là những tích luỹ dần và thực hành thực tế trong thời gian qua của bé Mina, được hai mẹ con tập trung hoàn thiện trong hơn 2 tháng. Mina đã tự tay vẽ tranh minh họa cho sách trong suốt 16 ngày.
 |
Cô bé Mina. |
Cuốn sách là những hình ảnh tự nhiên, sinh động, nội dung được làm dưới hình thức mẹ Khánh Ly phỏng vấn, Mina trả lời, để lời văn đáng yêu và gần gũi hơn với các bạn nhỏ.
Theo “bật mí” của Mina qua “Bí mật học ngoại ngữ của tớ”, các bố mẹ và các bạn nhỏ sẽ có thêm phương pháp tiếp cận, tìm kiếm và sử dụng các công cụ, các chương trình học ngôn ngữ sao cho hiệu quả. Vì nhiều bố mẹ và các bé than phiền rằng không biết tự cho con học ngoại ngữ như thế nào, hay việc cho con học ở trung tâm nhiều tháng nhưng không tiến bộ.
“Hai mẹ con mong sẽ làm được điều gì đó có ý nghĩa cho các bạn nhỏ bằng cách chia sẻ toàn bộ những cách thức học ngoại ngữ từ trước đến nay của Mina, trong đó có rất nhiều điều chưa từng được chia sẻ. Và mong rằng, việc học các ngôn ngữ trở nên dễ dàng và vui vẻ hơn đối với các bé, nhất là trong thời đại hội nhập hiện nay thì tiếng Anh là một ngôn ngữ không thể thiếu bên cạnh tiếng Việt. Ngoài ra, nếu làm ở nước ngoài hay công ty nước ngoài ở Việt Nam thì việc biết thêm các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh và tiếng Việt chắc chắn cũng là một lợi thế”- BTV Mùi Khánh Ly chia sẻ.
Tuy mới lên 7 tuổi, nhưng “hành trang” giải thưởng của Mina khiến nhiều bạn nhỏ và phụ huynh nể phục. Bé từng đoạt giải đặc biệt trong cuộc thi Spelling Bee, giải đặc biệt cuộc thi kể chuyện bằng tiếng Anh ở trường. Bé cũng là học sinh xuất sắc trong suốt các năm học.
Vừa qua, Mina còn đoạt giải nhì cuộc thi vẽ tranh cổ động phòng, chống dịch Covid-19. Trước đây, khi mới chỉ 3 tuổi Mina cũng gây xôn xao với clip chúc tết bằng 11 thứ tiếng.
6 tuổi, Mina đã có kênh Youtube bằng tiếng Anh của riêng mình. Qua những đoạn video clip được đăng tải, Mina đã khiến nhiều bà mẹ “phát sốt” vì tài năng và sự đáng yêu của cô bé.
Qua “Bí mật học ngoại ngữ của tớ”, cô bé 7 tuổi và mẹ hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho các bạn nhỏ để ngày càng có nhiều bạn tiếp cận được với ngoại ngữ một cách vui vẻ, đơn giản và hiệu quả hơn.
Lê An

Mẫu nhí 7 tuổi trình diễn trong đêm thời trang của NTK Phương Hồ
Vừa qua, trong đêm diễn của NTK Phương Hồ diễn ra tại TP.HCM, khán giả không khỏi sửng sốt trước màn catwalk của mẫu nhí 7 tuổi, Trần Quách Thiên Kim.
" alt=""/>Cô bé 7 tuổi biết 4 thứ tiếng sắp ra mắt sách 'Bí mật học ngoại ngữ của tớ'
“Liệu có làm nổi không?”Thoắt cái, đã 5 năm kể từ ngày Sun Group khánh thành tuyến cáp treo nối đất với trời, anh Trịnh Văn Hà, Đặng Ngọc Hồng và đồng đội mới trở lại Sa Pa.
 |
Cáp treo Fansipan “bay” qua thung lũng Mường Hoa |
“Mọi thứ đổi thay nhiều quá rồi”. Sa Pa giờ không còn heo hút như cái ngày anh kỹ sư trắc đạc Trịnh Văn Hà vác ba lô đằng đẵng 8-9 tiếng trên xe từ Hà Nội lên Fansipan. Những câu chuyện giữa hai gã trai từng ăn sương ngủ núi ngày nào cứ nối mạch tuôn trào trên cabin cáp treo - thứ mà họ từng không ngừng tự hỏi “liệu có thể làm nổi không và bao giờ mới xong?”.
“Ban đầu, ga đi cáp treo dự định xây ở Sín Chải. Nhưng ở đó, nếu chọn đặt ga đi thấp quá, khách sẽ không nhìn thấy được vẻ đẹp của thung lũng Mường Hoa. Còn nếu đặt ở vị trí cao, sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan hoang sơ. Vị trí ga đi hiện tại đủ cao để du khách ngắm thung lũng, đủ thấp để không phá vỡ cảnh quan quá đẹp của dãy Hoàng Liên” - chuyện chọn vị trí đặt ga đi, ga đến, và các trụ cáp treo, đến giờ anh Trịnh Văn Hà vẫn nhớ rõ lắm. Bởi các anh đã phải leo đủ 5 ngọn núi quanh đỉnh Fansipan vài lần trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
“Cái lán vẫn còn kìa. 700K/đêm đấy”- anh Đặng Ngọc Hồng, “đồng đội” với anh Hà, chỉ về cái lán lấp ló dưới tán rừng, nhắc lại ký ức về những ngày đầu leo Fansipan không kịp về lại thị trấn khi trời tối, người dân tộc tính phí ở lán một đêm còn hơn cả khách sạn 3 sao.
 |
Đoàn kỹ sư Sun Group đi khảo sát Fansipan năm 2013 |
Anh Đặng Ngọc Hồng hồi tưởng lại ngày đó, cứ sáng sáng, “đàn kiến người” (dân bản địa được thuê vác nguyên vật liệu lên núi xây các trụ điện- PV) lại cần mẫn vác nào xi măng, sắt thép... cứ dọc sống lưng núi mà leo lên để xây dựng đường điện 35kV.
Không có tuyến đường điện 35kV đó, không có cáp treo Fansipan bây giờ. Làm đường điện lên đỉnh cũng gian nan không kém làm cáp treo.
Hành trang mà anh Trịnh Văn Hà mang theo đến Fansipan là sự dày dặn từng trải của gã trai đã từng tham gia 2 tuyến cáp treo lập kỷ lục thế giới ở Bà Nà. Nhưng tất cả dường như không giúp được gì nhiều, có chăng, chỉ là chút kinh nghiệm đi rừng, mà rừng ở Fansipan khác xa rừng Bà Nà.
 |
Đá nguyên khối được vận chuyển lên đỉnh Fansipan bằng sức người |
Những ngày đầu đến Sa Pa, cảm giác háo hức nhanh chóng nhường chỗ cho sự ...hoài nghi. Cái rét thấu xương trên đỉnh như kim đâm xuyên vào da thịt. Buông điện thoại sau những cuộc gọi về nhà chóng vánh, anh tự hỏi: vì sao mình nhận lời sếp đến chốn rừng thiêng nước độc này chứ? Hay là, cùng lắm thì về quê?
Hỏi, để tự trả lời rằng: không được bỏ cuộc
Ba tháng trước giai đoạn 30/4/2015, mỗi ngày, anh Nguyễn Khắc Tưởng, đội trưởng đội bảo dưỡng cáp LCS, ký giấy cho cả nghìn người vào Vườn quốc gia Hoàng Liên để làm việc cho công ty cáp treo, cuối cùng chỉ khoảng 100 người có thể trụ lại.
Đến giờ, những đêm tuyết rơi dày đặc phải ngủ lại ở trụ T4 vẫn còn ám ảnh Tưởng. “Lúc nào cũng phải có một cái que bên cạnh, thỉnh thoảng lại phải bật dậy nhòm xem bạt đã trũng chưa để lấy gậy chọc cho tuyết rơi xuống, không thì lán sẽ sập”. Đặt lưng là ngủ ư? Giấc ngủ của những người leo rừng, trèo núi suốt ngày chưa khi nào dễ như mọi người nghĩ.
Những đêm mưa gió, hơn mười gã trai chui vô cái lán dựng thấp như lều gieo mạ ở quê, nửa ngồi, nửa nằm chờ trời s áng, thấp thỏm sợ lũ cuốn đi. Rắn, vắt, những bữa cơm nửa sống nửa chín, những ngày lũ chia cắt, lương thực không chuyển lên núi được, ăn mỳ tôm sống cầm hơi… Suốt cuộc đời này chẳng ai trong các anh có thể quên được Fansipan ngày đó.
 |
“Lều vịt” tránh mưa nắng của kỹ sư, công nhân xây dựng trên đỉnh Fansipan |
Sự khắc nghiệt của đỉnh cao 3143m là một phép thử với Sun Group và cả các chuyên gia nước ngoài. Sau rất nhiều khảo sát, kết quả đều cho thấy với một địa hình dốc đứng, cáp treo một dây sẽ không thể trụ nổi trước những cơn gió giật có thể lên tới cấp 12 ở Fansipan. Và phương án các chuyên gia cáp treo Doppelmayr đưa ra là cáp treo ba dây- công nghệ mà các kỹ sư Sun Group chưa bao giờ thử.
“So với cáp treo một dây, bên cạnh giá thành thi công tăng vọt, việc thực hiện phức tạp hơn rất rất nhiều lần. Cáp treo 3 dây đòi hỏi độ chính xác rất cao với dung sai cho phép chỉ 2,5mm - một yêu cầu vô cùng khó, cần rất nhiều thời gian để có được phương án thi công phù hợp”, kỹ sư Trịnh Văn Hà kể.
Và Sun Group chọn phương án ba dây. Đó là bởi vì sự an toàn của du khách. Trong điều kiện gió lớn, cáp 3 dây vẫn có thể vận hành êm ru. Và cũng là vì sự an toàn của rừng Hoàng Liên. Sử dụng công nghệ cáp 3 dây, số lượng trụ cáp sẽ ít hơn hẳn, và đây sẽ là giải pháp gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
“Giảm thiểu tối đa sự can thiệp vào môi trường khi đó là tiêu chí tiên quyết”, anh Đặng Ngọc Hồng khẳng định.
Quyết định bất chấp tốn kém, khó khăn. Lựa chọn làm thủ công để không ảnh hưởng đến môi trường. Sun Group đã đặt ra cho những kỹ sư của mình một bài toán khó, và khiến chính các chuyên gia của Doppelmayr cũng nghi ngờ.
 |
Chênh vênh thi công cáp treo Fansipan |
Ban đầu, lúc kéo cáp công vụ gần xong, nhà ga dịch vụ cơ bản mới xong phần móng. Chứng kiến hình ảnh công nhân Việt đào thủ công, các chuyên gia ngoại nhận định, phải mất 5 năm, công trình này mới nên hình hài.
Vậy mà, chỉ sau hơn 2 năm, cáp treo Fansipan đã khánh thành, trong vỡ òa sung sướng của những con người ăn gió, ngủ sương, biến mình thành “tarzan” nhiều tháng trời trong rừng. Giờ nhìn lại, họ vẫn tự hỏi, không hiểu sao ngày đó, mình có thể vượt qua. Nhưng có một điều chắc chắn mà các anh biết, đó là sự đùm bọc, yêu thương, là tình đồng đội trong gian khó đã tạo nên động lực để đội quân Fansipan ngày ấy chinh phục đại ngàn, làm nên một công trình để đời.
“Ngày qua ngày, những nỗi khiếp đảm đã trở thành điều bình thường. Yêu thương, đoàn kết, đùm bọc, sẻ chia từ miếng cơm, điếu thuốc, tấm áo ấm là những điều sau cùng đọng lại”, anh Trịnh Văn Hà bùi ngùi.
Cáp treo tới Ga đến. Trong số những vị khách chẳng rõ có ai kịp hiểu người Sun Group các anh đã kéo cáp bằng tay, lần theo đường rừng, chứ không phải kéo bằng trực thăng như các chuyên gia Doppelmayr vẫn làm.
Doãn Phong
" alt=""/>Hành trình kiến tạo cáp treo Fansipan