Sách được chia thành 15 chương, với những cái tít rất ‘gợi” như: Trân Châu Cảng trên không gian mạng; Bình minh Mặt trời, Mê cung Ánh trăng; Làm nghẽn, khai thác, thao túng, phá hủy; Chúng ta đang dò dẫm trong vùng tối…
Theo sự dẫn dắt tài tình của Fred Kaplan, người đọc sẽ được khám phá những góc khuất của cuộc chiến khốc liệt này để thấy rằng chiến trường trên không gian mạng đã mở rộng ra toàn cầu. Đến giữa nhiệm kỳ tổng thống của Obama, hơn 20 quốc gia đã thành lập các đơn vị chiến tranh mạng trong quân đội. Mỗi ngày lại xuất hiện những báo cáo mới về các cuộc tấn công mạng, xuất phát từ Trung Quốc, Nga, Iran, Syria, Triều Tiên và nhiều nước khác vào các hệ thống máy tính, không chỉ của Lầu Năm Góc và các nhà thầu của Bộ Quốc phòng, mà còn của các ngân hàng, công ty thương mại, nhà máy, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước – tất cả những thứ nối vào mạng máy tính.
Không gian mạng đã chính thức được coi là một “vùng” chiến sự, giống như trên không, trên bộ, trên biển, hay ngoài vũ trụ. Và do sự kết nối liền mạch của mạng toàn cầu, các gói thông tin, và Internet vạn vật, chiến tranh mạng sẽ không chỉ liên quan tới lục quân, hải quân, và không quân chắc chắn sẽ đụng đến cả nhân loại.
Có thể nói Vùng tốilà cuốn biên niên sử về chiến tranh mạng từ lúc khởi đầu cho đến nay và các nguy cơ ảnh hưởng đến tương lai. Tác giả đã mở ra cuộc phiêu lưu nghẹt thở theo các hành lang mật bên trong Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, các đơn vị mạng bí mật ở Lầu Năm Góc, góc tối trong lĩnh vực quân sự, những cuộc tranh luận an ninh quốc gia ở Nhà Trắng và hoạch định chính sách mà các sĩ quan kiêm nhà khoa học - những nhà quân sự ẩn sau màn hình máy tính - đã nghĩ ra để thiết kế hình thức tấn công lẫn phòng thủ trong thời đại mới - thời đại chiến tranh thông tin.
“Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phỏng vấn hơn một trăm người, những người từng một hoặc vài lần theo dõi email và các cuộc gọi điện thoại. Họ gồm từ thư ký nội các, tướng lĩnh và đô đốc (bao gồm 6 giám đốc NSA) đến chuyên gia kỹ thuật trong các cơ quan bí mật của bộ máy an ninh (không chỉ NSA), cũng như các sĩ quan, quan chức, phụ tá và nhà phân tích ở mọi cấp độ. Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện riêng tư”, Fred Kaplan tiết lộ.
Tác giả cho biết, đây là cuốn thứ ba trong loạt sách ông viết về sự tác động lẫn nhau của chính trị, ý tưởng và tính cách trong chiến tranh hiện đại. Cuốn đầu tiên, The Wizards of Armageddon(1983), nói về những nhà tư tưởng trí thức, những người phát minh ra chiến lược hạt nhân và biến các nguyên lý của nó thành chính sách. Tiếp đến là The Insurgents(2013) nói về các sĩ quan quân đội trí thức, những người làm sống lại học thuyết chống nổi dậy và cố gắng áp dụng nó vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Giờ đây, Vùng tốitheo chân những người thực hiện, các ý tưởng và công nghệ của những cuộc chiến tranh mạng đang rình rập...
" alt=""/>Vùng tối’: Cuốn biên niên sử về chiến tranh mạng từ khi khởi thủyChị Huyền kể, bố chị là con trai duy nhất trong nhà. Thương chồng phải gánh vác trọng trách nối dõi tông đường, mẹ chị - bà Hoàng Thị Thiết (SN 1957) luôn ước mong sinh được một người con trai.
Sinh đến người con thứ 5 vẫn là con gái, bố chị Huyền khuyên vợ “chốt quân số”. Thế nhưng, mẹ chị vẫn kiên trì sinh đến người con thứ 8.
“Bố tôi rất hiền lành. Trong ký ức của tôi, bố lúc nào cũng nhẹ nhàng, ân cần với vợ con. Nhà người ta, vợ không sinh được con trai thì chồng dễ hục hặc. Còn nhà tôi, tôi chưa từng thấy bố động tay động chân với mẹ một lần”, chị Huyền tâm sự.
Chị Huyền nghe mẹ kể lại, khi cưới nhau về, bố mẹ chị bắt đầu từ hai bàn tay trắng, cất căn nhà tạm để ở, có những bữa chỉ ăn cơm độn ngô, sắn. Sau này, bố chị làm nghề đào giếng thuê, kiêm các công việc lao động chân tay. Mẹ chị vừa làm ruộng, vừa kinh doanh buôn bán nhỏ.
Bố mẹ chị không bắt các con phải bươn chải, lam lũ theo. Yêu cầu duy nhất của bố mẹ chị là 8 người con ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành.
Thuở đó, chị Huyền là một trong bốn đứa trẻ trong làng học được lên cấp ba. Dù chị có lúc muốn nghỉ học đi làm, nhưng mẹ chị nhất quyết: “Học đến khi nào không thể học nữa thì thôi”.
Câu nói ấy đã trở thành động lực cho 8 chị em phấn đấu. Các chị em ngoài giờ học luôn bảo ban nhau giúp đỡ bố mẹ việc nhà, việc đồng áng. Chị lớn trông em nhỏ cứ thế cùng nhau lớn lên.
Bố chị mắc căn bệnh ung thư phổi và qua đời ở tuổi 54. Đó là nỗi mất mát đối với mẹ và 8 chị em chị Huyền.
Bố mất khi 6/8 người con chưa lập gia đình. Mẹ chị Huyền lam lũ sớm hôm kiếm tiền lo cho các con.
Nhìn mẹ vất vả, chị Huyền càng muốn phấn đấu học hành để sau này có cuộc sống an nhàn hơn. “Có một lần, tôi ra chợ thấy mẹ đầu tắt mặt tối bán hàng. Tôi nhìn sang tiệm thuốc bên cạnh, thấy cô dược sĩ chỉ cần ngồi đó, rồi người ta tự tìm đến mua thuốc.
Tôi bỗng nghĩ: ‘Sao lại có nghề nhàn nhã và được yêu quý như vậy’. Đó là lần đầu tiên tôi ước mơ trở thành dược sĩ”, chị Huyền tâm sự.
Chị Huyền từng học y dược ở cả Nghệ An, và Hà Nội, học từ trung cấp lên cao đẳng, đại học. Sau này khi có điều kiện, chị mở tiệm thuốc tại TP Vinh. Chị cũng dần hướng các em theo ngành nghề này, phần vì muốn các em có sự nghiệp ổn định, phần vì muốn cả gia đình hành nghề chữa bệnh, cứu người.
“Tôi và 5 người em cùng theo học ngành y, dược. Người em thứ 2, thứ 3 ban đầu học và làm nghề khác, nhưng sau đó cũng được chị em dẫn dắt theo học ngành y. Tôi khuyên các em cố gắng học lấy tấm bằng để có công việc ổn định. Hiện tại, trong 8 chị em có 1 em làm việc trong bệnh viện, 6 người mở quầy bán thuốc và một em đang theo học ngành dược”, chị Huyền chia sẻ.
Bảo ban nhau phụng dưỡng mẹ lúc tuổi già
8 chị em chị Huyền đều đã lập gia đình và sinh sống ở Nghệ An. Mẹ chị Huyền hiện có 16 người cháu ngoại, cháu lớn nhất đã 18 tuổi.
Người mẹ chịu thương, chịu khó là niềm tự hào của 8 chị em Huyền. Ở tuổi xế chiều, mẹ chị Huyền được các con chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo.
Mẹ chị Huyền đã bước sang tuổi 67, ở gần nhà con gái thứ 3 và thứ 6 tại xóm Tân Phú, xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Cách đây vài năm, mẹ chị bị bệnh phải mổ não, 8 con gái thay nhau kề cận, chăm sóc chu toàn.
Bố mất sớm, thương mẹ một mình vất vả nuôi con, chị em Huyền luôn chọn cho mẹ thuốc thang, dịch vụ tốt nhất. Hiện tại, sức khỏe của mẹ chị Huyền đã ổn định, tinh thần tỉnh táo, minh mẫn.
Mỗi dịp lễ Tết, giỗ chạp, 8 chị em Huyền đều bảo nhau sắp xếp chu đáo.
“Vào dịp Tết, chị em tôi thay phiên nhau, mỗi người một năm ở bên mẹ vào đêm giao thừa và mùng 1. Sang mùng 2, cả 8 gia đình tề tựu bên mẹ, để mẹ được hưởng không khí sum vầy”, chị Huyền chia sẻ.
Mỗi năm, chị em Huyền sẽ góp tiền và giao cho một người chịu trách nhiệm sắm Tết cho mẹ. Các chị em luôn cố gắng chung tay dọn dẹp, trang trí nhà cửa, sửa soạn mọi thứ từ những chi tiết nhỏ trong nhà cho mẹ, để mẹ cảm nhận được ngày Tết ấm cúng bên con cháu.
8 chị em yêu thương, đùm bọc nhau, 8 chàng rể của mẹ chị Huyền cũng rất đoàn kết. Khi về nhà vợ, ai nấy đều nhiệt tình, “có cơm thì ăn, có việc thì làm”. Thấy các con yêu thương, đoàn kết, nâng đỡ nhau, bà cũng yên tâm, an hưởng tuổi già.
Tôi và cô bạn chơi thân với nhau từ hồi học trung học. Một mùa hè, tôi tình cờ gặp và thầm yêu anh trai của bạn. Anh lớn hơn chúng tôi 3 tuổi, là sinh viên đại học ở thành phố, thường chỉ về nhà vào mùa hè. Từ lúc đó, tôi hay kiếm cớ đến nhà bạn học bài, để được gặp anh.
Hoàn cảnh của chúng tôi khác nhau rất xa. Bố mẹ anh làm kinh doanh, nhà đầy đủ vật chất. Trong khi bố tôi mất sớm, nhà còn mẹ, tôi và em gái. Mẹ tôi là người trông coi thư viện cho xã. Khó khăn lắm mẹ mới lo đủ tiền ăn học cho chị em tôi.
Tôi và cô bạn thân đỗ đại học, lên cùng thành phố với anh. Cô ấy ở cùng anh trai, còn tôi thuê trọ với một người bạn khác. Tôi tìm nơi trọ gần chỗ anh để được gặp anh nhiều hơn. Lấy cớ mới lên thành phố, còn nhiều bỡ ngỡ, chuyện gì tôi cũng hỏi anh và luôn được anh giúp đỡ nhiệt tình. Đi học về muộn, tôi cũng gọi anh tới đón. Lúc tôi thiếu tiền học, tôi cũng vay anh, rồi trả lại đầy đủ.
Người ta thường nói lửa gần rơm lâu ngày cũng bén quả không sai, ít nhất là với trường hợp của tôi. Tôi cảm thấy tình cảm của mình dành cho anh ngày một lớn, nên quyết định nói thật với anh. Thật không ngờ, anh nhận lời. Khỏi phải nói, tôi hạnh phúc thế nào.
Suốt thời gian yêu nhau, tôi đề nghị anh giấu kín gia đình và cả em gái anh. Ra trường được 1 năm, anh nói muốn đưa tôi về giới thiệu gia đình. Tôi đồng ý ngay lập tức. Trước ngày tôi về ra mắt gia đình anh, tôi đã nói bóng gió về chuyện này. Tôi không rõ cô bạn tôi biết nhưng cố tình làm ngơ hay thực sự không biết gì.
Nhưng khi tôi đến nhà với tư cách bạn gái của anh trai, cô bạn tỏ vẻ không thoải mái lắm. Bố anh đón chúng tôi với nụ cười tươi, còn mẹ cơm nước dưới bếp nên không nói chuyện nhiều. Từ lúc đến nhà cho đến khi về, tôi không phải làm việc gì, mặc dù đã ngỏ ý giúp đỡ.
Kể từ hôm đó, cô bạn thường xuyên làm những điều khiến tôi cảm thấy thử thách và khó chịu. Khi thì mượn tôi 20 triệu đồng nhưng mãi không trả. Khi nói với tôi rằng có một người đàn ông thích tôi, muốn tiến đến hẹn hò với tôi. Rồi có khi rủ tôi đi mua sắm nhưng người trả tiền là tôi.
Tôi không kể hết cho người yêu, vì tôi cho đó là những "thử thách" cô ấy dành cho tôi. Nhưng mọi chuyện thay đổi khi tôi nghe được cuộc nói chuyện giữa hai anh em.
Cô ấy cho rằng tôi không xứng với anh, chê nhà tôi nghèo và khẳng định lấy tôi, anh không có "tiền đồ" gì. Cô còn bịa đặt tôi đi lại với người đàn ông khác. Và nếu anh lấy tôi, cô sẽ không đến dự đám cưới, cũng coi như không có chị dâu.
Tôi bị sốc, chẳng lẽ từ trước đến nay cô ấy chơi với tôi chỉ vì lòng thương hại chứ không hề tôn trọng? Chê tôi như vậy, nhưng sao vẫn chơi với tôi suốt bao nhiêu năm? Câu nói anh không có "tiền đồ" khi lấy tôi làm vợ khiến tôi rất đau lòng.
Tôi những tưởng có được em gái chồng là bạn thân thì chuyện tình cảm sẽ tốt đẹp hơn, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.
Liệu tôi nên từ bỏ tình yêu của mình, hay tiếp tục bất chấp sự phản đối của em gái anh? Thực sự giờ đây, tôi không biết phải làm thế nào?
Độc giả giấu tên