
Tác phẩm “Thẳm sâu tâm hồn- 1”, kỹ thuật khắc gỗ của tác giả Praween Piangchoompoo (Thái Lan) đã đoạt giải nhất cuộc thi Tranh đồ hoạ các nước ASEAN - Việt Nam 2016.Lễ trao giải Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 2 –Việt Nam 2016 đã diễn ra chiều 14/12/2016, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Cuộc thi và triển lãm Tranh đồ họa ASEAN lần thứ 2 - Việt Nam 2016, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại các nước ASEAN và Đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam tổ chức. Đây là sự kiện nghệ thuật của nghệ sĩ các nước ASEAN, khẳng định sự cố gắng của Việt Nam trong việc duy trì tổ chức hoạt động nghệ thuật kết nối trong khu vực, nhằm gắn bó nghệ sĩ các nước ASEAN trong một cộng đồng văn hóa-xã hội gắn kết, phát triển.

Tác phẩm “Thẳm sâu tâm hồn- 1” của tác giả Praween Piangchoompoo (Thái Lan), Giải nhất cuộc thi

|
Tác phẩm khắc gỗ "Công trình cho con" của tác giả Nguyễn Khắc Hân (Việt Nam), giải Nhì cuộc thi. |
BTC cuộc thi đã nhận được 340 tác phẩm, của 198 tác giả trong 10 nước ASEAN gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam gửi tới tham dự. Hội đồng nghệ thuật đã chấm và trao 11 giải thưởng, gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc nhất.
Cùng với lễ trao giải, Triển lãm Tranh đồ họa ASEAN lần thứ 2 - Việt Nam 2016 được khai mạc chiều ngày 14/12, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm trưng bày 138 tác phẩm của 108 tác giả tham gia cuộc thi.
Với những phương pháp của nghệ thuật tranh in: in nổi, in lõm, in phẳng, in xuyên, in độc bản, in kỹ thuật số, in cảm quang kết hợp với kỹ thuật và chất liệu thể hiện khác nhau, các nghệ sĩ đã đem lại sự mới mẻ, thú vị cho từng tác phẩm, kích thích thị giác của người xem với những biểu đạt tinh tế do kỹ thuật in mang lại.
 |
Rất nhiều khác quốc tế tham quan triển lãm |
Triển lãm Tranh đồ họa ASEAN lần thứ 2 - Việt Nam 2016 diễn ra từ ngày 14 -22/12/2016.
T.Lê
" alt=""/>Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 2

Chương trình biểu diễn nghệ thuật ca, múa, nhạc, truyền thống do các nghệ sỹ Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam và Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tham gia trình diễn.
Được biết, ngoài chương trình biểu diễn Khai mạc diễn ra tại Thủ đô Moscow, đoàn còn biểu diễn phục vụ cộng đồng người Việt Nam tại Trung tâm Văn hóa - Thương mại Hà Nội - Moscow Insentra. Sau đó, đoàn sẽ biểu diễn tại Nhà hát Sarisynskayay Opera (TP Volgograd).
Tại buổi tổng duyệt Chương trình biểu diễn nghệ thuật ca, múa, nhạc truyền thống tại Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã đánh giá cao sự nỗ lực của các nghệ sĩ. Đồng thời cho rằng, đây là một chương trình tốt, được thực hiện bởi dàn nhạc có thương hiệu…

|
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện chỉ đạo nội dung tại buổi tổng duyệt chương trình. |
Giữ trọng trách Trưởng đoàn công tác"Những ngày Văn hóa Việt Nam tại nước Nga",Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã yêu cầu đạo diễn, nghệ sĩ cân nhắc để đưa vào những tiết mục đậm chất dân tộc Việt Nam để mang tới những “món ăn tinh thần” không chỉ cuốn hút cộng đồng khán giả Việt tại Nga mà cả những khán giả Nga mến khách.
Theo NSND Phạm Anh Phương, Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam- Tổng đạo diễn chương trình nghệ thuật chia sẻ, "Các điệu múa, bài hát, làn điệu âm nhạc của chương trình nghệ thuật đều phản ánh cuộc sống, con người Việt Nam từ xưa tới nay và có những đặc trưng, tinh tế và sự phong phú sắc màu văn hóa của nhiều vùng, miền trong cả nước"
Ngoài ra, tinh hoa văn hóa Việt được giới thiệu đến kiều bào Việt và công chúng Nga những tiết mục biểu diễn nhạc cụ dân tộc độc đáo như Nhị, đàn bầu, đàn Cây tre, đàn T’rưng… Đáng lưu ý, nhiều bản nhạc Nga nổi tiếng cũng được dàn nhạc dân tộc Việt Nam tấu lên những giai điệu đặc biệt với những cảm xúc mới lạ.
Với những giai điệu âm nhạc và các tiết mục múa mang đậm hơi thở cuộc sống, tôi hy vọng người xem sẽ cảm nhận được tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống cùng những khát vọng thanh bình và hạnh phúc của người dân đất Việt"..

|
Một trong những tiết mục trình diễn tại "Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Nga". |
NSND Anh Phương cũng "bật mí" một số tiết mục của chương trình như: tiết mục hát Văn: Thăng Long địa linh nhân liệt; độc tấu Nhị: Kể chuyện ngày mùa; hát Trống cơm; múa: Hồn Gió Việt; độc tấu đàn bầu: Vì miền nam; hòa tấu: Chiều Matxcova; Nước Nga tổ quốc tôi; hòa tấu: Kalinka…
Trước ngày lên đường sang Nga, NSND Anh Phương chia sẻ, đây đều là những tiết mục nghệ thuật có chất lượng cao, được các nghệ sỹ tập luyện cẩn thận.
"Chúng tôi hiểu rằng, Nga là đất nước có nền nghệ thuật rất phát triển, có trình độ thưởng thức nghệ thuật cao nên các tiết mục nghệ thuật của ta cũng được chúng tôi lựa chọn kỹ lưỡng, thể hiện được tinh hoa của nghệ thuật Việt Nam qua chiều dài lịch sử”- NSND Anh Phương cho hay.
Được biết, ngoài các chương trình biểu diễn chính thức tại Lễ khai mạc Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Moscow ngày 6/6 và chương trình biểu diễn nghệ thuật tại TP Volgograd ngày 9/6, đoàn nghệ thuật Việt Nam sẽ có buổi trình diễn nghệ thuật phục vụ Cộng đồng người Việt Nam tại Nga diễn ra ngày 7/6 tại Trung tâm Văn hóa - Thương mại Hà Nội - Moscow, Liên bang Nga.
Một triển lãm tranh lụa của các giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam cũng sẽ "xuất quân" lần này.
Chương trìnhNhững ngày Văn hóa Việt Nam tại Nga năm 2016 hy vọng sẽ giúp công chúng Nga hiểu sâu hơn về các nét giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga, đồng thời thúc đẩy quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Nga. Các chương trình này sẽ góp phần vào thành công của Năm Giao lưu Văn hóa ASEAN - Nga 2016 nhân kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Nga.
Thanh Liêm
" alt=""/>Đàn bầu, sáo trúc, nhị… 'đổ bộ' nước bạn Nga
Một ngày cách đây 20 năm, bà Zhu Shuibao ở Thượng Hải (Trung Quốc) đi chợ bán rau như thường lệ. Trên đường đi bán rau, bà nghe thấy tiếng khóc trẻ con.Đi về hướng có tiếng khóc, bà tìm thấy một đứa trẻ bị bỏ rơi giữa bãi cỏ. Em bé không có quần áo mặc, trông rất đáng thương.
Không muốn để một sinh mệnh nhỏ bé như vậy nằm bên đường, Zhu Shuibao đưa đứa trẻ về nhà mình để chăm sóc.
Sau khi trở về nhà, Zhu Shuibao đã tắm cho đứa bé nhiều lần, nhưng cơ thể bé vẫn rất đen. Bà cho rằng đứa trẻ đã mắc phải một căn bệnh lạ nào đó nên đưa đứa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Tuy nhiên, bác sĩ nói với bà rằng, đứa trẻ không hề bị bệnh. Đó đơn giản chỉ là màu da của một đứa trẻ lai.
Nghe tin đứa trẻ vẫn khỏe mạnh, Zhu Shuibao như trút được lo lắng. Bà thở phào nhẹ nhõm rồi ôm con về nhà.
 |
Cậu bé bị bỏ rơi ở ven đường 20 năm trước được bà Zhu cưu mang, dạy dỗ. |
Sự xuất hiện của đứa trẻ khiến cuộc sống gia đình bà có nhiều xáo trộn và khó khăn. Tuy nhiên, bà vẫn cố vượt qua, nuôi nấng và chăm sóc cho các con và đứa trẻ nhặt được.
Bà đặt tên cho đứa trẻ là Zhu Junlong.
Khi còn học tiểu học, Zhu Junlong thường bị bạn bè chế giễu. Mỗi lần như vậy, bà đều kiên nhẫn dạy dỗ và khiến cậu bé có được suy nghĩ tích cực nhất có thể.
Zhu Junlong cũng không phụ công bà Zhu, càng lớn, cậu càng hiểu chuyện và thông minh.
Sau đó, cậu thi đỗ đại học và trở thành một sinh viên suất sắc.
Bà Zhu cũng coi Junlong như con ruột. Khi chia tài sản cho các con, bà cũng dành cho Junlong một căn hộ nhỏ.
Năm 2018, người con trai cả nợ nần nên đã bán phần tài sản được thừa kế và bán luôn căn nhà mà bà Zhu đang ở.
Bà Zhu không còn nơi để về nhưng những người con khác không chịu đón bà đến sống cùng.
Thấy vậy, Junlong lập tức đưa bà đến căn hộ nhỏ của mình. Hàng ngày, ngoài thời gian học tập, cậu trò chuyện và chăm sóc cho bà Zhu.
Junlong nói, nếu không có bà Zhu thì không có cậu ngày hôm nay. Vì vậy, việc chăm sóc và phụng dưỡng bà là việc cậu nên làm.
 |
Zhu Jinlong nói, việc chăm sóc bà Zhu là trách nhiệm nhưng cũng là hạnh phúc mà cậu có được. |
Zhu Jinlong còn tiết lộ việc đã lên kế hoạch để sống và chăm sóc cho bà Zhu trong suốt phần đời còn lại.
“Tôi không đòi hỏi một cuộc sống xa hoa. Tôi chỉ cần bà được vui vẻ. Bây giờ, dù chỉ sống trong một căn phòng nhỏ nhưng vì có bà nên tôi cảm thấy rất hạnh phúc”, Zhu Jinlong nói.
Câu chuyện về cậu bé bị bỏ rơi năm nào trả ơn cho người cưu mang mình đã khiến nhiều người xúc động.
Đúng là, chữ hiếu không thể hiện ở đầu môi, cũng không phải chỉ có quan hệ huyết thống mới có thể duy trì được. Chữ hiếu thực sự là ở trong lòng mỗi người và trong hành động của mọi người.

Mẹ khóc nghẹn gặp con trai mất tích 18 năm trong hoàn cảnh trớ trêu
Suốt 18 năm mòn mỏi tìm con, đôi vợ chồng bất ngờ nhận được thông tin từ cảnh sát. Họ vượt hơn 2000km để đến gặp con nhưng đó là một cuộc gặp đầy nước mắt và xót xa.
" alt=""/>Cậu bé bị bỏ rơi bên đường 20 năm trước trả ơn cho người cưu mang mình