Trước đó, trao đổi với ICTnews, ông Trần Quang Hưng, Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã cho hay, trong năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng đáng kể các nguy cơ mất an toàn an ninh mạng.
Cụ thể, theo phân tích của ông Hưng, sự gia tăng các hoạt động trực tuyến dưới ảnh hưởng của Covid-19 như học trực tuyến, làm việc trực tuyến, thương mại điện tử đã tạo ra nhiều thách thức về an toàn an ninh mạng cho Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung.
Năm 2020, số lượng mã độc, website độc hại đều tăng đột biến so với các năm trước, thể hiện qua báo cáo do NCSC thống kê, cũng như trong báo cáo của nhiều tổ chức, hãng bảo mật quốc tế.
Bên cạnh đó, thời gian thế giới dồn lực để đối phó với Covid-19 cũng là cơ hội để nhiều nhóm tin tặc trên khắp thế giới hoạt động tích cực. Số lượng các lỗ hổng bảo mật bị phát hiện và khai thác trong năm 2020 cũng tăng đột biến, trong đó có hàng loạt lỗ hổng thuộc về các sản phẩm, phần mềm, ứng dụng đang được sử dụng rộng rãi.
Các nhóm tin tặc khác nhau đã lợi dụng những lỗ hổng bảo mật này để tiến hành hàng loạt chiến dịch tấn công mạng, đặc biệt là hình thức tấn công có chủ đích APT, mà nhiều cơ quan, tổ chức tại Việt Nam cũng trở thành nạn nhân.
“Tuy nhiên, thực tế do xác định được sớm vấn đề nên chúng ta đã có những bước chuẩn bị và thực thi hiệu quả hơn trong năm 2020 để giảm thiểu tối đa những nguy cơ trước khi gây ra thiệt hại” ông Hưng khẳng định.
Theo đại diện Trung tâm CNTT và Giám sát An ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ, qua hoạt động giám sát, đảm bảo an toàn thông tin cho 23 hệ thống mạng CNTT trọng yếu của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các hệ thống Chính phủ điện tử, Trung tâm An toàn thông tin mạng của Ban (VGISC – SOC) hằng năm đã ghi nhận, cảnh báo và phối hợp xử lý khoảng 1 triệu tấn công mạng.
Biểu đồ phân loại cảnh báo tấn công mạng vào các hệ thống CNTT trọng yếu (Nguồn: Trung tâm CNTT và Giám sát An ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ) |
Đáng chú ý, theo thống kê của VGISC - SOC, trong gần 1 triệu cảnh báo tấn công mạng vào các hệ thống CNTT trọng yếu năm 2020, hình thức tấn công qua khai thác lỗ hổng chiếm tới 87,19%. Tiếp đó là các hình thức tấn công: truy cập trái phép (8,37%), tấn công mã độc (2,94%), tấn công từ chối dịch vụ (0,05%)…
Giải pháp nào để đảm bảo an toàn trong kỷ nguyên số?
Bàn về giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong kỷ nguyên số, đại diện Trung tâm CNTT và Giám sát An ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ đưa ra khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt là những hệ thống CNTT trọng yếu cần nâng cao năng lực, đồng thời tăng cường phối hợp lực lượng chuyên trách về an toàn thông tin.
“Các cơ quan chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách thu hút nhân lực an toàn thông tin nhanh hơn nữa, để tạo tiềm lực có khả năng tiếp thu, phát triển khoa học công nghệ tiến tới làm chủ và xây dựng các giải pháp tiên tiến”, đại diện Trung tâm CNTT và Giám sát An ninh mạng nêu.
Về vấn đề này, đại diện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an cho rằng, để giải quyết những thách thức về an ninh mạng, đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung tay của các bộ, ban, ngành, địa phương và cả người dân, cùng sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với khu vực tư nhân.
![]() |
Các chuyên gia đều cho rằng để đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn hiện nay, cần có sự chung tay của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cả người dân. (Ảnh minh họa: Internet) |
Vị đại diện A05 cũng đề xuất, cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh mạng; tăng cường những biện pháp bảo mật dữ liệu, nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp bảo vệ an toàn, an ninh mạng phù hợp.
Tăng cường hợp tác công – tư, đặc biệt là các doanh nghiệp sở hữu và vận hành hạ tầng của CNTT, các nhà cung cấp dịch vụ công, cung cấp nội dung lên Internet, các nhà nghiên cứu và sản xuất những giải pháp bảo mật… nhằm huy động tiềm lực và sự hỗ trợ tích cực của các doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả công tác bảo mật dữ liệu và đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Cũng theo đại diện A05, cần nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực an ninh mạng, hình thành quan điểm, hành động, ý thức, trách nhiệm thống nhất trong ứng xử trên không gian mạng của mỗi tổ chức, cá nhân. Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong bảo đảm an ninh mạng; nhanh chóng xây dựng một môi trường mạng an toàn, rộng khắp.
Nói về đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số hiện nay, trao đổi với ICTnews, đại diện NCSC nhấn mạnh: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Chuyển đổi số giúp chúng ta vừa đi nhanh, vừa đi xa để nỗ lực trở thành một Việt Nam hùng cường. Nhưng để đi nhanh được, để đi xa được thì một yếu tố không thể thiếu là phải an toàn, bền vững.
“Lúc này niềm tin số trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Để điều này thật sự hiệu quả, đòi hỏi Chính phủ, doanh nghiệp và từng người dân cần cùng chung nhận thức về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng”, đại diện NCSC chia sẻ.
M.T
Đại diện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, Cục đã phát hiện nhiều đường dây, tổ chức, cá nhân đang có hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân trái phép.
" alt=""/>Hacker khai thác lỗ hổng tấn công hệ thống CNTT trọng yếu tại Việt NamĐặc biệt trường yêu cầu giảng viên không tự ý cung cấp thông tin cá nhân của người học. Không trù dập và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến với người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong nghiên cứu khoa học, học tập, rèn luyện của người học.
Bên cạnh đó, giảng viên không gây khó khăn, căng thẳng, áp lực, đòi hỏi hoặc gợi ý người học phải hối lộ, tặng quà, tố chức ăn uống, giúp đỡ giải quyết công việc vì mục đích vụ lợi cá nhân; hành xử đúng mực đạo đức nhà giáo khi tư vấn học tập, hướng dẫn thực hiện chuyên đề, khóa luận, luận án, luận văn, đề án…
Tình trạng giảng viên thiếu tôn trọng sinh viên xảy ra tại nhiều trường đại học trong thời gian qua. Cách đây chưa lâu Trường ĐH Quy Nhơn đã phải xin lỗi học sinh vì một nhân viên tuyển sinh của trường chỉ trích em "không biết nghĩ cho người khác".
Sự việc chỉ xuất phát từ một học sinh hỏi thông tin tuyển sinh, nhưng một tư vấn viên của fanpage đã phản hồi: “Em không nghĩ giờ này các thầy cô cần nghỉ ngơi à?”.
Dù em học sinh đã xin lỗi, thế nhưng tư vấn viên của fanpage tiếp tục phản hồi với thái độ thiếu nhã nhặn: “Em là học sinh trường chuyên mà không biết nghĩ đến người khác à?”.
Tư vấn viên này còn nói học sinh nghĩ kỹ trước khi đưa ra đánh giá về người khác, nhất là người lớn tuổi hơn em rất nhiều, em nhé. Cả tập thể thầy cô hơn chục người đang bị em quy kết không có lý do đấy. Nghĩ đơn giản như vầy nha. Khi em xin mẹ đi chơi, mẹ em lúc nào cũng phản ứng và trả lời giống nhau?
Vụ việc được đăng tải trên các trang mạng xã hội và nhận hàng nghìn phản hồi không mấy thiện cảm của độc giả. Hiện fanpage Tuyển sinh Đại học Quy Nhơn đã đăng tải lời xin lỗi tới học sinh.
“Nhóm tư vấn tuyển sinh thành thật xin lỗi vì những trả lời tư vấn chưa phù hợp mà một tư vấn viên của fanpage đã đưa ra trong quá trình phản hồi inbox. Nhóm hiểu rằng việc này đã gây ra sự bất an và phiền lòng cho các bạn học sinh. Một thành viên trong nhóm tuyển sinh xác nhận, nhà trường đã công khai lời xin lỗi với các bạn học sinh, đồng thời thời nghiêm khắc phê bình chuyên viên tư vấn. Sau sự việc này, trường sẽ hướng tới việc trao đổi một cách tốt nhất để hỗ trợ học sinh.
Lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng từng phải lên tiếng xin lỗi vì sự việc giảng viên đuổi sinh viên ra khỏi lớp học online đã gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng cho phụ huynh và sinh viên. Nhà trường đã tổ chức xem xét mức độ và xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật. Nhà trường cũng xin lỗi vì sự việc đáng tiếc xảy ra gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng cho phụ huynh, sinh viên. Một giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng đã từng phải xin lỗi sinh viên vì mắng sinh viên là "óc trâu"...
Nói về thầy cô trong văn hóa ứng xử của học sinh, sinh viên một chuyên gia giáo dục cho hay phải xem xét đến tính đa vai trò của họ. Ở trường học, nhất là các bậc tiểu học, THCS… thầy cô được ví như bậc cha mẹ nhưng là cha mẹ thứ hai của các em. Thầy cô phải là những người làm gương, những người hành động, ứng xử chừng mực, ứng xử đúng trước tiên. Học sinh theo đó mà học tập, hành xử phải phép theo thầy cô.
Trong công tác dạy dỗ học trò là vậy, ngay cả trong cuộc sống thầy cô cũng phải tự đặt cho mình những giới hạn, quy tắc để học trò luôn tự hào, luôn thực hiện theo. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận, ở một khía cạnh khác thầy cô lại đóng vai trò ngược lại là giám sát, định hướng học sinh. Muốn vậy thầy cô sẽ phải luôn theo dõi, cập nhật những xu hướng, những trào lưu trên các kênh khác nhau của đời sống.
Từ đó, có cơ sở giám sát cho chính xác, định hướng cho phù hợp, giúp học trò của mình luôn tạo được “vùng an toàn” trước những xu hướng văn hóa tiêu cực, không phù hợp. Vì vậy, nói thầy cô luôn ở vai trò đa nhiệm là không sai. Còn ở trường đại học, giảng viên là người hướng dẫn nhưng cũng có thể là cộng sự của sinh viên, vì vậy cần có thái độ tôn trọng, chừng mực khi ứng xử...
Thúy Nga và nhóm PV, BTV" alt=""/>Văn hoá ứng xử trong trường học, thầy cô ngày càng phải đóng vai trò đa nhiệm![]() |
Ex của người yêu cứ lăm le gọi điện, nhắn tin... làm sao đây? (Ảnh minh họa) |