“Chợ cỏ” trên facebook
Không khó để thấy nhộn nhịp của “chợ cỏ”. Trên mạng xã hội facebook hoặc từ công cụ tìm kiếm Google, gõ từ khóa “cỏ Mỹ”, lập tức xuất hiện hàng chục trang mạng chuyên bán “cỏ”.
![]() |
“Cỏ Mỹ” được chào bán công khai trên Facebook với những chỉ dẫn hết sức cụ thể. |
Trong vai người dùng, chúng tôi nhắn tin tới trang facebook có tên “Cỏ Mỹ Hà Nội” đặt vấn đề mua hàng, lập tức, nhận được phản hồi: “Cảm ơn bạn đã nhắn tin, chúng tôi chuyên bán sỉ - lẻ “cỏ Mỹ” tại Hà Nội, các khu vực Gia Lâm, Long Biên. Xin hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo số 0984.199.xxx”. Cuối tin nhắn, người này không quên báo giá.
Gọi đến số điện máy vừa được cung cấp, bên kia đầu dây là một giọng nam còn khá trẻ, cũng không tỏ ra đề phòng, rất nhiệt tình tư vấn về cách “chơi sao cho sướng” cũng như phương pháp giao dịch hiệu quả. Nếu mua lẻ, theo hướng dẫn, chúng tôi chỉ cần mua thẻ cào điện thoại, gửi mã số và cho biết địa chỉ là 15 phút sau có hàng. Nếu mua với số lượng lớn, địa điểm giao dịch sẽ là từ khu vực phố Sủi, huyện Gia Lâm lùi đến chân cầu Phù Đổng. Tiền trao cháo múc. Khi PV đặt nghi ngại bị tráo hàng, bên kia đầu dây vồn vã trấn an: “Chúng tôi đã bán được 2 năm cho rất nhiều khách hàng ở nội thành, rất uy tín, anh không cần lo lắng”.
![]() |
Nhìn ngoài đời, gói “cỏ Mỹ” này trông không khác nhiều gói thuốc lào. |
Tương tự, một trang web khác có tên “Cỏ Mỹ” với số liên lạc 01665.566.xxx cũng nhanh chóng “khớp lệnh” của PV trong vai khách hàng. Giá mua lẻ thì 200.000 đồng/3 điếu. Mua gói dạng sợi thì 600.000 đồng/8gr. Khu vực giao dịch là đường Trường Chinh còn nếu khách ở xa thì sẽ có người giao đến tận nơi. Thậm chí, chủ hàng còn khẳng định số lượng bao nhiêu cũng có cùng đảm bảo xanh rờn: Không “phê”, trả lại tiền. Thắc mắc vì sao giá lại cao hơn các địa chỉ bán hàng khác trên mạng, chủ hàng cho biết hàng thật, chất lượng cao thì giá cao. Thậm chí người này còn khuyến cáo trên thị trường hiện nay có nhiều loại, gọi tên “cỏ Mỹ” để lừa, thực chất là hàng nhập từ Trung Quốc, Lào với giá rất rẻ, dùng rất nguy hiểm, dễ bị sốc…
“Bập” vào, là không dứt ra được
Tôi đi gặp Bắc - cậu bạn cũ, để xác tín những gì vừa mắt thấy, tai nghe. Bắc năm nay 34 tuổi, gầy nhẳng, có thâm niên trong “nghề” hút sách... Bắc giải thích: “Nên hiểu thế này, “cỏ Mỹ” thực chất là một loại ma túy nguy hiểm, ở dạng sợi thái nhỏ và đóng gói như túi thuốc lào. Do quá trình tổng hợp, điều chế dễ dàng nên giá khá mềm, lại dễ sử dụng nên hiện tại khá được ưa chuộng. Vấn đề ở chỗ, nhiều người vẫn nghĩ “cỏ Mỹ” không gây nghiện, nhưng khi bập vào, không dứt ra được”. Theo lời Bắc, “cỏ Mỹ” trên thị trường hiện có nhiều loại với các tên gọi khác nhau. Bên ngoài những bao bì cũng có nhiều cái tên đa dạng. Nếu trước kia, khi chưa chính thức bị cấm, các trang mạng xã hội sẵn sàng cung cấp hình ảnh thật của cỏ Mỹ với đủ các loại hình ảnh màu mè thì giờ đã “kín đáo” hơn khi sử dụng chiêu ngụy trang bằng… các loại trà khác nhau có tên rất kêu như Fake weed, K2, Spice Sliver… Thậm chí, không ít các gói “cỏ Mỹ” còn được ngụy trang dưới dạng các gói… trà giảm cân. “Thực tế, việc ngụy trang “cỏ” dưới các gói trà giảm cân đang được khá nhiều đại lý áp dụng, bởi nếu nhìn bề ngoài, cỏ Mỹ tổng hợp khá giống một số loại trà giảm cân thông thường. Khách mới thì cứ lên mạng mà tìm. Còn không thì có những địa chỉ quen. Dễ như mua rau”, Bắc cho biết thêm.
![]() |
Để qua mắt cơ quan chức năng, “cỏ Mỹ” hiện đang được nhiều đại lý ngụy trang bằng những gói trà giảm cân. |
Kể với tôi về cái thứ cảm giác kỳ ảo “cỏ Mỹ” đem lại, Bắc cho biết, lần đầu dùng giấy OCB quấn “cỏ” ngay tại quán trà đá, cảm giác “cỏ” đem lại như say bia... Lần thứ hai, Bắc bắt đầu ngồi một mình mắng cái đầu gối: “Đứng im! Đừng có rung nữa”. Sau đó, Bắc ngồi lắng nghe tiếng... gió xem gió đang nói gì, cảm giác như có người thủ thỉ vào tai những điều khi tỉnh lại chẳng thể nhớ. Lần thứ ba, quên mất đường về nhà, thấy mọi con đường đều giống hệt nhau, Bắc nhớ đến gương mặt người thân đã quá cố và bật khóc ngon lành. Lần thứ tư, thứ năm, thì bắt đầu xuất hiện ảo giác, có lần, Bắc đã cầm bật lửa quyết tâm đốt cháy tóc thằng bạn ngồi đối diện. Nhiều lần sau đó, là chìm trong những cảm giác hư hư thực thực...
“Chợ cỏ” ngoài đời thực
Thông qua Bắc, tôi liên hệ với H - một đầu mối cung cấp “cỏ” có tiếng tại khu vực quận Hai Bà Trưng. Hàng của H, theo quảng cáo, là chuẩn và giá cả phải chăng. Không những thế, việc giao dịch với H cũng rất nhanh và thuận tiện bởi tay này bán hàng tại nhà riêng nằm sâu trong một con ngõ nhỏ trên phố Trần Khát Chân.
Sau khi liên lạc, có mặt tại con ngõ và đi đến số nhà đã được cung cấp vào lúc chập tối, theo quan sát của chúng tôi trước cửa nhà của H kê 3 chiếc ghế con. Ở đó, có 3 thanh niên đang ngồi công khai hút những điếu thuốc nhồi “cỏ” bên trong với mùi ngai ngái...
Thấy tôi đọc đúng “mật khẩu”, H sau phút giây đề phóng đã tỏ ra thoải mái hơn, quảng cáo: “Nhiều tiền thì cứ ca mà hút, 500.000 đồng gói 2gr, êm và say hơn. Còn không thì lấy “cỏ” cũng được”. Sau đó, H đưa cho tôi xem những gói nylon nhỏ trong suốt bằng cỡ 2 ngón tay, bên trong nhìn rõ những sợi “cỏ” nhỏ sậm màu cánh gián, ngắn và dầy hơn sợi thuốc lào một chút. Vờ như cần về xin ý kiến, tôi đánh bài “chuồn” trong câu gọi với theo của chủ nhà: “Mày cứ yên tâm, hàng anh chuẩn rồi, không ưng lần sau ra đây anh trả lại tiền”… Ngoài H, chúng tôi cũng được giới thiệu đến một nhân vật nữa tên K, địa điểm giao dịch là một quán game ở sát chân cầu Cống Mọc. Đến điểm hẹn, không cần chờ đợi quá lâu, một thanh niên chỉ khoảng 20 tuổi đã đến và chìa ra trước mặt chúng tôi gói “cỏ” loại 7,5gr đồng thời yêu cầu thanh toán.
Không chỉ nhộn nhịp tại khu vực nội thành, theo tìm hiểu của chúng tôi, cơn lốc “cỏ Mỹ” giờ đây cũng đã tràn cả về các vùng quê xa trung tâm, gây xáo trộn nếp sinh hoạt của một bộ phận giới trẻ nông thôn. Sau nhiều nỗ lực liên hệ, chúng tôi cũng được đồng ý cho xuất hiện tại một buổi giao dịch giữa hai đầu nậu tại khu vực ngã tư Vác (phố Vác, huyện Thanh Oai) vào lúc 23h30’ ngày cuối cùng của tháng 9. Do sự xuất hiện bất ngờ của vị khách không mời là tôi, nên lịch hẹn bị lùi lại mất gần 1h đồng hồ. Trong lúc chờ đợi, Mạnh - người đã đồng ý cho tôi theo, giải thích “cỏ” được chia làm 3 loại: Thường, Mỹ và Ca. Do điều kiện kinh tế, thanh niên nông thôn chủ yếu hút loại bình dân. Hơn 2 năm trong nghề, Mạnh chưa từng nhận được đơn hàng nào mua Ca. Cậu này cũng cho biết thêm: “Ở khu vực ngoại thành, “cỏ” chủ yếu được ở dạng điếu lẻ, mỗi điếu người bán lãi khoảng từ 50 - 150 nghìn đồng. Gọi là “cỏ Mỹ” cho oai chứ phần lớn chỉ toàn hàng Trung Quốc hoặc Lào. Bập vào món này, nghiện lúc nào không biết”. Sau khoảng 1h chờ đợi, một thanh niên dong dỏng cao được Mạnh giới thiệu là đại lý “cỏ” của toàn huyện Thanh Oai cũng xuất hiện. Sau khi đe nẹt Mạnh vài câu (vì sự xuất hiện của tôi), cuộc giao dịch diễn ra cũng rất chóng vánh. Mặc dù là số lượng được cho là khá lớn nhưng cũng không khác mua lẻ là bao nhiêu. Đưa tiền là lấy hàng, không cần hỏi han, kiểm tra.
Ở ngay thủ đô, đang có những lứa thanh niên vùi mình trong thứ “cỏ” độc hại, đánh đổi tương lai bằng phút giây bốc đồng. Việc mua bán thứ “cỏ Mỹ” này thì đang quá dễ dàng. Đây là một thực trạng đáng báo động, cần sự vào cuộc mạnh tay hơn nữa của các cơ quan chức năng.
Nguy hại khôn lường
Theo BSCK II Nguyễn Trung Quân (Bệnh viện Quân y 103), hoạt chất chính có trong “cỏ Mỹ” là XLR-11 hay còn gọi là 5-fluoro-UR-144. Chất này khi sử dụng gây hoang tưởng, dãn đồng tử, hoại não, mất trí và tạo ảo giác kích động mạnh, nguy hiểm hơn cả cần sa. Người sử dụng nhiều sẽ bị loạn thần, mất kiểm soát, suy kiệt sức khỏe và cần phải được đưa vào viện điều trị, cai nghiện. Trước những hiểm họa của “cỏ Mỹ” đối với cộng đồng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2015/NĐ-CP bổ sung “cỏ Mỹ” vào danh mục các chất ma túy và tiền chất. Theo nghị định này, hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép “cỏ Mỹ” sẽ xử lý hình sự như hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán cần sa.
(Theo Lao Động)
" alt=""/>“Cỏ Mỹ” mua bán công khai giữa Hà NộiTrứng do đàn vịt đẻ ra, một phần đem bán trứng tươi để ăn. Phần còn lại được đem đi ấp để trở thành trứng vịt lộn vì giá bán cao hơn. Tuỳ mùa, những quả trứng vịt lộn sẽ được chọn lựa tiếp, đem ấp nở thành vịt con để bán làm giống thì được giá hơn nữa.
Hồi tôi tám tuổi, chưa có lồng ấp trứng tự động như bây giờ. Trứng được ấp thủ công trong "pho" (ổ), được đắp bằng chăn bông hoặc chăn giấy tuỳ mùa để duy trì nhiệt độ khoảng 37,5 độ C. Khi người lớn đem trứng "lên Hà Nội" để bán, trẻ con ở nhà sẽ đảo trứng.
Việc cũng không có gì nhiều, hai tiếng một lần chạy vào, nhặt quả trứng áp lên da ở mắt, nếu thấy âm ấm là ổn, thấy lạnh thì đắp thêm chăn mà nóng quá thì gỡ bớt chăn ra. Rồi đảo trứng ở rìa ngoài đưa vào phía bên trong, chuyển trứng ở phía trong ra ngoài để cho nhiệt độ được đồng đều khắp "pho" trứng.
Ngày thứ 24 sau khi trứng được ấp, vỏ trứng xuất hiện những vết rạn. Ngày 25, những cái mỏ mổ xuyên qua lớp vỏ ló ra ngoài, lắng tai nghe kỹ sẽ thấy tiếng lách tách. Ngày 26, lác đác có những chú vịt khoẻ, đạp bung được lớp vỏ ra ngoài thành vịt.
Tôi rất thích quan sát quá trình vịt nở, rồi đi nhặt vỏ để một nơi, nhặt vịt xếp vào rổ. Đến ngày thứ 27, 28 là trứng nở rộ nhất. "Pho" trứng vơi dần, rổ vịt đầy rất mau. Sau ngày này, "pho" chỉ còn sót một ít trứng không thể nở ra thành vịt, gọi là trứng răm, được bán rất rẻ.
Trứng răm có hai loại. Một loại bị chết hẳn trong quá trình ấp do quá nóng hay lạnh hoặc nguyên nhân khác. Loại còn lại, con vịt mổ được vỏ, thò cái mỏ ra ngoài, vẫn nghe tiếng chiêm chiếp, nhưng không đủ sức tách hẳn vỏ để ra ngoài thành vịt.
Nhiều lần, vừa thương vừa tò mò, tôi cố hỗ trợ chúng bằng cách tách hộ lớp vỏ ra. Những con vịt được tách vỏ như vậy thường chết rất mau. Lớp vỏ trứng giống như bài kiểm tra đầu đời của lũ vịt mà người ngoài không can thiệp được.
Trứng vịt lộn nếu bị đập vỡ từ bên ngoài bằng ngoại lực chỉ làm thức ăn. Chỉ có nội lực mổ vỡ lớp vỏ từ phía trong thì mới có một vịt con ra đời.
Những quả trứng làm tôi nghĩ về giáo dục trẻ. Khi thấy con gặp khó một chút, nhiều bố mẹ đã sốt sắng nhảy vào can thiệp giúp con. Khi còn bé, trẻ con chơi bị vấp, người lớn đã vội chạy lại đỡ con rồi "đánh chừa" cục đá, con rửa mặt không sạch cũng rửa hộ con luôn. Con không làm được bài, bố mẹ thuê gia sư về "phụ đạo" - thực ra là làm bài tập giúp. Người bạn học cấp hai cùng tôi thi trượt vào chuyên cấp ba cũng được bố mẹ nhờ các mối quan hệ để đưa con vào.
Lớn hơn, con ra trường chưa có việc làm, bố mẹ nhanh chóng chạy việc giúp. Con được vào công ty nhỏ, bố mẹ lại chạy chọt xin vào công ty lớn hơn. Rồi cả đến khi lập gia đình, có những bố mẹ vẫn tiếp tục chạy theo lo hộ con như mua nhà, sắm xe, quyết định hộ luôn việc quan trọng.
Tôi nghĩ, cũng có thể do những bố mẹ ấy từng phải bươn chải để vượt qua những ngày khó khăn trong quá khứ nên luôn có nỗi sợ mơ hồ là con mình thua thiệt. Vì thế, theo bản năng, họ luôn chạy theo "tách vỏ" hộ con. Có một thế hệ "cha mẹ trực thăng" ở Trung Quốc, lúc nào cũng bay vè vè trên đầu hộ tống con. Đến khi bố mẹ già, con vẫn chỉ là đứa trẻ nhiều năm.
Tôi cũng đã chứng kiến nhiều người vì chiều lòng cha mẹ mà thi vào chỗ này, chỗ kia, hy sinh sở thích để "vào nhà nước cho ổn định". Và rồi suốt đời, những con vịt bị bóc vỏ hộ ấy vẫn luôn cảm thấy có gì đó thiếu thốn, luôn tìm kiếm một chiếc vỏ để chui trở vào vì không chịu được áp lực cuộc đời.
Làm sao để trẻ được phát triển theo đúng sức của mình? Sức con học trường thường thì đừng bắt con học trường chuyên. Sức con chỉ làm nhân viên bình thường đừng cố nhấc lên trưởng phòng, giám đốc. Chúng ta có thể theo dõi con trong thận trọng, nhưng không cần hoảng loạn. Bố mẹ chỉ quan sát từ xa, khi thật cần thiết mới chỉ dẫn thêm để chúng tự làm. Như quá trình ấp trứng vịt, người bên ngoài có thể hỗ trợ đảm bảo nhiệt độ bằng cách thêm, bớt chăn, đảo trứng cho đều, nhẫn nại chờ bọn vịt chui ra để đưa chúng về đàn. Còn chiếc vỏ cứng cuộc đời, ta vẫn phải để tự vịt con dùng mỏ mổ và chân của mình đạp vỡ chui ra.
Khi gia nhập Google, tôi thấy công ty có chế độ phúc lợi dành cho nhân viên có cái tên khá lạ tai là ReThink. Chương trình nhằm hỗ trợ các bố mẹ chăm sóc con khác biệt trong cách học, họ sử dụng cụm từ "sự khác biệt trong cách học" (learning differences) thay cho các từ mang nghĩa kém tích cực như "trẻ chậm phát triển" "trẻ tự kỷ", "chậm phát triển".
Mọi đứa trẻ đều bình thường, chỉ có cách chúng học và tương tác với thế giới này khác nhau.
Có lần, tôi lấy những quả trứng chưa nở nhưng còn hơi ấm đem đi ấp thêm "một cách đặc biệt". Với chút may mắn, thêm vài chú vịt con bước ra, chiêm chiếp. Nếu ta đừng vội tách vỏ hộ để vịt có thể chết mà chỉ kiên nhẫn đợi và hỗ trợ khi rất cần, những vịt con dù nở muộn và hơi còi vẫn trở thành cá thể đặc biệt cho đời.
Lê Văn Thành
'Con nhà người ta'
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>‘Tách vỏ’ hộ con