Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều cặp đôi trẻ muốn sống chung với nhau hơn là kết hôn. Quan điểm của xã hội về hôn nhân cũng đã thay đổi. Đa số người Mỹ hiện nay tin rằng việc một cặp vợ chồng sống chung với nhau mà không có kế hoạch cưới xin là điều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với những mối quan hệ như vậy, đặc biệt là những người thế hệ trước.
![]() |
Nhiều cặp đôi phải đối mặt với câu hỏi: "Bao giờ thì cưới?" (Ảnh: Paola Saliby) |
Katherine Herlein là một nhà trị liệu các mối quan hệ và giáo sư tại chương trình trị liệu tâm lý vợ chồng và gia đình tại Đại học Nevada ở Las Vegas. Cô cho rằng: "Khi một cặp đôi quyết định không kết hôn và gia đình thì lại cho rằng họ bắt buộc phải cưới, điều này có thể dẫn tới những lời đàm tiếu và bè phái trong gia đình, thậm chí chia rẽ cả các cặp đôi".
Nếu bạn đã từng thấy bản thân bối rối, lo lắng khi đối diện với câu hỏi này, đây là những cách bạn có thể khéo léo trả lời mà không gây ra bất đồng giữa hai bên.
Quyết định bạn sẽ chia sẻ bao nhiêu thông tin và với ai
Herleintin rằng một trong những lí do mọi người hay hỏi về việc cưới xin chính là họ muốn tìm kiếm cách để thể hiện bản thân. Những cặp đôi cần giao tiếp với nhau về những quy tắc chung và trao đổi trước những điều mà họ muốn tiết lộ với người khác.
Nên để cho người có mối quan hệ với thành viên gia đình đặt câu hỏi chủ động trả lời, trong khi người còn lại sẽ trợ giúp. Điều này giúp giảm thiểu khả năng gia đình sẽ đổ lỗi cho người còn lại.
Melanie Cote (43 tuổi) và Jamie (45 tuổi) là một cặp đôi ở Canada. Giữa hai người đã có một đứa con 4 tuổi nhưng họ chưa hề cưới nhau. Đây là một quyết định mà gia đình cô không hoàn toàn ủng hộ. Trước mỗi buổi gặp mặt gia đình, cặp đôi đều lên kế hoạch để xử trí những câu hỏi về vấn đề kết hôn.
Melanie bộc bạch: "Chúng tôi đều đảm bảo rằng cả hai người nên nói rằng chúng tôi quan tâm tới nhau, chúng tôi có con và chúng tôi đã ở bên nhau được tám năm. Tôi và Jamie luôn trả lời với thái độ tôn trọng và không có ý định thách thức quan điểm của bất cứ ai".
Đừng đối phó một mình
Một số thành viên gia đình có thể sử dụng chiến thuật "chia để trị" để tra hỏi bạn với câu hỏi này. Chuyên gia Katherine Hertlein cho rằng nên tạm ngừng những cuộc trò chuyện đó cho tới khi người yêu bạn xuất hiện. Bạn có thể nói: "Chúng con đã từng bàn luận về chuyện cưới xin. Nếu bác muốn nói về việc này, hãy để con gọi bạn trai/bạn gái".
Maria Afentakis (41 tuổi, London) đã yêu Timothy (43 tuổi, London) được năm năm. Cô của Maria luôn chờ mỗi khi bạn trai của cô rời đi để hỏi về việc kết hôn mặc dù Afentakis đã nhiều lần nhấn mạnh cặp đôi không có kế hoạch cưới. Mỗi khi việc này xảy ra, cô luôn trì hoãn cuộc trò chuyện tới khi bạn trai quay trở lại.
"Thật may mắn khi anh ấy luôn ủng hộ tôi và có kĩ năng giao tiếp tuyệt vời. Do đó, Timothy luôn biết cách điều hướng cuộc thảo luận và chuyển sang câu hỏi khác", Maris cho biết.
Tránh tập trung vào một khoảng thời gian cụ thể
Nếu bạn có dự định kết hôn trong tương lai, bạn nên tránh thảo luận về thời gian bạn muốn cưới với bất cứ thành viên nào trong gia đình. Họ sẽ tập trung tìm ra những cách để giúp bạn thúc đẩy tiến độ thay vì để hai bạn tự quyết. Thay vào đó, hai bạn chỉ nên chia sẻ rằng mình thường xuyên trao đổi về vấn đề này.
![]() |
Không nên chia sẻ chi tiết bao giờ hai bạn sẽ cưới. |
Irana Firstein, một nhà trị liệu ở Manhattan, đưa ra lời khuyên: "Bạn nên thể hiện rằng bạn hiểu sự quan tâm và lo lắng nhưng cũng cho họ biết những câu hỏi này đang khiến cả hai không thoải mái. Chỉ cần nói rằng khi có ngày cưới, họ sẽ là người đầu tiên biết".
Eric Hutchison (29 tuổi) từng không có ý định cưới cho tới khi gặp hôn phu của mình, Rebecca Anderson (33 tuổi) ở Seattle. Sáu tháng bước vào mối quan hệ, Eric đã choáng ngợp với hàng loạt câu hỏi từ họ hàng về việc cưới xin.
Anh biết rằng những câu hỏi khiến cả hai người khó chịu vì không thể đưa ra câu trả lời cụ thể: "Càng bị hỏi thì cô ấy càng áp lực và tôi có thể thấy điều đó. Chúng tôi đã nói chuyện vài lần về chuyện kết hôn và tôi biết điều đó rất có ý nghĩa với Rebecca". Cuối cùng, cả hai quyết định nói rằng họ chưa có ngày cụ thể. Sau bốn năm hẹn hò, Eric cầu hôn người yêu mình. Anh cho biết mình rất hạnh phúc khi đó là quyết định tự mình đưa ra chứ không phải vì áp lực gia đình.
Cùng nhau chấp nhận sự phiền toái
Thông thường, gia đình sẽ "buông tha" bạn với câu hỏi này nếu thấy hai bạn đã có ngày cưới định sẵn hoặc có lẽ họ thấy mối quan hệ của bạn có nhiều điều hơn kết hôn. Trong lúc đó, hãy coi những câu hỏi này như một cách giúp tình cảm hai bạn thêm vững chắc.
"Nếu bạn và người yêu cảm thấy như mình đang hỗ trợ lẫn nhau, bạn cùng đưa ra cùng một thông điệp, bền chặt như một cặp đôi và đặt ra ranh giới, điều đó sẽ đem tới trải nghiệm gắn kết tới cho hai bạn", nhà trị liệu Hertlein phát biểu.
Hiện tại, Melanie cảm thấy mình và bạn trai gắn bó hơn bao giờ hết. Cô nói thêm: "Ngay từ đầu mối quan hệ, chúng tôi đã có những ý định của riêng mình. Tôi và Jamie luôn thể hiện cả hai đều đồng lòng và cùng quan điểm với nhau".
Theo The New York Times/ Dân Trí
Học nấu những món ăn truyền thống, dành thời gian cho người thân trong nhà, chụp một bộ ảnh kỷ niệm, sáng tác nhạc... là những dự định của các bạn trẻ Việt Nam trong dịp Tết Tân Sửu 2021.
" alt=""/>Chuyên gia chỉ cách khéo léo trả lời câu hỏi 'Bao giờ kết hôn?'Trong kế hoạch của mình, hãng thép này sẽ cắt giảm khoảng 5.000 lao động đến hết năm 2030, bằng cách giảm sản xuất và sắp xếp lại bộ máy hành chính. 6.000 nhân sự nữa sẽ chuyển sang làm việc cho nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài, hoặc bị cắt giảm thông qua bán các bộ phận kinh doanh.
"Dư thừa sản xuất trên toàn cầu ngày càng lớn. Sự gia tăng hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ châu Á, gây áp lực đáng kể lên khả năng cạnh tranh. Hãng cũng cần áp dụng các biện pháp để cải thiện năng suất, hiệu quả hoạt động", hãng cho biết trong thông báo.
Biết vậy, nhưng cũng chẳng ai hơi đâu lên án hay trách cứ chị em nếu họ có "đàn bà tính". Vai trò, thiên chức, trách nhiệm phải tổ chức, cất đặt từng li từng tí, tỉ mẩn vun vén cho tổ ấm mặc định họ được quyền như vậy. Thành thử, một khi các ông phạm phải "vùng" tính cách ấy, nhiều hay ít đều không tránh khỏi cái bĩu môi ngán ngẩm, chê bai... tầm thường.
Mình em làm vợ được rồi!
"Trăm bữa cơm như một, nếu không chê món này, chồng cũng bảo món kia phải chế biến "vầy nè, vầy nè" mới ngon. Đàn ông sao lại quá quan tâm đến chuyện ăn uống. Cái tính hay chê của chồng khiến tôi phiền lắm. Đơn cử, một bữa nghe anh quát con: "Nó bẩn thỉu, con không được chơi với nó". Hỏi, anh bảo con bé hàng xóm sang chơi, nhìn nó mũi dãi lòng thòng, đi chân đất dơ dáy nên không muốn con làm bạn. Tôi hỏi anh, vậy phải cho con chơi với người nào? Anh cao giọng: "Ít nhất phải người dạy cho con điều hay. Mình đã trầy trật chỉ bảo, con mới có thói quen mang dép, biết hỉ mũi, giữ quần áo sạch thì không thể để con chơi với bạn vệ sinh kém".
Chưa hết, anh còn cực kỳ... nhiều chuyện. Có lần, anh đưa con ra ngõ chơi, lát sau quay vào, bảo: "Bà Tám ve chai, quanh năm lam lũ, vất vả, người gầy đét; hôm nay đi ăn cưới mặc cái váy sang trọng vẫn chẳng "cứu vớt" được; còn trông lạc điệu, kỳ kỳ sao đó". Tôi chỉ biết... há mồm.
Cạnh nhà tôi là gia đình anh Thẩm sửa xe. Một trưa đang ngủ, chồng bị đánh thức bởi tiếng ồn. Bực mình, anh chạy sang mắng vốn, sau đó mang chuyện mách lên tổ dân phố. Vậy là hai nhà không ngó nhau. Tôi biết chồng quá đáng, muốn anh sang giảng hòa nhưng anh nhất định "tội gì phải hạ mình". "Chiến tranh lạnh" kéo dài đã nửa năm, chưa biết bao giờ chấm dứt.
Người ngoài anh đã vậy, tôi thì khỏi nói. Quần áo vừa giặt xong, nếu không mang đi phơi liền bị anh nhăn nhó "để lâu nhàu đồ hết"; tôi quét nhà xong, thể nào anh cũng... quét lại. Bi kịch nhất, thi thoảng tôi dắt xe, anh sẽ... dòm dòm xem liệu bánh xe có giẫm lên đôi dép? Đàn bà quá phải không? Ngán ngẩm! Bao lần tôi nửa đùa nửa thật "ở nhà này, mình em làm vợ là được rồi"; nhưng tình hình vẫn chẳng khá hơn" - chị Ngọc Oanh, H.Củ Chi nói một hơi.
Bần hơn đàn bà!
"Còn tôi, hiện tại ý nghĩ muốn thoát khỏi ông chồng "bần hơn đàn bà" cứ lởn vởn trong đầu. Cuộc sống gia đình không đến nỗi, nhưng cách anh ứng xử với đồng tiền khiến tôi nghẹt thở.
Chồng tôi thích đi chợ, nấu ăn. Phải chăng, thường phải chi tiêu từng chút một biến anh thành kẻ chi li, tính toán đến bần tiện? Có lần anh sai con: "Ra bà Liên mua cho ba nửa ký cà chua, phải là bà Liên nha". Khổ nỗi, cà chua thì mua đâu chẳng được; thằng nhỏ vừa về, anh lôi mấy quả cà ra càm ràm: "Con không nghe lời ba phải không?". Anh bảo, cà chua bà Liên ngon nhất chợ, trái mọng, vừa chín tới. Xong anh tuyên bố: "Chợ Cầu Mé này anh lạ gì ai, người nào bán gì ngon anh nắm hết. Cũng chẳng ai lạ gì anh mà dám bán thứ tệ hại". Chồng lạ gì ai thì tôi không biết, riêng khoản "ai lạ gì anh" thì tôi đã... mục sở thị.
Hôm đó nhà có tiệc, cùng nhau đi chợ, thấy anh hùng hổ ngã giá mà tôi ái ngại vô cùng. "Cũng là dưa leo, sao hàng kia bán rẻ hơn của chị 500 đồng, bớt đi rồi tôi mua" - anh kỳ kèo. Người bán đáp: "Tôi biết tính anh mà, hàng tuyển anh mới ưng; bên đó rẻ nhưng anh vẫn bỏ sang tôi đó thôi". Hay, mỗi lần có người đến giao nước, thu tiền điện, tiền rác... nếu đưa dư tiền, anh sẵn lòng chờ thối, dù chỉ một ngàn đồng; ai quên, anh níu tay vặn hỏi, quy kết họ... gian.
Riêng tôi, thi thoảng mua sắm vài thứ cho mình, như bộ váy dành ăn cưới mới đây, là gặp ngay cái nhíu mày khó chịu: "Sắp tới phải bóp miệng, bóp bụng may ra đủ ăn". "Cơn nghẹt thở" khiến tôi tức nước, vỡ bờ, có ý nghĩ muốn thoát khỏi anh, thoát khỏi tính bần tiện này. Cậu em vào công tác, vợ chồng tôi đến khách sạn thăm em. Tại đó, tôi "lạt miệng", mở bịch snack của khách sạn ra ăn, anh thấy vậy, nhăn mặt: "Coi giá đi, của khách sạn mà". Tôi chưa hết bẽ mặt thì bị nghe phán tiếp: "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng là tính luôn những trường hợp như vậy đấy!". Không còn khả năng chịu đựng, tôi xin phép ra ngoài rồi đón taxi về" - chị Bích Vân, Q.Tân Phú kết thúc bài ca thán chồng trong tiếng thở dài.
Sao mới đáng mặt đàn ông?
Các ông chồng có hiểu cho nỗi chán nản chất chứa của các bà? Ai sống nổi nếu các ông "đàn bà tính" quá mức? Họa hoằn lắm, chị em chỉ có thể khép hờ mắt cho qua; hoặc tập thích nghi, sống chung với lũ. Nhưng, kiểu gì thì cuộc chung sống cũng dẫn đến bi kịch bởi những tính cách ấy như "vòng kim cô" trên đầu mỗi ngày một siết chặt; khi mà nó diễn ra hàng ngày, va chạm trong mọi sinh hoạt.
Tuy vậy, nói đi cũng phải nói lại, thời cuộc đã khiến chồng vợ ít nhiều "đổi vai" nhau. Đàn ông đi chợ, ngã giá hay giữ sổ thu chi là chuyện bình thường; nhất là khi xu hướng mới đòi hỏi người đàn ông hiện đại vừa có chỗ đứng trong xã hội mà vẫn chu đáo, biết lo toan, chăm sóc, thu vén cho gia đình. Nhiều ông còn cảm thấy hạnh phúc bởi được thể hiện tình thương yêu vợ con, ở sự lo toan vụn vặt, chi tiết, biết tiết kiệm, dành dụm từng đồng. Tội gì không để họ hạnh phúc? Lẽ đó, phụ nữ, nên chăng bớt bận tâm, xét nét đến những tiểu tiết của chồng - bởi sự xét nét đó cũng một cách tự thân chị em gián tiếp phô bày "đàn bà tính".
Sau cùng, chẳng ông nào muốn mang những đặc tính mà "phe kia" còn muốn chối bỏ. Hai bên phải hiểu rằng, mọi sự đều có ngưỡng; mà, vợ chồng bao giờ chẳng canh lề, giữ lối cho nhau. Dưới đôi mắt tỉ mẩn, nhạy cảm có sẵn, các bà hãy là người góp ý, khuyên nhắc, động viên chồng trở về đúng vị thế, tư cách nếu thấy ông sa đà. Ngược lại, các ông tự kiểm kê, rà soát, xem ngó chính mình sao cho không chệch ray... tay đàn ông chính hiệu! Đừng để "đàn bà tính" - chẳng riêng gì các ông - ở thế không cứu chữa được, ngôi nhà như có hai bà vợ; sớm muộn cũng mất vui.
(Theo Phunuonline)
" alt=""/>Chồng... đàn bà