PGS. TS Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, chương trình năm nay tiếp tục cho thấy, những sáng kiến tưởng như đơn giản, gần gũi nhưng nếu được nhân rộng, chia sẻ sẽ mang lại hiệu quả to lớn, mang lại cho cộng đồng không chỉ giá trị về vật chất mà còn là giá trị về tinh thần. Sự hưởng ứng tham gia của đông đảo cộng đồng và tính ứng dụng cao của mỗi sáng kiến chắc chắn sẽ tiếp tục khơi gợi, khuyến khích thêm nhiều tập thể, cá nhân dấn thân suy nghĩ, tìm tòi để có sáng kiến cho bản thân và cộng đồng.
![]() |
Về phía đơn vị đồng hành - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Trịnh Mai Phương - Trưởng Ban Truyền thông Tập đoàn cũng chia sẻ, EVN luôn luôn quan tâm và dành nguồn lực thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng. Đồng tổ chức cuộc thi này, EVN mong muốn tìm ra những sáng kiến xuất sắc, những ý tưởng sáng tạo, thiết thực cho cộng đồng. Ngay sau khi chương trình được phát động, EVN đã khuyến khích các tập thể và cá nhân có sáng kiến cũng như các CBNV tích cực tham gia cuộc thi.
Trong cuộc thi này, sáng kiến “Nghiên cứu xây dựng hệ thống tự động lưới điện phân phối thông minh TP Đà Nẵng” của nhóm tác giả Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng đã xuất sắc là một trong 2 sáng kiến đạt giải Nhất.
![]() |
Tại lễ trao giải, thay mặt cho nhóm tác giả đạt giải Nhất, anh Lê Văn Phú chia sẻ, mục tiêu chính của sáng kiến là nhằm nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện phân phối theo lộ trình xây dựng lưới điện thông minh TP Đà Nẵng. Trước thời điểm chưa ứng dụng sáng kiến này, khi có sự cố trên lưới điện, khách hàng thường phải chờ từ 30-45 phút để ngành Điện khắc phục sự cố đóng điện trở lại, nhưng khi đưa sáng kiến này vào áp dụng thực tiễn thời gian cấp điện trở lại chỉ còn 22 giây. Anh Lê Văn Phú bày tỏ mong muốn được chia sẻ và nhân rộng sáng kiến này tới toàn bộ các đơn vị thuộc ngành Điện.
Cùng với giải Nhất, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng còn có 1 giải Ba với sáng kiến “Ứng dụng hệ thống SCADA nhằm tối ưu hoá công tác quản lý vận hành lưới điện trên nền bản đồ địa lý”. Đồng thời, Công ty Điện lực Hưng Yên cũng đạt 1 giải Ba với sáng kiến “Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”.
H.Nam
" alt=""/>EVN ‘thắng lớn’ cuộc thi Sáng kiến vì cộng đồng lần thứ IIITốt nghiệp chuyên ngành kinh tế học và khoa học máy tính tại Đại học New York, Brandon Chen quyết định chuyển hướng trở thành tác giả truyện tranh (Ảnh: BI).
Khi học tiểu học, Chen tự vẽ tạp chí truyện tranh ra mắt đều đặn mỗi tuần, nhằm thỏa mãn sở thích của bản thân. Chen bán những tờ tạp chí này cho bạn bè trong trường. Đó là bước đi đầu tiên của anh trong thế giới truyện tranh.
Năm 14 tuổi, anh quyết định chuyên tâm rèn luyện khả năng sáng tác và có tác phẩm tiểu thuyết đầu tiên lấy cảm hứng từ bộ truyện tranh Narutocủa tác giả người Nhật Kishimoto Masashi.
Chen tự giới thiệu tác phẩm của mình trên các nền tảng mạng xã hội và thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Điều này khiến Chen có niềm tin vào năng lực bản thân. Ở tuổi 17, Chen quyết định tự bỏ tiền xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay này.
Từ năm 17 đến 20 tuổi, Chen đặt mục tiêu sáng tác một tác phẩm mới mỗi năm. Năm 22 tuổi, Chen dừng sáng tác tiểu thuyết, để quay trở lại với niềm đam mê từ thuở ấu thơ: sáng tác và vẽ truyện tranh.
Xuyên suốt quá trình sống với đam mê, Chen vẫn đạt kết quả học tập tốt ở trường, anh trúng tuyển Đại học New York danh tiếng, theo học chuyên ngành kinh tế học và khoa học máy tính.
Đối với Chen, anh đảm bảo để bản thân có một kết quả học tập ở mức chấp nhận được. Phần lớn thời gian Chen dành để học tập và sáng tác truyện tranh. Trong khi bạn bè theo đuổi các thú vui, tham gia các buổi tiệc tùng sôi động, Chen chỉ tập trung học và theo đuổi niềm đam mê riêng.
Dũng cảm sống với đam mê
Sau khi tốt nghiệp đại học trong năm 2019, Chen trở thành chuyên viên tư vấn tài chính tại công ty kiểm toán danh tiếng hàng đầu nước Mỹ và quốc tế - KPMG.
Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Chen trải qua những đợt cách ly kéo dài, anh chỉ ở trong nhà. Lúc này, không còn bị chi phối bởi công việc tư vấn tài chính, Chen dồn toàn bộ thời gian vào công việc sáng tác truyện tranh. Càng sáng tác, anh càng say mê. Sau khi hoàn tất tác phẩm mới có tên Icarus Rising, Chen gửi đăng tác phẩm trên một tờ tạp chí truyện tranh tại Nhật.
Bộ truyện được lan truyền trên mạng khiến Chen được biết đến nhiều hơn. Nhờ đó, Chen có hợp đồng xuất bản những bộ truyện tranh đầu tiên như God Gamehay Just A Goblin. Các nền tảng truyện tranh online cũng bắt đầu tìm tới Chen để hợp tác thực hiện những bộ truyện mới.
Chen cho biết thu nhập của anh từ việc sáng tác truyện tranh cũng gần bằng công việc trong lĩnh vực tài chính, nhưng quan trọng hơn thế, anh đang được sống với đam mê (Ảnh: BI).
Đối với Chen, đại dịch Covid-19 là một quãng thời gian quan trọng giúp anh bình tâm suy nghĩ về bản thân và sự nghiệp mà anh muốn theo đuổi. Ngoài ra, sự ra đi đột ngột của họa sĩ truyện tranh người Nhật Kentaro Miura ở tuổi 54 năm 2021, khiến Chen càng quyết tâm theo đuổi ước mơ.
Sự ra đi của tác giả Miura khiến Chen suy nghĩ nhiều: "Tôi nghĩ đến cảnh bản thân già đi cùng với công việc trong lĩnh vực tài chính, đây không phải công việc mà tôi thực sự đam mê. Vậy thì thật đáng buồn cho tôi, bởi cả đời mình, tôi chưa từng dám để bản thân được sống hết mình với đam mê.
Cuộc đời có nhiều bất trắc, nếu tôi cũng đột ngột ra đi khi chưa kịp sống hết mình với đam mê thì sao? Vậy tại sao tôi không sẵn sàng mạo hiểm khi bản thân còn trẻ khỏe, đầy nhiệt huyết và vẫn có thể làm lại từ đầu nếu cần thiết?".
Nghĩ vậy, Chen quyết định từ bỏ công việc trong lĩnh vực tài chính hồi tháng 5/2021. Ngay sau khi nghỉ việc, Chen phải nghĩ cách thuyết phục cha mẹ để họ tạm yên lòng.
Chen nhận ra rằng thu nhập của anh từ việc sáng tác cũng gần bằng công việc trong lĩnh vực tài chính. Dù vậy, cha mẹ anh là những người Mỹ gốc Hoa mang tư tưởng truyền thống, họ không đặt lòng tin vào công việc sáng tác truyện tranh. Họ nghĩ rằng đây là công việc bấp bênh, thu nhập thấp.
Giải pháp của Chen là thực hiện một bài thuyết trình với các bảng biểu, hình minh họa và con số rất cụ thể. Anh trình bày trước cha mẹ, sử dụng tư duy của chuyên viên tư vấn tài chính để giúp cha mẹ hiểu về thị trường truyện tranh, về thu nhập của người sáng tác truyện tranh và những mục tiêu cá nhân của anh.
Chen hứa với cha mẹ rằng nếu anh không đạt được những mục tiêu mà mình đặt ra trong vòng 5 năm theo đuổi sự nghiệp sáng tác truyện tranh, anh sẽ quay lại với công việc trong lĩnh vực tài chính. Nhờ vậy, cha mẹ anh cảm thấy yên tâm hơn trước hướng đi mới mà con trai theo đuổi.
Sau cùng, bằng niềm đam mê bền bỉ và thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học, Chen cho biết hiện tại anh đã "sống khỏe" bằng nghề sáng tác truyện tranh. Anh không cảm thấy tiếc quãng thời gian theo học chuyên ngành kinh tế và làm việc trong lĩnh vực tài chính.
Chính quãng thời gian ấy đã giúp Chen hiểu được đam mê thật sự của anh là gì, giúp anh có quyết tâm theo đuổi ước mơ đến cùng.
" alt=""/>Học trường danh tiếng, có việc làm trong mơ, chàng trai vẫn làm lại từ đầuMặc dù thắt ống dẫn trứng là quyền được quy định rõ trong luật pháp Argentina từ năm 2006, nhưng việc thực thi gặp nhiều trở ngại do các rào cản về văn hoá.
“Đối với nhiều người, việc làm mẹ là chuyện tự nhiên nhưng với tôi việc không có con cái khiến tôi thoải mái hơn. Tôi không muốn có con, dù là bây giờ hay sau này", Ailín cho biết.
“Khi còn trẻ, phụ nữ thường được hỏi những câu hỏi như, ‘khi nào họ sẽ có con’? hoặc ‘bạn muốn có bao nhiêu con’?, nhưng thật là chán nếu cứ phải lo lắng về chuyện đó. Vì vậy, tôi luôn trả lời khi 30 tuổi hay xa hơn nữa”.
“Tôi cho rằng, thai sản không phải là điều bắt buộc với phụ nữ. Nó phụ thuộc vào quan điểm văn hóa của mỗi người. Nhưng nhiều người không bao giờ đặt câu hỏi về vấn đề có nên làm cha mẹ hay không. Họ mặc định rằng, nếu bạn có tử cung thì bạn phải sinh con, và đó là số phận của bạn ”, cô nói.
Khi bước sang tuổi 20, Ailín nhận ra rằng cô không muốn làm mẹ. “Tại sao phải mang thêm một người đến thế giới này, trở thành một phần của xã hội này? Tại sao phải luôn sống trong lo sợ, rằng điều gì đó sẽ xảy ra với bạn nếu bạn là phụ nữ và điều gì đó sẽ xảy ra nếu bạn là đàn ông? Tại sao phải có con, để cho chúng thừa kế ư”? - cô đặt câu hỏi.
![]() |
Cặp đôi vẫn vui vẻ và hạnh phúc với quyết định của mình |
“Tôi tới gặp bác sĩ vào năm 2019 và nói rằng tôi muốn thực hiện thủ thuật. Ông ấy từ chối và nói tôi nên suy nghĩ thêm 6 - 7 tháng, vì trông tôi còn rất trẻ. Ông ấy khuyên tôi rằng có con là tốt, rằng ông ấy đã có 2 đứa và tôi nên tới gặp bác sĩ tâm lý. Tôi đã rời khỏi văn phòng và khóc vì tủi thân”, Ailín nhớ lại.
Ailín cuối cùng tìm thấy một bác sĩ phụ khoa, người không thắc mắc về quyết định của cô. Ông chỉ thực hiện nội soi ổ bụng, và sau đó tiến hành thắt ống dẫn trứng.
“Làm mẹ không nên là một sự áp đặt của xã hội. Tôi không phán xét những người đã chọn làm mẹ. Tôi nghĩ đã đến lúc cần xóa bỏ những định kiến đối với những người không muốn “nhân” thêm bản sao của mình. Chúng tôi không phải là quái vật, đó là một lựa chọn”, cô nói.
Ailín hiện là sinh viên ngành Khoa học Chính trị tại Đại học Buenos Aires (UBA). Cô đưa ra quyết định sau 5 năm quen bạn trai, uống thuốc và sử dụng các biện pháp tránh thai.
Để tăng cơ hội được làm mẹ, Karina Rincon và Kelly Mesa (Mỹ) đều tự thụ tinh bằng bộ dụng cụ thụ tinh tại nhà và may mắn cùng đậu thai.
" alt=""/>Cô gái 22 tuổi triệt sản gây tranh cãi