Theo BusinessInsider, khoản tiền thưởng nêu trên sẽ được chuyển vào tài khoản của Elon Musk trong vòng một thập kỷ tới, nếu Tesla hoàn thành được mọi mục tiêu đặt ra trong giai đoạn đó. 50 tỷ USD/10 năm, tức 5 tỷ USD/năm, một số tiền khổng lồ mà thậm chí còn nhiều hơn số tiền tất cả các CEO trong danh sách S&P 500 kiếm được trong 1 năm cộng lại!
Nói cách khác, nếu bạn cộng dồn lương của tất cả các CEO của 500 công ty lớn nhất nước Mỹ, con số thu được vẫn ít hơn 5 tỷ USD/năm mà Elon Musk có thể kiếm được. Một kết quả đáng ngạc nhiên, khi mà tại trang 24 trong báo cáo tài chính Quý 4/2017 của Tesla nêu rõ rằng Elon Musk "không cống hiến toàn bộ thời gian và tâm sức cho Tesla".
Hay quan trọng hơn, dưới sự lãnh đạo của Elon Musk, Tesla đã khiến các cổ đông mất trắng hơn 4,97 tỷ USD cho kinh phí hoạt động. Và công ty này còn đang bị điều tra bởi SEC (Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ) mà thậm chí cũng chẳng thèm thông báo với các cổ đông kia.
Thế nhưng, họ vẫn thấy hoàn toàn hợp lý khi thưởng cho Elon Musk khoản tiền dành cho CEO lớn nhất trong lịch sử.
![]() |
Đây chính xác là kiểu hành vi chỉ được thấy trong những thời kỳ cực kỳ bất hợp lý, khi mà thị trường tài chính đã đạt đến đỉnh điểm và sắp bước vào giai đoạn điều chỉnh xuống.
Dưới đây là tóm tắt bức thư của John Thompson - một nhà đầu tư ở Chicago, Giám đốc đầu tư của Vilas Capital Management. Thompson là một trong số ít những nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu trên thị trường, và quỹ đầu tư của ông đang đặt cược rất lớn về Tesla.
Theo Thompson thì: "Tôi nghĩ Tesla sẽ sụp đổ trong vòng từ 3 - 6 tháng tới... một phần vì họ không đủ khả năng để sản xuất và phân phối chiếc xe hơi điện Tesla Model 3, phần khác vì nhu cầu thị trường đang giảm đối với hai mẫu xe điện Model S và X, phần khác nữa bởi được định giá quá cao, bởi tình hình tài chính tệ hại của họ - mà chẳng sớm thì muộn sẽ cần một đợt gây vốn lớn. Nhiều khả năng họ sẽ bị tụt hạng tín nhiệm Moody từ B- xuống CCC - khiến các nhà cung ứng linh kiện sợ hãi đến mức yêu cầu công ty phải trả tiền mặt mới bán linh kiện, bởi thị trường hiện không thích mạo hiểm, và bởi những nghi ngờ của chúng tôi về các hoạt động gian lận trong kế toán. Bằng chứng là 85 lá thư và cuộc điều tra của SEC, và 2 chuyên gia tài chính hàng đầu đã ra đi trong tháng trước".
Không còn nghi ngờ gì nữa, Tesla đang trên bờ vực phá sản.
![]() |
(Click vào ảnh để xem ảnh phóng to)
Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, cuộc thăm dò được triển khai theo hình thức trực tuyến với quy mô rộng khắp nước Mỹ. Tổng cộng đã có khoảng 2.237 người tham gia.
Công ty sở hữu mạng xã hội lớn nhất hành tinh đang rất nỗ lực lấy lại niềm tin của người dùng. Sau khi vụ bê bối liên quan đến 50 triệu tài khoản vỡ lở, đích thân Mark Zuckerberg đã lên tiếng xin lỗi toàn thể cộng đồng gần 2 tỷ người dùng.
Ngoài ra, CEO Mark Zuckerberg cũng cam kết sẽ có những biện pháp cứng rắn hơn với các nhà phát triển cố tình làm sai luật. Mark cũng không ngần ngại khẳng định sẽ ra điều trần trước quốc hội Mỹ và đứng ra giải quyết khủng hoảng lần này.
Tất nhiên, dù thành tâm xin lỗi và hứa sẽ có biện pháp khắc phục nhưng vụ việc một lần nữa khiến sự tín nhiệm của người dùng với Facebook ngày càng giảm sút.
Mới tuần trước, cổ phiếu của Facebook đã giảm 14%. Trong khi đó, từ khóa #DeleteFacebook cũng gây sốt cộng đồng mạng do ngày càng có nhiều kêu gọi tẩy chay Facebook.
Một trong những lý do dấy liên mối tranh cãi giữa người dùng và Facebook chính là nguồn dữ liệu cá nhân bị thu thập. Đa số dữ liệu này được bán lại cho các nhà quảng cáo nhằm tạo ra quảng cáo đích, hướng tới cung cấp sản phẩm dịch vụ cho những khách hàng tiềm năng.
Với khoảng gần 2 tỷ người hoạt động hàng tháng hiện nay, doanh thu từng quảng cáo là tương đối lớn. Năm ngoái, Facebook đã thu về được khoảng 40,6 tỷ USD doanh thu quảng cáo.
Mặc dù vậy, có rất ít người dùng hiểu sâu sắc về thuật ngữ "targeted advertising" hay "quảng cáo hiển thị theo ngữ cảnh". Đây là loại quảng cáo dựa vào dữ liệu cá nhân của người dùng, từ đó phân tích và lọc ra các nhóm khách hàng tiềm năng để gửi quảng cáo qua Facebook.
Có khoảng 63% khẳng định, họ muốn thấy ít quảng cáo đích hơn. Trong khi 90% nói họ muốn nhiều hơn những quảng cáo dạng này. Khi được yêu cầu so sánh loại hình quảng cáo này với quảng cáo truyền thống, 41% cho rằng, chúng tệ hơn và 21% phản kháng lại chúng tốt hơn.
Maria Curran, 56 tuổi, một người dân tại Manchester, New Hampshire chia sẻ: "Tôi nghĩ có nhiều giả định không đúng cho lắm. Giống như kiểu tôi quan tâm nhiều hơn tới chế độ ăn uống lành mạnh thì đa phần các quảng cáo lại hướng tôi tới việc kiểm soát cân nặng và tập thể dục làm sao để giảm cân".
Bà Curran cũng cho biết thêm, các cửa hàng trực tuyến như Amazon cũng thu thập thông tin của bà và người dùng để tung quảng cáo hiển thị theo ngữ cảnh. Tuy nhiên bà khẳng định, chúng ít gây rắc rối và phiền toái hơn vì đơn giản Amazon là một trang mua sắm chứ không phải là không gian cá nhân như Facebook.
Một người tham gia cuộc thăm dò khác có tên Kamaal Greene, 26 tuổi lại cho rằng, quảng cáo dạng này tốt hơn so với truyền thống vì nó có thể cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ mà anh đang tìm kiếm.
Hay như Greene, một lính cứu hỏa tại Detroit chia sẻ: "Một thời gian trước đây, tôi có tìm kiếm một loại găng tay chuyên dụng. Tôi có để nó trong giỏ hàng Amazon thế mà lại quên khuấy mất. Sau đó, bất ngờ quảng cáo về loại găng tay đó xuất hiện trên Facebook và tôi chợt sực nhớ ra phải mua nó".
Như vậy có thể thấy, bản chất việc Facebook thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng không hề xấu, đôi khi chúng còn đem lại nhiều lợi ích hơn thế. Tuy nhiên thứ Facebook còn thiếu chính là việc chưa có một chính sách bảo mật đủ chặt để ngăn các bên tham gia thu thập dữ liệu cá nhân khai thác vì mục đích xấu.
Để giải quyết tình trạng này, nhiều người dùng mong muốn Chính phủ phải đóng vai trò lớn hơn trong việc giám sát những dữ liệu cá nhân do các công ty công nghệ nắm giữ.
Đó cũng là lý do có tới 46% người tham gia cuộc thăm dò khẳng định, họ muốn nhìn thấy nhiều quy định quản lý dữ liệu hơn từ phía Chính phủ trong thời gian tới.
" alt=""/>Hơn một nửa người Mỹ đã mất niềm tin vào FacebookCùng với Galaxy S8, Samsung công bố một số phụ kiện dành cho smartphone cao cấp này của hãng. Có lẽ đáng chú ý nhất trong số đó là DeX. Về cơ bản, đây là một chiếc dock dành cho S8, để khi bạn đặt smartphone của mình vào đây, nó sẽ kích hoạt các phần mềm được tích hợp trên máy. Bạn không cần tới một phần mềm đặc biệt nào hay phải mua thêm ứng dụng ngoài để sử dụng giao diện DeX. Hiện tại, DeX chỉ tương thích với Galaxy S8 và S8 Plus
Ý tưởng biến smartphone thành máy tính thông qua DeX nghe rất hấp dẫn, tuy nhiên, dưới đây là một số điều bạn cần chú ý trước khi làm điều đó:
Các phụ kiện phải có
Ngoài việc phải bỏ ra 150 USD để mua DeX, bạn sẽ cần tới các phụ kiện sau:
1 sợi dây cáp HDMI
1 màn hình hoặc TV có cổng HDMI
1 bàn phím có dây hoặc Bluetooth
1 chuột có dây hoặc Bluetooth
" alt=""/>3 điều cần biết khi sử dụng Galaxy S8 như một chiếc máy tính