![]() |
Khu chung cư 165 Thái Hà kiểm tra phát hiện nước sinh hoạt không đảm bảo. |
Chưa rõ trách nhiệm
Trao đổi với Tiền Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội (YTDP), ông Khổng Minh Tuấn cho biết, những khu chung cư không đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt vừa được Sở Xây dựng công bố chỉ là những trường hợp bị kiểm tra qua phản ánh của người dân và dư luận báo chí. Còn thực tế con số khu chung cư, khu tập thể có nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng rất nhiều.
Theo Trung tâm YTDP Hà Nội, trong năm 2015 và 3 tháng đầu năm 2016, đơn vị đã giám sát vệ sinh, chất lượng nước sinh hoạt tại 120 khu nhà chung cư, tập thể với kết quả cho thấy, tại vị trí vòi nước cấp vào căn hộ hoặc bể chứa, 67/120 tòa nhà chung cư, tập thể có kết quả xét nghiệm chất lượng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật về các chỉ tiêu hóa học, vi sinh…. Đơn vị đã có công văn yêu cầu Trung tâm YTDP các quận, huyện thông báo và yêu cầu các tòa nhà này phải khắc phục ngay.
Đối với các đơn vị cấp nước cơ sở (trước tháng 1/2016), qua giám sát có 36/50 (72%) cơ sở không thường xuyên đạt chất lượng về các chỉ tiêu hóa học như asen, pecmanganat, amoni, sắt, nitrit… Sau nhiều lần được yêu cầu khắc phục, kiểm tra các đơn vị này mới thực hiện các biện pháp để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về cung cấp nước sinh hoạt.
Lý giải nguyên nhân tình trạng trên, ông Tuấn cho rằng, hiện theo quy định các đơn vị, công ty cấp nước sạch chỉ có trách nhiệm đảm bảo chất lượng nước đến đồng hồ tổng trước khi chảy vào hệ thống bể ngầm của chung cư, khu tập thể. Còn sau đó đơn vị nào phải chịu trách nhiệm khi nước sinh hoạt tới từng căn hộ thì chưa quy định rõ.
“Nói chất lượng nước sau đồng hồ tổng ban quản lý tòa nhà, chủ đầu tư chịu trách nhiệm nhưng để giám sát chặt chẽ chất lượng nước sạch cần phải xây dựng quy chế về việc cấp nước sạch ở các khu chung cư, khu tập thể, đặc biệt phải làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong trường hợp nước cung cấp tới từng hộ dân không đảm bảo”, ông Tuấn nói. Bởi theo ông Tuấn hiện số lượng các khu chung cư cao tầng trên địa bàn rất lớn, nhiều khu chung cư có hàng nghìn căn hộ với dân số bằng cả một phường rộng lớn.
“Ngoài quy định rõ trách nhiệm, phải có quy định cụ thể về việc các tòa nhà chung cư, khu tập thể tiến hành thau rửa bể chứa, kiểm tra hệ thống cấp nước định kỳ với tần suất như thế nào? Hệ thống bể chứa, cung cấp nước của toà nhà chung cư khi đưa vào sử dụng cũng phải được kiểm định như việc kiểm định hệ thống phòng cháy chữa cháy, hay hệ thống thang máy của tòa nhà…”, ông Tuấn phân tích.
Kiểm soát theo kiểu “chữa cháy”
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, ngoài việc đảm bảo nguồn nước cung cấp thường xuyên, một trong những vấn đề người dân chung cư, khu tập thể trên địa bàn quan tâm hiện nay là chất lượng nước sinh hoạt. Thế nhưng, thực tế các Ban quản lý tòa nhà, Ban quản trị nhà chung cư và chủ đầu tư chưa nhận thức, chưa làm hết trách nhiệm của họ. Thậm chí, sự vào cuộc của một số địa phương đối với vấn đề này cũng chưa quyết liệt. “Từ thực tế, từ ý kiến của các cơ quan, chúng tôi sẽ tập hợp để đề xuất thành phố có phương án giải quyết những vướng mắc nhằm đảm bảo nguồn nước sạch đến từng hộ gia đình đang ở nhà chung cư hiện nay”, đại diện Sở Xây dựng cho biết.
Được biết, hiện chất lượng nước vẫn được kiểm định theo phương pháp truyền thống. Cụ thể trong quá trình lấy mẫu nước xét nghiệm ở bể chứa khu chung cư thì nguồn nước đó vẫn được cung cấp đến người sử dụng. Như vậy, khi có kết quả xét nghiệm nước không đảm bảo thì lượng nước bẩn này đã được rất nhiều người dân sử dụng. “Một bể chứa khu chung cư thường có khối lượng hàng trăm m3, nếu vẫn giám sát, kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt theo kiểu “chữa cháy”, tức là kiểm tra khi có phản ánh, kiểm tra theo định kỳ chứ thiếu quy chế quản lý, quy định từ đầu khi hoàn công của toà nhà thì khi nguồn nước không đảm bảo nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn người sử dụng”, vị cán bộ phân tích.
Đại diện Trung tâm YTDP Hà Nội cho rằng, hiện hầu hết Trung tâm YTDP quận, huyện hiện nay chưa có đủ khả năng xét nghiệm đủ chỉ tiêu nước sinh hoạt. Không chỉ Hà Nội, hiện phương pháp kiểm tra, giám sát của Trung tâm YTDP các địa phương, các công ty cấp nước chủ yếu tập trung vào kiểm tra chất lượng nước cuối đường ống (tại các hộ gia đình) nên việc áp dụng quy chuẩn không khả thi. Hầu hết không có đủ năng lực để phân tích toàn bộ 109 chỉ tiêu nước, đặc biệt là các chỉ tiêu nhóm B và C. “Nói như thế không nghĩa không có năng lực để có kết quả, các trung tâm YTDP quận, huyện có thể gửi mẫu đó đến các trung tâm đủ điều kiện để kiểm nghiệm. Vấn đề chi phí lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu ai sẽ trả, cái này cũng cần có cơ chế để các đơn vị làm tốt việc giám sát chất lượng nước sinh hoạt”, vị cán bộ Trung tâm YTDP Hà Nội nói.
Chưa vào hè, lượng nước cung cấp giảm mạnh. Theo đánh giá của Cty Nước sạch Hà Nội, tình hình cấp nước hè 2016 sẽ căng thẳng hơn nhiều năm 2015 do lượng nước mặt sông Đà về Hà Nội giảm mạnh. Cụ thể, qua theo dõi kết quả công tác cấp nước trong tháng 4 dù chưa chính thức vào hè nhưng nhu cầu sử dụng nước đã tăng mạnh trong khi nguồn cung cấp nước hạn chế, cả nguồn nước ngầm và nước mặt đều sụt giảm. Đặc biệt, tuyến ống nước sông Đà số 1 giảm áp khiến lượng nước cấp về Hà Nội giảm nhiều hơn so với năm ngoái. |
Theo Tiền phong
Hàng nghìn hộ dân Thủ đô đang phải dùng nước bẩn" alt=""/>Chung cư phải dùng nước 'bẩn': Chưa rõ trách nhiệm, thiếu quy chế
Theo ông Lê Quang Tự Do, để ngành công nghiệp game Việt Nam đạt doanh thu 1 tỷ USD đến năm 2030, cần nhất phải xây dựng nền tảng cho tốt, mà đầu tiên là vấn đề đào tạo.
Năm 2023, Bộ TT&TT đã phối hợp với các đơn vị để triển khai đào tạo ngành game theo 2 hướng. Hướng thứ nhất là phối hợp cùng Học viện Bưu chính Viễn thông Việt Nam đào tạo chính quy bậc đại học ngành game; Hướng thứ hai là hợp tác với tổng công ty VTC để đào tạo các chương trình cho người làm nghề.
Thứ hai là câu chuyện về chính sách mới cho game, khi trước đây nhiều người nhìn nhận game là ngành nghề cần hạn chế, chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hạn chế phát triển. Tuy nhiên, đây là quan điểm không đúng.
Ông Lê Quang Tự Do cho biết, trong một năm qua, Bộ TT&TT đã cùng với các doanh nghiệp trong Liên minh Game Việt Nam thuyết phục được Chính phủ không đưa điều khoản đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho game vào Luật Thuế sửa đổi. Đồng thời, chỉ ra đây là một ngành cần được khuyến khích, bồi dưỡng và cần có các ưu đãi để phát triển. Chính phủ đã không những bỏ ngành game ra khỏi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà còn giao Bộ TT&TT đưa ra chiến lược phát triển ngành game để được hưởng các ưu đãi về thuế.
Nền tảng thứ ba để phát triển ngành game đó là kết nối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian qua, các nhà làm chính sách đã thuyết phục các đối tác như Google, Meta... đến sự kiện Vietnam GameVerse để thấy sự phát triển.
Cuối cùng, Bộ TT&TT cũng phối hợp với các đơn vị, đưa ra các chiến dịch truyền thông để phá bỏ định kiến xã hội về ngành game. Đây không phải là thứ gây nghiện mà là ngành tạo ra thu nhập, doanh thu, mang ngoại tệ về cho đất nước. Bên cạnh đó, Bộ cũng có những giải pháp hiệu quả để hạn chế những mặt trái của game.
Theo Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, hành trình game Việt đang ở bước đầu nhưng đã qua giai đoạn khó khăn. Đây là thời cơ để tăng tốc.
"Năm ngoái, chúng ta đã ước mơ ngành game Việt đạt tỷ USD. Năm nay, chúng ta cần cùng chung tay để biến giấc mơ thành hiện thực", ông Lê Quang Tự Do nói.
Bà Emily Nguyễn, Giám đốc Kinh doanh Google Ads, Gaming và Apps tại thị trường Việt Nam cũng đánh giá Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường game thế giới.
Theo đó, ngành game có sự thay đổi rõ ràng từ định hướng của Chính phủ đến sự thấm nhuần của các cơ quan, đơn vị. Chính điều này giúp ngành game có những bước thay đổi to lớn.
Đại diện Google dẫn chứng qua các con số như Việt Nam lọt top 5 lượt tải game trên toàn thế giới, là quốc gia có số lượng lập trình game xếp thứ hạng cao với 35.000 nhà phát triển, xấp xỉ Trung Quốc. Đội ngũ lập trình game tại Việt Nam trẻ, khả năng kỹ thuật cao, có trình độ cao trong các bộ môn như phân tích toán học, lập trình...
Một lợi thế nữa là giá để phát hành một game không quá cao, chi phí nhân công lao động giúp tạo ra sự cạnh tranh.
Bên cạnh đó, các công ty game Việt có khả năng nắm bắt xu hướng tốt, cho ra đời những game theo nhu cầu thị trường. Chẳng hạn như giai đoạn Covid-19, các đơn vị liên tục phát hành nhiều dòng game đáp ứng nhu cầu giải trí tại nhà, giúp tăng lượt tải của game Việt trên toàn cầu.
Theo bà Emily Nguyễn, để xây dựng hệ sinh thái game thành công, Google cho rằng cần có nhiều yếu tố như Nhà nước, thu hút nhân tài, vốn.
Trong đó, quan trọng nhất là sự hỗ trợ của Nhà nước. Ở nhiều quốc gia như Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, chính phủ hỗ trợ nhiều để phát triển ngành game. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, giá trị thị trường là 1,8 tỷ USD, các nhà phát triển được giảm thuế; Studio khởi nghiệp được miễn thuế, được hỗ trợ 60% vốn đầu tư các công cụ sản xuất, được tiếp cận các công nghệ phân tích kỹ thuật...
Tại Việt Nam, ngành game hiện đã được quan tâm, có sự hỗ trợ từ Chính phủ. Ông Lã Xuân Thắng, Giám đốc phát hành trò chơi trực tuyến VNG Games, cho rằng ngành game Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, thể hiện qua các số liệu mà Google đã chia sẻ. Nhưng phải thừa nhận, vòng đời các sản phẩm tương đối ngắn và chưa có sản phẩm tầm cỡ thế giới.
Tuy nhiên, đây là điều dễ hiểu, ngành game Việt không thể đột ngột xuất hiện các công ty lớn tầm cỡ như Riot hay Tencent được, mà cần có quá trình phát triển từng bước. Chẳng hạn, Vietnam GameVerse cũng là một bước để xây dựng nền tảng cho ngành.
Các doanh nghiệp game Việt cần làm tốt hơn để có thể tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị, xuất khẩu và cung ứng game toàn cầu. Vấn đề quan trọng để phát triển ngành game đến từ tầm nhìn của những người đứng đầu các tổ chức. Để thành công, các đơn vị trong ngành game cần có những sản phẩm được cộng đồng thừa nhận.
Ông Lã Xuân Thắng cho rằng, tiền bạc không phải là yếu tố đầu tiên để phát triển ngành game, mà là thành quả ngành này gặt hái được khi thành công. Các đơn vị trong ngành đều khát khao tìm những sản phẩm tốt cùng đồng hành, phục vụ người Việt Nam; trước mắt là kiếm tiền, nhưng khát vọng lớn hơn chính là được công nhận trên quy mô toàn cầu.
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC, các studio sản xuất game Việt Nam hiện nay có rất nhiều cơ hội để phát triển. Họ có sự đồng hành của Chính phủ, nhưng đây cũng là áp lực, khi được công nhận thì đòi hỏi những người làm game phải làm tốt hơn.
Giải pháp được ông Nguyễn Ngọc Bảo đưa ra là các studio cần có sự liên kết để cùng nhau thực chiến. Từ những kinh nghiệm thực chiến mới đúc kết ra bài học. Bài học này là nền tảng hỗ trợ các cơ sở đào tạo để đặt nền móng cho ngành game.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo tin rằng Bộ TT&TT sẽ dẫn dắt ngành game ngày càng lành mạnh. Đó là định hướng lớn nhất trong năm nay và là tiền đề để game Việt đặt mục tiêu tỷ USD trong tương lai.
" alt=""/>Cùng chung tay để đưa ngành game Việt đến hành trình tỷ USDĐể chuẩn bị cho Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ 71, người đẹp Tây Ninh chia sẻ câu chuyện về chiếc áo choàng chuẩn bị cho phần thi áo tắm. Đây là thiết kế kể về 30 giấc mơ mà cô gom nhặt vô cùng cảm động. Nhờ vào những giấc mơ này, Ngọc Châu hiểu được giờ đây trên vai cô là giấc mơ của cả Việt Nam đến với Hoa hậu Hoàn vũ 2022.
Đại diện BTC Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cho biết theo format, BTC gửi cho đại diện mỗi quốc gia một tấm áo choàng trắng, đề nghị mỗi thí sinh hãy vẽ nên câu chuyện chính mình hoặc người khác, hoặc một tuyên ngôn mang tính cá nhân.... Với riêng Ngọc Châu, cô đồng cảm với nhiều hoàn cảnh sống khác nhau nên ngoài áo choàng, các bộ trang phục khác của Ngọc Châu đều có ý nghĩa, mang theo thông điệp của một đất nước đến với thế giới.
Ngọc Châu tiết lộ sau chuyến sang Phillipines đào tạo catwalk, sắp tới cô sẽ sang Mỹ để được huấn luyện thêm phần phỏng vấn kín với giám khảo Việt Nam từng chấm Hoa hậu Hoàn vũ năm 2011.
Bên cạnh việc trao sash, Ngọc Châu cũng trình diễn trang phục dân tộc mang tên"Chiếu Cà Mau". Bộ trang phục được lấy cảm hứng từ nét đẹp văn hóa và con người ở làng nghề dệt chiếu, mang theo câu chuyện của những con người hiền hòa, bình dị ở cực Nam của Tổ quốc.
Để nổi bật hơn, NTK đã cùng ê-kíp đã chỉnh sửa, thiết kế thêm nhiều chi tiết so với bản gốc. Theo đó, “Chiếu Cà Mau”được sử dụng phương pháp in nhiệt tạo ra pattern chiếu, đính kết tỉ mỉ và tinh xảo những họa tiết đặc sắc, sử dụng kỹ thuật may rã rập bọc viền, dựng 3D tạo ra những đường nếp mềm mại tôn lên đường cong cơ thể người mặc.
Thắm Nguyễn