231 cái tát bạn: Sự thất bại trong giáo dục kỹ năng phản biện
Trần tình của cô giáo Quảng Bình cho học sinh tát bạn
Thông tin này vừa được Đại tá Đoàn Thanh Tuyên, Trưởng Công an huyện Quảng Ninh xác nhận.
Theo Đại tá Tuyên, hiện Cơ quan CSĐT đang tích cực xác minh thông tin, lấy lời khai các bên để phục vụ điều tra và đang xem xét quyết định khởi tố vụ án.
Như VietNamNet đã đưa tin, chiều 19/11, tại Trường THCS xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, em Hoàng Long Nhật (11 tuổi), học sinh lớp 6.2 bị bạn cùng lớp báo cáo với cô giáo chủ nhiệm vì nói tục.
Cô giáo N.T.P.T (SN 1977) đã đưa ra hình thức bắt các bạn cùng lớp tát liên tiếp vào má Nhật 230 cái. Theo các học sinh, nếu bạn nào tát nhẹ, người bị phạt sẽ tát ngược lại 10 cái nên Nhật bị tát rất mạnh.
Khi bị tát cái cuối cùng, Nhật vừa khóc vừa đau buột miệng nói tục, cô T. đứng cạnh đã vung thêm 1 cái tát, tổng số Nhật bị tát 231 cái khiến em nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Dinh Mười của huyện Quảng Ninh vào ngày 19/11, trong tình trạng 2 má thâm đen, sưng tấy, khó nhai nuốt.
Đến ngày 24/11, em Nhật đã trở lại trường và mong muốn không học lớp cô T. chủ nhiệm.
Được biết, cô T. là giáo viên dạy môn Toán và Giáo dục công nghệ, mới chuyển từ Trường THCS Hải Ninh về trường này được vài tháng.
Trước đây, lúc còn dạy ở Trường THCS Hải Ninh, cô Thủy cũng có cách xử lý mạnh tay học sinh vi phạm khiến phụ huynh bức xúc.
Đặc biệt, toàn bộ sự việc này được lãnh đạo Trường THCS Duy Ninh cố tình giấu nhẹm, chỉ báo cáo trường hợp học sinh Nhật bị tát sau khi vụ việc bị phanh phui, chỉ vì nhà trường sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ II.
Phòng GD&ĐT huyện Quảng Ninh cũng đã có công văn tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với cô giáo N.T.P.T để lập đoàn kiểm tra, xác minh lại sự việc.
Duy Sơn
Nếu không thành thực nhìn nhận, bệnh thành tích vẫn tiếp tục "leo thang" và tạo ra những hệ luỵ không đáng có trong giáo dục, khiến tất cả chạy theo con số mà bỏ rơi phần "con người".
" alt=""/>Công an xác minh vụ cô giáo bắt cả lớp tát bạnTrước ý kiến đây là một cuộc thi quốc tế không quá nổi trội, đương kim Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam khẳng định không có cuộc thi hoa hậu lớn hay nhỏ. Tất cả các đấu trường nhan sắc đều có chung sứ mệnh là tôn vinh nét đẹp phụ nữ và truyền tải thông điệp nhân văn, ý nghĩa tới cộng đồng.
Nông Thúy Hằng sinh năm 1999 tại Hà Giang, tốt nghiệp loại giỏi ngành Kinh doanh quốc tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Trước đó, cô học trường THPT Chuyên Hà Giang và THPT Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội với thành tích 12 năm học sinh giỏi, giành giải ba môn Ngữ Văn trong kỳ thi HSGQG, được tuyển thẳng vào đại học.
Cô cũng lọt danh sách học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc năm 2016 tham dự Lễ tuyên dương và nhận quà tặng của Chủ tịch nước.
![]() | ![]() | ![]() |
Sau khi đăng quang Hoa hậu các dân tộc Việt Nam vào tháng 7/2022, Nông Thuý Hằng gây tiếc nuối khi không được tham gia cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2022 - nơi Á hậu Thạch Thu Thảo đại diện Việt Nam dự thi. Năm nay, cô tiếp tục “lỡ hẹn” khi Hoa hậu Trái đất Việt Nam 2023 được tổ chức để tìm kiếm đại diện thi Hoa hậu Trái Đất 2023.
Thời gian qua, Nông Thúy Hằng tham gia các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện, thực hiện các dự án riêng nhằm quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc với bạn bè quốc tế…
Tháng 7/2023, cô công bố dự án Muôn sắc trang phục cưới của các dân tộc Việt Nam với mong muốn truyền tải nét đẹp văn hoá 54 dân tộc như tập tục cưới, cuộc sống gia đình, vai trò làm cha làm mẹ, quan niệm về hôn nhân… Người đẹp 24 tuổi cũng đảm nhận vị trí vedette và first-face tại các sàn diễn thời trang lớn, thử sức dẫn chương trình, đóng phim.
Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế là cuộc thi sắc đẹp nhằm thúc đẩy tình bằng hữu quốc tế giữa các quốc gia vì mục tiêu hòa bình thế giới. Đương kim Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế là Emilia Dobreva, đến từ Serbia. Cô đã vượt qua 47 thí sinh từ các quốc gia khác nhau để bước lên ngôi vị cao nhất trong đêm chung kết diễn ra vào tháng 7/2019 tại Trung Quốc.
Thanh Phi
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, trên thực tế, đã có rất nhiều người dân bị đánh cắp thông tin để chiếm đoạt tài sản từ các cuộc điện thoại. Để khiến người dùng “sập bẫy”, đối tượng thực hiện các cuộc gọi lừa đảo này chủ yếu đánh lòng tham hay nỗi sợ hãi.
Điểm ra một số kịch bản phổ biến đang được nhiều đối tượng xấu sử dụng để lừa đảo người dân, Trung tâm NCSC thông tin, trong đó có kịch bản đối tượng xấu giả mạo lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện thông báo nạn nhân đang liên quan đến một vụ nghiêm trọng như buôn ma túy, gây tai nạn bỏ trốn, lừa đảo xuyên quốc gia...
Khi nạn nhân nói rằng mình không liên quan hoặc không phải là tội phạm được nói đến, các đối tượng lừa đảo sẽ khai thác thông tin cá nhân hoặc nói rằng có thể thông tin cá nhân của nạn nhân bị lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó dẫn dụ nạn nhân làm theo những yêu cầu của mình.
“Người dân cần lưu ý rằng các lực lượng chức năng nếu làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc online qua mạng”, chuyên gia NCSC phân tích.
![]() |
Một kịch bản phổ biến khác là đối tượng xấu giả mạo nhân viên của sàn thương mại điện tử, trung tâm mua sắm, đài truyền hình, công ty xổ số... gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân thông báo họ may mắn nhận được phần thưởng có giá trị cao của một chương trình nào đó, thúc giục nạn nhân nếu không thực hiện ngay những yêu câu đưa ra thì sẽ không có cơ hội nhận được phần thưởng giá trị nữa.
Từ đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp mã OTP gửi về điện thoại hay đưa ra bất kỳ lý do nào khác để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng điện tử nhằm trộm tiền trong tài khoản.
Bên cạnh đó, nhiều người dân còn gặp phải những cuộc gọi giả làm nhân viên bưu điện gọi điện thông báo nhận bưu phẩm; nhân viên viễn thông gọi điện thông báo nợ cước; nhân viên điện lực gọi điện thông báo nợ cước, dọa cắt điện…
Khi nhận được các cuộc gọi giả mạo này, các chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.
Ngoài ra, người dân có thể nâng cao kiến thức và mức độ nhận diện để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc gọi lừa đảo bằng việc xem các video do một số YouTuber thực hiện kể về quá trình bị lừa đảo hoặc các tình huống được xây dựng trên những câu chuyện có thật.
Đơn cử như YouTuber “Anh Thám Tử” đã tạo dựng những tình huống lừa đảo có thật thông qua việc ra mắt website Dauhieuluadao.com (Dấu hiệu lừa đảo), với mong muốn hỗ trợ người dùng có thêm kiến thức, kỹ năng phòng tránh trước những cuộc tấn công lừa đảo.
Trước đó, vào đầu tháng 4, Trung tâm NCSC và Google đã hợp tác cho ra mắt website DauhieuLuadao.com (Dấu hiệu Lừa đảo) nhằm nâng cao nhận thức về lừa đảo trực tuyến đang gia tăng cả về phương thức lẫn số lượng. Trang web này cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình, giúp người dân nhận biết những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đồng thời đưa ra những “nguyên tắc vàng” trong hành xử để giúp người dân tự ngăn chặn, bảo vệ mình.
Kể từ khi ra mắt, dự án “Dấu hiệu Lừa đảo” đã trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm, sự lan tỏa của dự án lần này đã tạo cảm hứng cho nhiều Nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Từ đó, nhiều YouTuber đã sản xuất ra các video có nội dung dựa trên các tình huống lừa đảo điển hình và có thật, được nhiều người dân cảnh báo về Trung tâm NCSC.
Cụ thể, đồng hành cùng Google và NCSC giúp người dân dễ dàng nhận biết chiêu trò lừa đảo, chiến dịch lần này đã có sự góp sức của nhiều nhà sáng tạo nội dung YouTube nổi tiếng. Các nhà sáng tạo nội dung YouTube như Anh Thám Tử, Hay Online, Thám tử Nhí, Bà Lão Thám Tử; hay các nhóm sáng tạo BabyKopo Home, Rikaki Gaming, Dalin Vlog, và nhóm Hài độc thoại Saigon Tếu đã sáng tạo ra các video và bài viết với chủ đề xoay quanh các tình huống lừa đảo thường xảy ra trong thực tế, song vẫn còn nhiều người dân chủ quan và cả tin dẫn tới việc bị mắc bẫy của kẻ lừa đảo.
Vân Anh
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT khuyến nghị người dân cảnh giác với những lời mời chào tuyển làm cộng tác viên bán hàng online cho các sàn thương mại điện tử.
" alt=""/>“Điểm mặt” một số kịch bản phổ biến được sử dụng để gọi điện lừa đảo người dân