Những hình ảnh ngay sau khi được đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm đặc biệt từ mọi người bởi từ trước tới nay, Trâm Anh tuy theo đuổi phong cách gợi cảm nhưng cô cũng chưa từng vướng phải scandal lộ cảnh nóng.
Dù chưa rõ thực hư và nhân vật chính của clip có phải hot girl 9X Trâm Anh thật hay không nhưng dân mạng vẫn nghi ngờ cô gái trong clip là Trâm Anh. Thậm chí, nhiều người còn khẳng định rằng chính xác nhân vật chính là cô hot girl 9X từ gương mặt cho tới hình thể.
![]() |
Khán giả đang rất tò mò về hot girl được cho là "nữ chính" trong clip nhạy cảm này.
Chỉ sau hơn 30 phút đăng tải thông tin, fanpage nói trên đã thu được hàng chục ngàn lượt like và hơn 12.000 lượt bình luận.Từ những hình ảnh được chụp lại từ clip, rất nhiều người đã khẳng định đây chính là hot girl khá nổi tiếng từ các gameshow và một vài chương trình truyền hình. Tuy nhiên, phía hot girl nói trên chưa có bất cứ phản hồi nào về sự việc.
Trâm Anh nổi lên từ sau khi xuất hiện cùng streamer PewPew trong chương trình Mảnh ghép Tình yêu và lùm xùm với nhóm bạn hot girl trong chương trình Nóng cùng World Cup. Với nhan sắc xinh đẹp và vóc dáng chuẩn, Trâm Anh nhanh chóng nhận về những hợp đồng quảng cáo béo bở từ các nhãn hàng làm đẹp online và game online.
![]() |
Trao đổi với ICTnews, đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tham gia đầu tư tuyến cáp biển APG cho biết thêm, vị trí gặp sự cố trên tuyến cáp quang biển APG ngày 27/2/2018 được xác định là cách HongKong 125 km, gây mất dung lượng kết nối Internet quốc tế từ Việt Nam – HongKong.
Tuy nhiên, do đã khá quen thuộc với các tình huống cáp biển gặp sự cố, được bảo dưỡng, do đó, trong lần gặp sự cố thứ 2 trong năm nay của cáp quang biển APG, các nhà mạng đều đã khẩn trương triển khai phương án dự phòng, huy động lưu lượng ứng cứu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới các khách hàng.
Cũng trong thông tin chia sẻ với báo chí, đại diện VNPT khẳng định, ngay sau khi sự cố xảy ra, VNPT đã lập tức thực hiện phương án khắc phục. Cụ thể, nhà mạng này đã chủ động định tuyến lưu lượng kênh quốc tế sang các hướng cáp khác đang hoạt động ổn định, phối hợp với đối tác quốc tế bố trí lưu lượng ứng cứu các kênh quốc tế đang bị ảnh hưởng bởi sự cố.
Đồng thời, VNPT đã và đang triển khai các biện pháp để đảm bảo chất lượng dịch vụ, cung cấp thông tin về sự cố và hỗ trợ khách hàng kịp thời.
“Chúng tôi rất lấy làm tiếc về sự cố bất khả kháng nêu trên. VNPT cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực phối hợp với đối tác quốc tế khắc phục sự cố sớm nhất có thể để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng”, đại diện VNPT chia sẻ.
APG là tuyến cáp biển mới, được đưa vào vận hành thử nghiệm từ cuối tháng 10/2016 và vận hành chính thức, phục vụ khách hàng từ khoảng giữa tháng 12/2016, sau 4 năm triển khai đầu tư. Có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom và CMC Telecom, APG được nhận định sẽ góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh tuyến cáp biển AAG thường xuyên gặp sự cố.
Với tổng chiều dài khoảng 10.400 km, APG có khả năng cung cấp băng thông tới 54 Tb/s và con số này mang lại tốc độ Internet nhanh hơn khoảng gần 20 lần nếu so với AAG. APG là tuyến cáp biển sử dụng công nghệ mới nhất: 40Gbps/1 bước sóng (có khả năng chuyển lên công nghệ 100Gbps/1 bước sóng) giúp kết nối trực tiếp các nước châu Á - Thái Bình Dương đến các nền kinh tế lớn: Mỹ, Úc, Ấn Độ, châu Phi với dung lượng lớn từ đó đáp ứng sự tăng trưởng theo cấp số nhân nhu cầu băng rộng khu vực châu Á. Dự án APG đã thu hút được nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn của châu Á như NTT Docomo (Nhật Bản), China Telecom (Trung Quốc) hay KT (Hàn Quốc)…
Theo thống kê, trong năm ngoái, tuyến cáp biển APG cũng đã có 2 lần gặp sự cố lần lượt vào các ngày 20/6 và 23/12/2017. Còn với năm 2018, trước lần gặp sự cố vào sáng ngày 27/2, tuyến cáp quang biển APG bị gián đoạn liên lạc lần đầu tiên vào ngày 6/1 trong lần di dời cáp phục vụ việc mở rộng sân bay Changi-Singapore.
Theo ICT News
" alt=""/>Cáp APG gặp sự cố cách HongKong 125 km, Internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởngĐây cũng là lần đầu tiên BTC ESL nâng tổng số team tham dự một vòng Chung kết IEM từ 12 lên 16. Cùng với việc mở rộng đối tượng tham gia tranh tài, giải đấu cũng sẽ có một format khác.
ESL xác nhận sẽ tổ chức các trận đấu theo thể thức Best-of-Three (Bo3) ở giai đoạn vòng bảng. Bên cạnh đó, Best-of-One (Bo1) sẽ chỉ được sử dụng ở các trận đấu thuộc Vòng 1.
Điều này khác biệt hoàn toàn so với nhiều giải đấu CS:GOquốc tế khác, khi mà vòng bảng đều được áp dụng thể thức BO1.
Tại vòng bảng IEM Katowice, 16 teams sẽ được chia thành hai bảng đấu và tranh tài theo hình thức Double Elimination (Nhánh Thắng – Nhánh Thua) để tìm ra ba teams/bảng bước tiếp vào vòng play-off – nơi sáu đội còn sót lại sẽ thi đấu theo định dạng Single Elimination.
Hai teams bất bại sẽ thẳng tiến vào vòng Bán kết, trong khi bốn đội còn lại buộc phải tranh đấu ở vòng Tứ kết. Sau khi có được kết quả từ những cặp đấu này, hai teams xuất sắc nhất sẽ góp mặt tại trận Chung kết Tổng (Best-of-Five) để tìm ra chủ nhân của 250,000 USD tiền thưởng.
ESL đã gửi vé mời trực tiếp tới bảy teams, bao gồm Astralis, FaZe Clan, G2 Esports, Ninjas in Pyjamas, Virtus.pro, SK Gaming và ĐKVĐ ELEAGUE Major: Boston Cloud9. Chín teams còn lại được xác định thông qua các vòng đấu loại online.
Đại diện cho khu vực châu Đại Dương là ORDER (Australia) khi họ đã đánh bại Tainted Minds ở trận Chung kết online để giành vé tới với Ba Lan.
TyLoo, team đã buộc phải chia tay với ELEAGUE Major: Boston do những vấn đề liên quan đến visa, đã đến được với IEM Katowice thông qua vòng loại khu vực châu Á – nơi họ chỉ để thua duy nhất một game sau ba trận đấu.
Heroic, Fnatic, North và Gambit Esports đều đã giành vé sau vòng loại khu vực châu Âu. Trong khi hai teams Team Liquid và Renegades trở thành niềm hy vọng của CS:GOBắc Mỹ.
Team cuối cùng, AVANGAR, đã vượt qua AGO Esports tại trận Chung kết Tổng Farmskins Championship, giải đấu quy tụ nhiều tên tuổi nổi cộm như Natus Vincere, mousesports hay Space Soliders - vào ngày 11/02 vừa qua.
16 teams tham dự IEM Katowice XII
Do phải gần một tháng nữa, ESL mới tổ chức IEM Katowice nên rất có thể sẽ có những thay đổi về nhân sự. Và theo quy định của IEM, các teams chỉ được phép bổ sung player vào đội hình thi đấu khi mà người này không thi đấu ở bất cứ giải đấu nào do ESL tổ chức trong bốn tháng gần nhất.
Nhưng với việc một số teams nổi tiếng đang tiến hành thay đổi, bao gồm Virtus.pro của Ba Lan nên IEM đã tạm thời vô hiệu hóa quy định về chuyển nhượng. Do đó, VP, Liquid và Renegades có thể thoải mái tìm kiếm những con người mà họ cho là ứng ý nhất.
Ở những diễn biến liên quan, C9 vừa chiến thắng tại một giải Major, Liquid đang muốn tiếp đà hưng phấn sau chiến thắng ởcs_summit 2còn Astralis thì muốn bảo vệ chức vô địch IEM Katowice…Do đó, sự chú ý của fan hâm mộ CS:GOtoàn cầu đang đổ dồn vào giải đấu sẽ khai mạc vào ngày 27/02 tới đây.
Chịu (Theo Dot Esports)
" alt=""/>[CS:GO] Lộ diện 16 teams tham dự IEM Katowice 2018