Trao đổi tại hội nghị, bà Nguyễn thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH) cho biết, theo số liệu của Tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc), tại Việt Nam có 89% dân số truy cập internet (87% người dân sử dụng internet hàng ngày); 77% người bảo hộ trẻ em sử dụng internet hàng ngày và chỉ 36% trẻ tham gia khảo sát hộ gia đình đã được dạy để bảo đảm an toàn trên mạng.
Đặc biệt, có 1% trẻ em bị dụ dỗ gửi ảnh, video về bộ phận nhạy cảm; 0,2% trẻ em bị dụ dỗ cho tiền/quà để đổi lấy video, hình ảnh nhạy cảm; 0,3% trẻ em bị dụ dỗ cho tiền/quà để thực hiện hành vi tình dục; 1% trẻ em bị chia sẻ hình ảnh nhạy cảm mà không có sự đồng ý; 2% trẻ em bị yêu cầu trò chuyện tình dục.
Theo bà Nga, hầu hết trẻ em bị xâm phạm trên không gian mạng đều không tiết lộ ai là thủ phạm. Trong những trẻ tiết lộ đa số đều nói rằng thủ phạm là người lạ. Việc trẻ không nói ra nguyên nhân là do sợ hậu quả.
Phó Cục trưởng cũng chỉ ra, khảo sát mới đây cho thấy trung bình trẻ em thường sử dụng từ 5-7 tiếng/ngày vào mạng xã hội. Ngoài những lợi ích, mạng xã hội cũng đem lại những tác động tiêu cực cho trẻ em như: Tiếp cận thông tin giả; truy cập vào những nội dung xấu độc; nghiện sử dụng mạng xã hội; nguy hiểm hơn khi các em chưa ý thức được nguy cơ rình rập khi sử dụng mạng xã hội...
“Cần chung tay để bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, trong đó vai trò của ngành giáo dục rất quan trọng. Các trường cần đưa vào chương trình ngoại khóa hoặc chính khóa vấn đề này”, bà Nga nói thêm.
" alt=""/>Đa số trẻ bị xâm phạm trên không gian mạng không dám tiết lộ thủ phạmBà Phan Thị Thảo Uyên, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Nguyên (thành phố Nha Trang) nhận xét việc thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ tiện lợi cho phụ huynh, mà còn hỗ trợ cho công tác quản lý của nhà trường: giúp giáo viên chủ nhiệm giảm bớt áp lực công việc khi không phải thu tiền của học sinh; giúp bộ phận kế toán thống kê rõ ràng, nhanh chóng các khoản thu chi; ban giám hiệu quản lý khoa học, hiệu quả hơn…
Đến nay, phần lớn các trường do Sở và các phòng giáo dục và đào tạo quản lý đã tuyên truyền, phổ biến chủ trương và hướng dẫn phụ huynh, học sinh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Sở yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đạt tối thiểu 50% tổng số đơn vị trực thuộc trong năm học 2022-2023.
Anh Hào
" alt=""/>Các trường ở Khánh Hòa bố trí đầu mối hướng dẫn nộp học phí không dùng tiền mặt