“Buổi học hôm nay có hai tiết Toán của cô chủ nhiệm, nhưng cuối giờ cô chỉ chúc chúng con ăn Tết vui vẻ, giữ gìn sức khỏe để sau Tết trở lại trường học trực tiếp chứ không giao bài tập nào” – Mai Chi hồ hởi khoe.
Cô bé cho biết mọi năm, thường sẽ có bài tập Tết các môn Toán, Văn và Tiếng Anh. “Các thầy cô bảo như vậy để bọn con đỡ quên kiến thức. Nhưng có năm thì con làm cho xong trước tết để chơi cho thoải mái. Có năm con lười thì để đến lúc gần đi học mới làm. Năm nay cô không giao bài, con thấy rất mừng” – Mai Chi kể.
Giống chị gái mình, cô em Mai Phương học lớp 5 cũng không có bất cứ bài tập Tết nào.
“Cô giáo con bảo chúng con học online suốt học kỳ qua đã vất vả rồi, Tết dành thời gian cho gia đình, ra ngoài chơi chỗ nọ chỗ kia cho thoải mái, không cần ôm máy tính nữa” – Mai Phương hào hứng nói.
![]() |
Không được sung sướng như hai chị em Chi - Phương, mới đây, trên một nhóm ở mạng xã hội dành cho học sinh - sinh viên, các bạn trẻ vừa chia sẻ hình ảnh về "quà Tết mà thầy Thế" dành riêng cho lớp học của mình.
Đó là 4 mặt giấy A4 với loạt bài tập về nhà mà các bạn phải hoàn thành trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Và không chỉ có “học sinh của thầy Thế” có “lì xì” Tết bằng bài tập về nhà. Một phụ huynh có con học lớp chất lượng cao ở Hà Nội than thở chỉ riêng môn Toán cô đã giao tới 72 bài tập về nhà trong kỳ nghỉ Tết, chưa kể bài Ngữ văn và Tiếng Anh.
Chị Ánh Tuyết (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có con học lớp 7 cũng cho biết con mình được cô giáo Tiếng Anh “mừng tuổi” tới 200 từ mới cho mỗi loại danh từ, động từ, tính từ, trạng từ.
“Biết học Tiếng Anh là quan trọng thật đấy, nhưng thấy nhiều bài quá mình cũng ngợp nói gì đến trẻ con đang háo hức được nghỉ học”.
Chị Tuyết cho rằng có bài tập Tết cũng được, nhưng nên vừa phải, gọi là để các con khởi động trước khi trở lại học. "Chứ giao nhiều bài quá thì cả con lẫn bố mẹ canh cánh chuyện bài vở, thành ra nghỉ không ra nghỉ, học không ra học".
Một cô giáo lớp 2 ở TP.HCM thì chia sẻ rằng những học sinh không làm bài tập hoặc gia đình không kèm, sau Tết các em quên khá nhiều. Vì vậy, cô thường giao một số bài phù hợp với khả năng của học sinh bởi nếu không có bài nào, ra Tết giáo viên rất vất vả dạy lại.
Tuy nhiên, năm nay cô không giao bài tập nữa vì “học kỳ vừa qua học online nên chất lượng không bằng mọi năm. Trong khi đó, năm vừa qua đã quá căng thẳng với cả phụ huynh và học sinh của TP. Vì vậy, còn mấy ngày tết tôi mong mọi người nghỉ ngơi thoải mái, sau Tết được trở lại trường học trực tiếp, cô và trò sẽ dồn sức dạy và học”.
Trong khi đó, một cô giáo Tiếng Anh có hơn 20 năm trong nghề cho biết chưa chưa bao giờ giao bài tập Tết. Lý do, theo cô đây là dịp mà đến người lớn còn không muốn làm gì thì trẻ con lại càng không.
“Các con không có tâm trí học hành dịp này, ra bài tập để ép con học, hay đúng hơn là để phụ huynh ép con tôi thấy không hiệu quả. Đầu năm đi học thấy các con làm sai, làm thiếu chả lẽ lại mắng, lại phạt sẽ mất hay, mà không trách thì lại không công bằng với các bạn làm bài đầy đủ. Vậy nên tôi không giao bài tập”.
Những bài tập Tết học trò sẵn lòng thực hiện
Từ nhiều năm nay, cô Thu Vân – giáo viên lớp 1 ở một trường tiểu học thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) vẫn giao bài tập trong kỳ nghỉ dịp Tết cho học sinh.
“Bài tập chỉ là khai bút đầu xuân thôi, trong đó có những yêu cầu như giải tìm mật mã mấy phép tính để điền nốt vào câu chuyện ý nghĩa tiền mừng tuổi, phỏng vấn bố mẹ hay người thân rồi ghi vào vài dòng…” - cô giáo này cho biết.
Mỗi năm, cô Vân lại thay đổi nội dung cho phù hợp. Năm nay, phần phỏng vấn ngoài thân ngoài các câu hỏi như Bố mẹ hay xem kênh tivi gì? Món ăn yêu thích là gì?... thì có các câu hỏi như Bố mẹ cảm thấy thế nào trong mùa dịch, Bố mẹ cảm thấy thế nào về việc học tại nhà?... Hay Ghi lại những bài học bạn thích khi học online, hay câu đố tìm mật mã Giúp chú hổ diệt virus Corona…
![]() |
Bài tập về nhà như thế này thì không học trò nào ngại làm |
“Việc khai bút là để giữ phong tục cổ truyền, bé nào cũng có thể viết lại được bài thơ nào bé thích. Hay tìm mật mã bằng cách giải những phép tính đã học, biến giải toán thành trò chơi để các bé có hứng thú.
Từ ngày mùng 1 hay mùng 2 trở đi, mình sẽ cho đăng dần các bài thơ mà các bé khai bút lên trang Facebook của lớp”.
Theo cô Vân, cách ra bài tập như vậy để học sinh gượng tay khi quay trở về học sau 10 ngày, nhưng cũng không có cảm giác học hành cho đúng không khí “ăn Tết, chơi Tết”.
Trước đó, cũng có nhiều bài tập Tết được học trò “truyền tụng” vì sự thú vị.
Hay loạt "bài tập Tết" của thầy giáo Trần Văn Minh, Trường THCS-THPT Đào Duy Anh (TP.HCM) cũng từng khiến không chỉ học trò của thầy thích thú.
Với thầy Minh, "Tết chính là học kỳ về Gia đình. Là khi ta có những ngày cảm nhận sâu sắc những điều tưởng vô cùng quen thuộc như quê nhà, tổ ấm, họ hàng thân thuộc, bạn cũ tình thâm... Là Tết ấm trong gian bếp cũ, trong tim mọi người. Là tiếng gà gáy báo bình minh sau mảnh vườn ướt sũng sương đêm. Là biết mình đang lớn giữa những yêu thương và hi vọng.
Tết là học kỳ về Nữ công gia chánh. Là bánh tét tròn xanh lá, là bánh chưng vuông vắn để cúng Giao thừa. Là chảo mứt gừng đang sên trên riu riu lửa đỏ. Là nồi thịt kho tàu, là hũ dưa hành. Là biết tảo tần tay mẹ, lòng bà. Là biết những thảo thơm làng xóm quê nhà. Là biết ta đã bớt vụng về trong gian bếp để thấu cảm về những bữa cơm nhà.
Tết là kỳ học về Định vị. Cho dù ta đã thành thạo những công cụ định vị của Google thì Tết vẫn dạy ta định vị đường về nhà theo một cách thật đặc biệt nhất.
Vì đường về nhà cũng là con đường đi thẳng vào tim. Tết dạy ta cách định vị những giá trị như chiếc neo để rồi giúp ta đủ tự tin để có thể đi thật xa như mình mong ước.
Tết là học kỳ của Thứ tha. Những dỗi hờn trách giận phải lùi xa cùng năm tháng cũ. Vì phía trước có bao điều mới mẻ đang chờ ta cùng trải nghiệm. Tết còn dạy ta cách tha thứ với những thất bại của chính mình để có thể khơi nguồn sáng tạo, làm mình mới hơn khi năm mới đến.
Tết là học kỳ về Sẻ chia. Là ta biết có một gia đình lớn bên ngoài gia đình nhỏ của mình. Là chia sẻ một nụ cười cho người xa lạ. Một chiếc áo ấm cho người vô gia cư. Một đôi dép nhỏ cho đứa trẻ vùng cao giá lạnh chân trần. Một bát cơm có thịt cho những ai đã quanh năm rau dại nấu muối cùng nước khe suối giữa rừng. Là gửi Tết ấm cho em, cho chị, cho bà, cho ông, cho những ai còn khốn khó. Tết là khi ta thực sự lớn lên từ những chia sẻ như vậy.
Và cuối cùng, Tết là học kỳ về Quản lý thời gian. Nhắc ta biết tháng ngày qua đi nghĩa là đã mất. Nhắc ta biết nhanh chân với những dự định, mục tiêu mà ta muốn đạt được trong ngắn ngủi cuộc đời".
Phương Chi
Theo Bộ GD-ĐT, dự kiến, đến ngày 7/2/2022 sẽ có khoảng 17,1 triệu học sinh được đến trường học trực tiếp (chiếm 75,71% tổng số học sinh của cả nước).
" alt=""/>Bài tập về nhà Tết Nguyên Đán 2022 'dễ thở', nhiều học trò lần đầu thảnh thơiTrang trí và bảo vệ cho cánh cửa chính của ngôi nhà
Cửa chính của một ngôi nhà ở vị trí ngã ba cần có cả sự bảo vệ và tăng cường. Cách hóa giải nhà ở ngã ba đường chính là bạn có thể thu hút năng lượng cho cửa chính của ngôi nhà bằng màu sắc phong thủy phù hợp. Chẳng hạn, với một cánh cửa chính hướng Nam, bạn chắc chắn có thể sử dụng màu đỏ rực rỡ để tạo ra năng lượng tốt đẹp.
Treo gương bát quái
Gương bát quái là một loại gương đặc biệt. Cấu tạo bao gồm gương soi ở tâm điểm và tám quẻ bát quái: Càn, Khảm, Cấn Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài ở xung quanh theo một trật tự nhất định. Theo quan niệm của người xưa, gương bát quái bảo vệ những người sống trong ngôi nhà không bị tà khí xâm phạm.
Khi treo Bát quái hướng về ngã ba đường, nóc nhà, những vật trực chiếu hay những hình ảnh xấu về phong thủy… thì gương soi ở tâm bát quái sẽ giữ vai trò phản xạ lại các luồng xung sát. Còn tám quẻ có nhiệm vụ hóa giải, chống lại các lực hướng tới. Gương bát quái có hai loại là bát quái lõm và bát quái lồi.
Đối với nhà ở ngã ba, ngã năm bị con đường đâm vào, bạn có thể hóa giải bằng cách treo bát quái lồi trước cửa. Ngoài ra, nếu diện tích mặt tiền rộng, bạn có thể thiết kế tiểu cảnh nước với cây cối hoặc hòn giả sơn trấn trước cửa vừa để điều tiết các dòng khí vào nhà vừa tạo môi trường cảnh quan hài hòa trong đô thị.
Bài viết mang tính chất tham khảo.
Theo Em đẹp
Trong ngôi nhà cần có sức sống, sự tươi mới, vui vẻ nhưng những loại cây đã héo úa lại chỉ mang đến sự thiếu sức sống, tẻ nhạt.
" alt=""/>3 cách hóa giải phong thủy xấu cho nhà ở ngã ba đườngTheo đó, khoảng 8h sáng ngày 17/5 vừa qua, trong lúc trèo lên mái nhà sửa chỗ dột, ông Bằng dẫm phải mảnh ngói mục, bị trượt chân ngã xuống đất từ độ cao 3 mét. Nghe thấy tiếng động lớn, con trai chạy đến thì thấy cha đã bất tỉnh, vội đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Sau khi chụp chiếu và sơ cứu tại bệnh viện huyện, ông Bằng lập tức được chuyển lên Bệnh viện Việt Đức. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán ông bị chấn thương sọ não, xuất huyết dưới nhện lan tỏa, chảy máu não thất bán cầu (T), chấn thương hàm mặt và vỡ phức tạp nhiều xương. Sau khi phẫu thuật hút máu tụ trong não, ông tiếp tục được điều trị viêm màng não và viêm phổi, đến khi hết viêm mới cai máy thở.
Điều đáng lo ngại nhất lúc này là ông Bằng không có bảo hiểm y tế. Riêng tiền thuốc đã tốn khoảng 3,5 triệu đồng/ngày mà quá trình điều trị còn kéo dài. Từ lúc ông nhập viện đến nay, gia đình đã chạy vạy khắp nơi mới vay được 150 triệu đồng đóng viện phí.
Trong khi đó, gia đình ông Bằng thuộc diện khó khăn ở địa phương. Hai vợ chồng vốn làm nông, có 3 người con, con trai lớn đã lập gia đình, hiện đang cùng mẹ chăm sóc bố. Con trai thứ hai làm thợ nhôm kính, con gái út mới học lớp 3. Các con đều là lao động thu nhập thấp, dù cố gắng gom góp cũng chẳng đủ tiền cho bố chữa trị.
"Chúng tôi bất lực, dù đã tìm đủ mọi cách nhưng chẳng thể lo được cho bố. Không có bảo hiểm y tế nên chi phí tốn kém quá, gia đình cũng khánh kiệt", anh Lê Hoàng Khang, con trai ông Bằng chia sẻ.
Ông Trần Minh Huấn, Phó chủ tịch UBND xã Hải Phương xác nhận: ông Lê Văn Bằng là công dân địa phương, vừa qua không may bị ngã chấn thương sọ não, đang được điều trị ở Bệnh viện Việt Đức. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khi vợ chồng ông Bằng đều làm nông. Rất mong cộng đồng chung tay, giúp đỡ ông có thêm kinh phí chữa trị.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Lê Hoàng Khang/Lê Hoàng Sơn (con trai ông Bằng), xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. SĐT: 0967009051 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.156(ông Lê Văn Bằng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |