Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Perth Glory, 12h00 ngày 4/5: Những người khốn khổ
- Theo đuổi ngành công nghệ sinh học chỉ vì sợ máu, không dám vào ngành Y, giờ đây Cao Thị Việt Nga đang ấp ủ những nghiên cứu nhằm nhân giống cây dược liệu trong sách đỏ của Việt Nam. |
Cao Thị Việt Nga (phải) và Vùi Văn Kiên - hai tác giả của nghiên cứu nhân giống cây Đảng sâm. Ảnh: Lê Văn. |
Chúng tôi gặp cô gái trẻ Cao Thị Việt Nga tại Hội nghị KHCN tuổi trẻ các trường ĐH, CĐ khối Nông – Lâm – Ngư – Thủy lợi được tổ chức cuối tháng 11 vừa qua. Nga cùng người bạn cùng lớp người dân tộc Tày Vùi Văn Kiên đoạt giải Nhất với công trình "Nhân giống cây Đảng sâm (Codonopsis Javania) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô in vitro".
Nga cho biết cây Đảng sâm là một cây dược liệu quý, có trong sách đỏ của Việt Nam. Năm thứ 4 đại học, khi thầy hướng dẫn giới thiệu một số cây trong sách đỏ để chọn làm đề tài khoa học, Nga đã quyết định chọn cây Đảng sâm.
"Em tìm hiểu qua một số cây dược liệu thì thấy cây này rất thú vị. Không chỉ có hàm lượng sapugin như sâm trong rễ cây mà cả củ rễ, lá, củ cũng có thể sử dụng để nấu canh hay xào nấu. Trong quá trình tìm hiểu, em còn biết rằng có thể chiết xuất chất từ củ rễ của cây với nồng độ đặc có thể đuổi muỗi. Nói cách khác, gần như tất cả bộ phận của cây này đều có thể sử dụng được vì vậy em rất thích thú và quyết định chọn cây này".
Thực tế, trước đề tài của Nga và Kiên, cây Đảng sâm đã được nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên, theo Nga thì những công trình khoa học đã được công bố chỉ nhân giống bằng cơ quan sinh dưỡng như cành chồi, trong khi phương pháp của các em là nhân giống bằng hạt.
Với phương pháp này, nguồn gien sẽ có giá trị bảo tồn. Bên cạnh đó, hóa chất sử dụng trong kỹ thuật nhân giống mà nhóm Nga và Kiên sử dụng an toàn hơn với người sử dụng và cũng không yêu cầu kỹ thuật cao như một số kỹ thuật khác.
"Một ưu điểm khác, vượt trội hơn chính là thời gian. Trong cùng một thời gian thì hiệu suất của kỹ thuật mà nghiên cứu của chúng em sử dụng tốt hơn các kỹ thuật khác" - Nga nói. "Cùng một thời gian để vật liệu mẫu ra chồi, em chỉ mất một tháng trong khi những kỹ thuật khác có thể mất tới 90 ngày".
Ngoài ra, so với phương pháp gieo hạt tự nhiên, kỹ thuật trong nghiên cứu của Nga và Kiên cũng cho hiệu quả cao hơn.
"Hạt Đảng sâm chỉ gieo 2 vụ, một vụ từ tháng 2 đến tháng 4 và một vụ từ tháng 9 đến tháng 10. Tuy nhiên, với kỹ thuật của chúng em thì có thể gieo hạt quanh năm. Bên cạnh đó hạt gieo trong tự nhiên thì cây giống phải từ 3-5 năm, chất lượng cực tốt mới có thể nảy mầm được. Còn với kỹ thuật của chúng em thì môi trường đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạt giống cũng không cần cạnh tranh, chỉ việc lớn lên thôi. Do đó, tỉ lệ nảy mầm tốt hơn nhiều".
Nga cho biết, kỹ thuật này nếu được áp dụng trong thực tế sẽ mang lại khá nhiều lợi ích. Với giá trị dược liệu cao, hiện nay, cây Đảng sâm đang có nhu cầu khá lớn tại Việt Nam.
"Theo một thống kê năm 2015 thì chỉ riêng người Việt Nam sử dụng tới 1.000 tấn Đảng sâm mỗi năm, chiếm khoảng hơn 2% tổng số nhu cầu dược liệu. Trong khi đó hơn 1 nửa dược liệu phải nhập từ Trung Quốc" - Nga cho hay.
Ước mơ nhân giống dược liệu trong sách Đỏ
Là sinh sinh K57 của Khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, Cao Thị Việt Nga vừa tốt nghiệp và hiện đang là học viên cao học năm thứ nhất tại trường.
Nga kể, từ năm học cấp 2, cấp 3, do nhà gần Trường Lâm nghiệp nên Nga đã thích tìm hiểu cây cối và học môn Sinh học. Từ những ngày đó, Nga đã đọc và rất yêu thích việc nhân giống các cây dược liệu quý của Việt Nam.
 |
Việt Nga cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi giấc mơ nhân giống các cây dược liệu quý trong sách đỏ. Ảnh: Lê Văn. |
Khi thi vào đại học, lúc đầu, Nga dự định thi vào ngành y dược để đeo đuổi ước mơ tìm hiểu cây dược liệu. Tuy nhiên, vì sợ máu nên cuối cùng Nga đã quyết định lựa chọn ngành Công nghệ sinh học của Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu nhân giống cây Đảng sâm cũng không phải là đề tài về cây dược liệu đầu tiên của cô gái trẻ. Vào năm thứ 3 đại học, Nga cũng đã thực hiện một đề tài nghiên cứu với cây Hoàng đàn tuy nhiên không được thành công như kỳ vọng.
"Cây Hoàng đàn có tính bảo lưu cục bộ, nghĩa là rất khó tác dụng các chất khác. Việc vào mẫu cũng gặp nhiều khó khăn. Ban đầu em vào mẫu bằng hạt không thành công. Sau đó thì vào mẫu bằng cành chồi thì mới thành công bước đầu. Tuy nhiên, do là đề tài nghiên cứu của sinh viên nên thời gian không cho phép và do kinh nghiệm còn hạn chế nên không được thành công cho lắm" - Nga chia sẻ.
Khi được hỏi các đề tài trước nay đều chọn những cây dược liệu trong sách đỏ để nhân giống có phải vì muốn nhanh nổi tiếng không, Nga quả quyết, cái quan trọng là ở giá trị của nghiên cứu chứ không phải vì sự nổi tiếng.
"Hiện nay các cây nông nghiệp khác thì ĐH Lâm nghiệp đã làm rất tốt và tạo ra nhiều cây có giá trị. Hơn nữa, em nghĩ sinh viên có thất bại nhiều mới có kinh nghiệm nên mới chọn tìm hiểu những cây dược liệu có tronh sách đỏ".
Nga cũng chia sẻ, sinh viên ngành Công nghệ sinh học làm nghiên cứu rất khổ vì phải tiếp xúc với hóa chất độc và rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. "Mặc dù các thầy cô hướng dẫn tận tình nhưng mình chỉ cần sơ sẩy một cái là có thể bị hỏng và tỉ lệ chọn đề tài dễ thì không có tính khoa học và khó quá thì mạo hiểm. Người trẻ nhiều khi thấy thất bịa là hơi nản".
Theo Nga, khó khăn lớn nhất của sinh viên khi theo đuổi nghiên cứu khoa học chính là khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là trở ngại rất lớn.
"Các đề tài muốn có tính thiết thực và cập nhật nhất thì phải có tiếng Anh để đọc tài liệu nước ngoài. Các thầy cô hướng dẫn không thể cầm tay chỉ việc là em đọc tài liệu này hay tài liệu kia. Thầy cô chỉ cho mình vài keyword (từ khóa) để tìm. Khi làm đề tài nghiên cứu cây Đảng sâm để làm được phần tổng quan đề tài em cũng đã gặp rất nhiều khó khăn" - Nga nói.
Đề tài nhân giống cây Đảng sâm mà Nga cùng Kiên thực hiện trong năm thứ 4 sau đó cũng được phát triển thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của Nga. Cô gái mới 22 tuổi cho biết, thành công và thời gian nghiên cứu về cây Đảng sâm đã tiếp thêm động lực và đam mê của em với công việc này.
"Sau này nếu được chọn đề tài bảo vệ luận văn thạc sĩ, em vẫn hy vọng sẽ tiếp tục được làm về cây dược liệu như ước mơ từ khi còn nhỏ của mình" - Nga khẳng định.
Bài viết có sự hợp tác của Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Lê Văn
" alt=""/>Cô cử nhân đam mê nhân giống cây dược liệu sách đỏ
Goo Hye Sun và Jae Hyun đăng ký kết hôn vào tháng 5/2016. Cả 2 nhận được thiện cảm từ nhiều khán giả khi tới bệnh viện làm từ thiện vào ngày thành hôn.Tháng 9/2019, nam diễn viên Ahn Jae Hyun đệ đơn ly hôn Goo Hye Sun sau ba năm chung sống. Goo Hye Sun tố chồng ngoại tình, chê ngoại hình, thường uống say và trò chuyện với nhiều phụ nữ khiến cô bị tổn thương.
 |
Goo Hye Sun. |
Mới đây, Goo Hye Sun xuất hiện trên tạp chí TENSTAR và có những chia sẻ về cuộc sống độc thân sau khi ly hôn.
Ngôi sao Hàn Quốc chia sẻ đã giảm được 14kg nhờ ăn một chiếc kẹo mút khi thèm ăn vặt vào ban đêm thay vì bữa ăn nhẹ, sau đó cố gắng ngủ. Kẹo mút có 45 calo, nhưng bữa ăn nhẹ vào ban đêm chứa tới 800 calo nên cô chọn cách này để giảm cân
"Tôi khỏe hơn khi lên cân, nhưng đầu gối bị đau nên tôi giảm cân. Tôi chăm chỉ tập thể dục để giảm cân để có ngoại hình đẹp gặp gỡ người hâm mộ", Goo Hye Sun nói thêm.
 |
Goo Hye Sun giảm 14 kg sau khi ly hôn nhờ ăn kẹo mút |
Nói về cảm xúc sau ly hôn, Goo Hye Sun chia sẻ: "Nhiều người nghĩ rằng những ai ly hôn sẽ không hạnh phúc nhưng tôi nghĩ khác. Nếu hôn nhân là một ảo tưởng đầy hy vọng thì ly hôn chính là thực tại. Khi đã chạm đáy của đau khổ, bạn sẽ tìm cách để hạnh phúc. Tôi muốn làm cho cuộc đời tôi hoàn hảo và tôi đủ can đảm để làm điều đó".
Sau khi rời khỏi công ty chung với chồng cũ Ahn Jaehyun, Goo Hye Sun hiện đầu quân về cơ quan chủ quản mới MIMI Entertainment.
Dương Vy

Ahn Jae Hyun và Goo Hye Sun đồng thuận ly hôn trong êm đẹp
Cặp đôi chính thức ly hôn sau một năm gây chấn động vì scandal tố nhau trên mạng xã hội. Động thái mới của Goo Hye Sun sau ly hôn khiến nhiều người bất ngờ.
" alt=""/>Goo Hye Sun giảm 14kg sau khi ly hôn nhờ ăn kẹo mút
Sự đóng khung nhằm đào tạo ra những lứa học sinh giống nhau, sự giống nhau khiến người ta yên tâm rằng có thể dễ dàng quản lý. Trẻ sợ nghĩ trong môi trường giáo dục đóng khung
Điểm giống nhau ở những đứa trẻ trong nền giáo dục như thế còn ở sự an toàn suy nghĩ đến mức không dám nghĩ, hoặc luôn nghĩ “như các bạn” hay là nghĩ ra điều mới, điều cần hỏi, điều muốn biết mà chọn lựa im lặng.
Cách vận hành của não bộ hình thành quá trình phát triển tư duy chính là một sự “trao đổi chất”, dưới dạng thức thắc mắc thông tin và xử lý dữ kiện, làm đầy bổ sung, phản biện gạch bỏ, phản đối bôi đen, gạn lọc xoá trắng...
Xã hội đòi hỏi thế hệ càng trẻ càng ngày càng phải giỏi, phải tài năng, phải toàn vẹn để tiếp tục xây dựng đất nước, nhưng lại tước đi quá sớm từ trong các hệ thống giáo dục theo cấp quyền được nghĩ khác, quyền có ý kiến riêng, quyền lên tiếng phản biện, quyền lắng nghe và đối thoại quan điểm, quyền được tôn trọng mỗi người là một cá thể riêng, có cá tính và suy nghĩ, cảm xúc không thể cứ giống như nhau được. Những đứa trẻ sẽ không thể thành công khi mà đến nghĩ cũng sợ nghĩ.
Nếu nhiều trường học vẫn còn đang giống như một cái hộp, đã đến lúc mở nắp hộp ra.
Hãy dạy một đứa trẻ như vun trồng một mầm cây
Dạy một đứa trẻ bởi vì yêu thương chúng, nghĩa là đầu tư cho một sự phát triển toàn diện từ trí tuệ, thể chất, tình cảm, khả năng giao tiếp xã hội, thói quen tốt, tư duy rõ ràng... Nhiều bậc phụ huynh muốn con “học giỏi” và nhiều giáo viên thì cần trò “điểm cao” nên họ chỉ tập trung chăm lo cho mục đích đó.
Từ đấy, một thế hệ được đào tạo ra học rất chăm, điểm rất cao nhưng “không biết gì mấy” ngoài sách vở, mà thi cử xong thì cũng quên hết. Không những thế, một loạt hội chứng sợ hãi dần hình thành, lười vận động nên sợ thể thao, sợ va chạm thử thách, sợ đám đông, sợ sự thay đổi của xã hội, sợ đi ra khỏi nhà, mơ hồ về nghề nghiệp tương lai, không thấu hiểu bản thân, không biết giao tiếp với các nhóm đối tượng khác nhau, thậm chí không rõ, không có bất cứ sở thích, đam mê cụ thể nào...
Nếu nuôi dạy một đứa trẻ như trồng cắt cây cảnh, thì cây cảnh có thể đẹp, nhưng chưa chắc đã khoẻ, và không chắc là vui.
Mọi sự phát triển bền vững nhất luôn là thuận theo trưởng thành tự nhiên, đã đến lúc có thể mong đợi và kỳ vọng ở trẻ, nhưng áp đặt khuôn mẫu không còn là một phương pháp giáo dục nên phổ biến nữa.
Giáo dục là một quá trình
Một người trao đi sự giáo dục cần nhất lòng kiên trì, và một người nhận hưởng sự giáo dục cũng cần nhất sự nhẫn nại. Bởi vì giáo dục là một hành trình dài, một sự thẩm thấu dần dần nhiều tầng nhiều lớp, tuyệt đối không phải sự nhồi nhét, “tẩy não” hay là nặng nề thành tích khen thưởng đến mức không trung thực.
Giáo dục đúng là một nền giáo dục khuyến khích phát triển những thực chất tích cực, không có giáo dục nhanh gọn, vội vàng, qua loa nào mà đáng để tự hào cả. Bất cứ sự phát triển nhân cách tư duy con người không thể nay bắt đầu mai hoàn thành được. Nếu ý thức được điểm số luôn là nhất thời và quá ít giá trị, nhiều người sẽ không theo đuổi nó đến kiệt sức như vậy nữa.
Cần mở ra một thế giới
Thế giới rộng lớn như đại dương, làm thế nào để sau khi bước ra một cánh cửa lớp, một cánh cổng trường học, những đứa trẻ có thể đã biết bơi, đã sẵn sàng ngụp lặn khám phá và tự tin bơi thật dài hơi?.
Trường học là một sự tập dượt, ngã để biết cách đứng lên, điểm thấp để biết lần khác nỗ lực, được khen ngợi thì trân trọng công sức đã cố gắng, kết nối với bạn bè bởi niềm vui, nhận được sự tôn trọng của thầy cô giáo để hồi đáp lòng biết ơn, hình thành thói quen tốt, tư duy tốt, nhân cách tốt, muốn trưởng thành để sống hữu ích vì nhận ra các giá trị về con người, xã hội.
Đó là một trường học mà đến trường sẽ là những hồi ức muốn nhớ. Giáo dục chưa tốt sẽ cản trở bước tiến, giáo dục tốt sẽ tạo ra động lực để đi xa. Thế nên, đầu tư cho giáo dục tốt chính là đầu tư có lãi cho tương lai.
Xem thêm về một nền giáo dục hiện đại: http://m.gatewayhanoi.com/
Thúy Ngà" alt=""/>Những lứa học sinh ‘cá hộp’