Chương trình hội thảo “CMMI 2.0 và Tự động hóa quy trình quản lý chất lượng” do FPT Software phối hợp với QAI Global tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp CNTT Việt Nam cập nhật những thông tin mới nhất và kinh nghiệm áp dụng CMMI 2.0 trong hoạt động cung cấp dịch vụ phần mềm.
CMMI (Capability Maturity Model Integration) được xem như vé thông hành cho các doanh nghiệp CNTT tham gia vào chuỗi cung cấp dịch vụ phần mềm trên toàn cầu, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc chuyên nghiệp hóa quy trình sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu thay đổi của toàn cầu hóa, việc nâng cấp các version của CMMI là điều bắt buộc với các doanh nghiệp phần mềm.
CMMI 2.0 là phiên bản CMMI hoàn toàn mới được Viện Công nghệ Phần mềm Hoa Kỳ (SEI) công bố vào tháng 3/2018. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên tiếp cận với CMMI 2.0 thông qua chương trình hội thảo ngày 6/6.
Cấu trúc CMMI 2.0 thay đổi toàn diện hơn so với các phiên bản trước giúp các doanh nghiệp dù chưa có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực CMMI vẫn có thể tìm hiểu và áp dụng. Điều quan trọng nhất là CMMI 2.0 giúp các doanh nghiệp có được một quy trình cao cấp hơn để phân tích/ đánh giá và thích ứng nhanh hơn trong các điều kiện thay đổi mới, giải quyết được vấn đề cần theo dõi và điều chỉnh kịp thời các kế hoạch của doanh nghiệp khi cần thiết.
Hội thảo cũng là một trong những hoạt động của FPT Software nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT Việt Nam xây dựng, áp dụng quy trình sản xuất theo chuẩn CMMI để nâng cao chất lượng, năng lực sản xuất phần mềm theo tiêu chuẩn cao nhất của thế giới. Trước đó, năm 2009, FPT Software đã chuyển giao Bộ tài liệu hỗ trợ triển khai, xây dựng, áp dụng và thi lấy chứng chỉ CMMI mức 5 cho cộng đồng doanh nghiệp CNTT Việt Nam.
" alt=""/>Gần 100 doanh nghiệp CNTT Việt lần đầu cùng chuyên gia quốc tế thảo luận về CMMI 2.0Theo Bloomberg,cuộc chiến pháp lý kéo dài 7 năm giữa Samsung và Apple đã dần đi đến hồi kết với phần thắng nghiêng về nhà Táo. Thẩm phán tại tòa án tối cao San Jose, California hôm nay đã đưa ra phán quyết rằng Samsung đã vi phạm các bằng sáng chế về thiết kế của Apple như các góc bo tròn, mép viền màn hình và cách sắp xếp các ứng dụng theo bố cục dạng lưới trên iOS.
"Chúng tôi đặt niềm tin rất lớn vào giá trị của thiết kế sản phẩm nên nhóm nghiên cứu của công ty đã làm việc không ngừng nghỉ nhằm mang lại sự hài lòng cũng như trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Vụ kiện này có ý nghĩa rất lớn chứ không phải chỉ dừng lại ở khoản tiền bồi thường",đại diện Apple chia sẻ với Bloomberg. Theo nguồn tin, phiên tòa lần này chủ yếu xoay quanh việc quyết định xem số tiền mà Samsung phải bồi thường cho Apple sẽ dựa trên doanh số smartphone của Samsung hay giá trị của những thành phần mà công ty đã vi phạm bằng sáng chế.
Cuộc chiến pháp lý giữa hai gã khổng lồ công nghệ lớn nhất thế giới hiện nay nổ ra từ năm 2011 và kéo dài cho đến tận ngày nay. Vô số phán quyết của tòa án được đưa ra đã khiến nó trở thành một trong những cuộc chiến pháp lý về bằng sáng chế phức tạp nhất lịch sử ngành công nghiệp điện tử. Ban đầu Apple yêu cầu Samsung bồi thường 2,5 tỷ USD vào năm 2011, nhưng tòa án đã giảm xuống dưới 1 tỷ USD vào năm 2012.
Và sau đó 3 năm, phiên tòa phúc thẩm đã cho rằng Apple không thể đăng ký thương hiệu hợp pháp cho thiết kế của iPhone nên Samsung chỉ cần trả khoảng 548 triệu đô la cho công ty này. Samsung cũng đã đồng ý với phán quyết này và thực hiện thanh toán vào tháng 12/2015, sau khi cả hai đồng ý không tranh chấp bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ vào năm 2014.
Tuy nhiên, có vẻ như Samsung vẫn cảm thấy "xót" khi phải trả số tiền lớn đến như vậy nên đã liên tục đòi kháng án và yêu cầu xét xử lại nhằm giảm thiệt hại mà hãng phải đền bù, khiến vụ kiện kéo dài đến tận ngày nay. Vào tháng 11 năm ngoái, tranh chấp giữa hai công ty về bằng sáng chế của cơ chế mở khóa slide-to-unlock đã kết thúc với phần thắng nghiêng về Apple và Samsung phải bồi thường 120 triệu USD. Nay, với phán quyết mới này, những tranh chấp cuối cùng cũng đã được xác định, và cuộc chiến dai dẳng này cũng sẽ có thể đi đến hồi kết.
Hoặc không, nếu Samsung... lại quyết định tiếp tục kháng cáo.
" alt=""/>Tòa tuyên Samsung phải nộp cho Apple 539 triệu USD, cuộc chiến kéo dài 7 năm sắp kết thúc?