Trước đó như đã phản ánh, mạng xã hội chia sẻ về thông báo của Trường THPT Lạc Long Quân khiến dư luận xôn xao. Theo nội dung thông báo, một phụ huynh lớp 12A3 có ý kiến trong nhóm zalo của lớp về chuyện thu chi của nhà trường. Vì vậy, trường mời phụ huynh này lên làm việc.
Cũng theo thông báo này, nhà trường đã nhiều lần mời phụ huynh để nghe giải thích về nội dung tin nhắn nhưng không nhận được sự hợp tác. Ngày 7/9, trường đã cử giáo viên chủ nhiệm đến nhà để trao đổi và chuyển lời mời của ban giám hiệu nhưng đến nay phụ huynh vẫn chưa lên làm việc. Do đó, ngày 25/9, nhà Trường THPT Lạc Long Quân tiếp tục gửi thông báo tới phụ huynh.
“Sau thời gian trên, nếu ông không lên làm việc, nhà trường sẽ từ chối công tác giáo dục đối với học sinh”, thông báo của trường nêu. Ảnh chụp thông báo có dấu đỏ và chữ ký của Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân.
Về việc này, ông Đinh Quang Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân, cho biết trường mời phụ huynh lên làm việc không phải về nội dung liên quan tới chuyện thu chi mà vì “phụ huynh trong nhóm lớp đã có tin nhắn nội dung xúc phạm danh dự của nhà trường”.
“Phụ huynh gửi con vào một môi trường mà phụ huynh nói là không trung thực, gửi con vào mà không biết sau này con ra sẽ làm gì. Như vậy đương nhiên chúng tôi phải mời lên làm việc để làm rõ”, ông Dũng nói.
Trước câu hỏi căn cứ nào để trường có quyền từ chối công tác giáo dục với học sinh, ông Dũng cho hay Trường THPT Lạc Long Quân là trường ngoài công lập và có nội quy, quy chế, quy trình phản ánh của phụ huynh, giáo viên, nhân viên.
Ông Dũng giải thích thêm: “Trong công tác giáo dục học sinh, kể cả các văn bản của Bộ GD-ĐT, cần việc phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh. Gửi con tới trường, trường mời lên nhưng phụ huynh không lên. Giáo viên chủ nhiệm về tận nhà mời, họ cũng không lên. Không có sự hợp tác trong công tác giáo dục, làm sao nhà trường có thể làm được?
Phụ huynh lúc nào cũng đòi hỏi nhà trường phải thế này, thế kia trong khi phụ huynh không tôn trọng nhà trường. Chúng tôi muốn mời lên làm việc là để phụ huynh có ý kiến tại sao lại nhắn như thế trong nhóm lớp. Chúng tôi chỉ cần sự giải thích của phụ huynh”.
Ông Dũng cho hay, nhà trường có quy trình từng bước, chứ không phải mời một lần, phụ huynh không lên sẽ cho học sinh dừng học ngay.
“Chúng tôi làm giáo dục nhưng phụ huynh cứ như thế, làm sao làm được? Điều gì cũng muốn con mình được tốt nhất nhưng khi nhà trường mời lên để trao đổi thì như thế”, ông Dũng nói.
Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, Y tế là một trong những ngành nghề quan trọng tại Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, các định hướng phát triển nhân lực trong ngành này bao gồm tăng cường đào tạo các chuyên môn mới như y học phân tử, y học gen... và đẩy mạnh việc nâng cao trình độ của các bác sĩ và y tá, tăng tỉ lệ bác sĩ trên một vạn dân.
Theo định hướng nhu cầu bác sĩ, dược sĩ trình độ đại học được xác định trong dự thảo Báo cáo Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2025, đạt chỉ tiêu 15 bác sĩ và 2,8 dược sĩ đại học (25 điều dưỡng viên) trên 10.000 dân; Đến năm 2030, đạt chỉ tiêu 19 bác sĩ và 3,0 dược sĩ đại học (33 điều dưỡng viên) trên 10.000 dân. Định hướng đến 2050, đạt chỉ tiêu 35 bác sĩ (90 điều dưỡng viên) trên 10.000 dân.
Dự báo về nhân lực y tế cho thấy nhu cầu về số lượng bác sĩ và điều dưỡng cũng sẽ tiếp tục tăng qua các năm và có sự thiếu hụt lớn sau năm 2030, đặc biệt là điều dưỡng (thiếu hụt về điều dưỡng nhiều gấp đôi so với thiếu hụt bác sĩ). Trong giai đoạn 2021-2030, cả nước cần bổ sung thêm khoảng 173.400 bác sĩ và 313.900 điều dưỡng...