Việt Nam có cơ hội chuyển đổi số không?
Chuyển đổi số mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia. Các nước đang phát triển thậm chí có thể tận dụng cơ hội để chuyển đổi số nhanh hơn. Đây là cơ hội để Việt Nam vươn lên, thay đổi thứ hạng quốc gia. Lợi thế của Việt Nam là dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam có thể có những chủ trương lớn một cách nhanh chóng và tập trung.
Chuyển đổi số là một sự thay đổi mang tính tổng thể và toàn diện, từ Chính phủ, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, từng người dân, trong mọi lĩnh vực. Văn hoá của người Việt Nam là thích ứng nhanh với cái mới, ham học hỏi cái mới, sáng tạo trong ứng dụng cái mới. Việt Nam là nước có truyền thống lâu đời trong việc triển khai thành công các cuộc cách mạng toàn dân.
Vì sao chuyển đổi số là cơ hội cuối cùng?
Chuyển đổi số là cơ hội vô giá của chúng ta. Chuyển đổi số cũng là cơ hội cuối cùng của chúng ta trong vòng một vài thập kỷ tới. Những đột phá về công nghệ số đều thai nghén trong nhiều chục năm mới phổ biến được, vài năm và nhiều chục năm mới có một lần.
Chúng ta không tiến khi người khác tiến là chúng ta đã tụt lại. Nếu bỏ lỡ cơ hội này, chúng ta sẽ bị tụt lại sau các quốc gia khác xa hơn nữa, do người đi trước thắng cuộc là người lấy được tất cả.
(Theo Cẩm nang Chuyển đổi số - Bộ Thông tin & Truyền thông)
" alt=""/>Vì sao Việt Nam cần chuyển đổi số?Việc triển khai thử nghiệm được nhận định sẽ góp phần đánh giá tổng thể các nội dung cần thiết cả về kỹ thuật và cơ chế phối hợp liên mạng để triển khai mạng 5G.
Theo Cục Viễn thông, thỏa thuận này có ý nghĩa góp phần sớm đưa mạng 5G triển khai thương mại hóa trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo mỹ quan đô thị và tăng cường hiệu quả đầu tư hạ tầng của chính các doanh nghiệp. Thỏa thuận này chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy việc triển khai mạng 5G trên phạm vi toàn quốc.
Xét trên bình diện khu vực và quốc tế, đây là một trong các thỏa thuận đầu tiên về thử nghiệm dùng chung hạ tầng mạng 5G. Sự phối hợp này khẳng định quyết tâm của ngành thông tin và truyền thông trong việc đưa Việt Nam đồng hành với các nước đi đầu về 5G.
Phát biểu tại lễ ký kết, lãnh đạo Cục Viễn thông đánh giá cao sự hợp tác của các doanh nghiệp viễn thông. Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp thực hiện tích cực, hiệu quả, trên cơ sở hợp tác, xây dựng để đạt được kết quả thử nghiệm tốt nhất, tạo tiền đề thuận lợi cho quá trình khai thác thương mại sau này.
![]() |
Tốc độ 5G trung bình tại Việt Nam hiện đạt từ 500-600 Mbps. Ảnh: Trọng Đạt |
Tính đến hết tháng 5/2021, các nhà mạng Việt Nam đã triển khai thử nghiệm thương mại và dịch vụ 5G tại 6 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước và Thừa Thiên Huế. Tốc độ 5G trung bình tại Việt Nam hiện đạt từ 500-600 Mbps, nhanh hơn gấp 10 lần so với tốc độ truy cập của mạng 4G.
Với đặc điểm sử dụng băng tần có bước sóng milimet, vùng phủ sóng của các trạm BTS 5G chỉ đạt vài trăm mét so với bán kính vùng phủ từ 2-3km của các trạm 2G/3G/4G trước đây. Thực tế này đòi hỏi cần triển khai, lắp đặt số lượng trạm BTS 5G rất lớn mới có thể phủ sóng rộng khắp 5G. Do đó, việc triển khai dùng chung cơ sở hạ tầng, vị trí lắp trạm 5G là rất cần thiết.
Trước đó, phát biểu tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh: “Việt Nam triển khai 5G với tinh thần dùng chung cơ sở hạ tầng. Bộ đã đề nghị các doanh nghiệp xây dựng phương án và sẽ ra quy định về dùng chung cơ sở hạ tầng 5G, kể cả dùng chung thiết bị.”.
Trọng Đạt
Người dùng iPhone 12 tại Việt Nam đã có thể trải nghiệm 5G. Trước đó, mạng di động 5G chỉ mới thích ứng với dòng sản phẩm điện thoại cao cấp của Samsung và 1 số nhà sản xuất Trung Quốc.
" alt=""/>Viettel, MobiFone, VinaPhone phối hợp thử nghiệm dùng chung mạng 5G