Wedbush ước tính nhu cầu về iPhone 14 vẫn sẽ cao, với 240 triệu trong số hơn 1 tỷ người dùng iPhone trên thế giới vẫn chưa nâng cấp máy sau 3,5 năm. Trong đó, người dùng khi nâng cấp lên iPhone mới sẽ lưu ý đến mẫu máy có nhiều cải tiến là iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max. Với các tin đồn cho biết, năm nay iPhone 14 sẽ không có nhiều nâng cấp, trong khi các mẫu máy "Pro" đem tới nhiều cải tiến sáng giá, dự báo của các nhà phân tích có thể là chính xác.
Mức giá được cho là sẽ giữ nguyên đối với mẫu iPhone 14 bản thường, trong khi các mẫu iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max sẽ tăng giá thêm 100 USD. Bù lại, các mẫu máy "Pro" mới sẽ có camera 48MP và chip A16 mới nhất, cùng bộ nhớ lưu trữ lớn hơn.
Theo các nhà phân tích của Wedbush, thị trường Trung Quốc vẫn là nơi có nhu cầu cao với các iPhone mới. Báo cáo dự kiến, tại thị trường Trung Quốc, sẽ có khoảng 30% người dùng iPhone chưa nâng cấp sẽ mua iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max.
Wedbush cho biết thêm, bộ phận dịch vụ của Apple sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng trong năm tài chính sắp tới lên 90 tỷ USD, tiềm năng sẽ đạt 100 tỷ USD trong năm tài chính 2024 nhờ mức tăng trưởng hai con số. Đây là nguồn thu quan trọng của Apple và là tâm điểm của sự tăng trưởng đối với Táo khuyết khi mà thị trường smartphone gần như đã bão hoà.
Khi mảng dịch vụ của Apple được cho là trị giá tỷ USD kết hợp với mảng kinh doanh phần cứng iPhone, Wedbush tin rằng chỉ số rủi ro với Táo khuyết là rất thấp.
Hải Nguyên
" alt=""/>iPhone 14 Pro đắt nhưng vẫn hút khách hơn iPhone 14?Vướng lao lý, đại gia Nguyễn Cao Trí vẫn nắm loạt doanh nghiệp nghìn tỷ
Tại phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, khi tự bào chữa trước hội đồng xét xử, bị cáo Nguyễn Cao Trí mong được giảm nhẹ hình phạt. Ông này cho biết hiện vẫn là chủ tịch HĐQT, giám đốc của hệ thống nhiều công ty.
Dù vướng lao lý nhưng ông Trí vẫn giữ vị trí lãnh đạo của Capella Holdings với hệ sinh thái gồm hàng loạt doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực từ bất động sản, kinh doanh F&B đến giáo dục. (Xem chi tiết)
Cận cảnh ‘siêu’ dự án 118ha tại TP.HCM được kê biên trong vụ án Vạn Thịnh Phát
Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, một trong những bất động sản được kê biên là dự án Khu Công viên Mũi Đèn Đỏ, P.Phú Thuận, Q.7, TP.HCM. Dự án này do Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula, thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, làm chủ đầu tư.
Dù chủ đầu tư vẫn chưa được giao đất nhưng dự án này được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của 100 khách hàng thuộc nhóm bà Trương Mỹ Lan tại Ngân hàng SCB. (Xem chi tiết)
Đất nền Lâm Đồng chững lại, mua bán nhà ở tập trung tại 4 nơi này
Quý I/2024, toàn tỉnh Lâm Đồng có tổng cộng 3.811 giao dịch đất nền, tổng giá trị giao dịch 4.597 tỷ đồng. So với quý trước, lượng giao dịch giảm 329 nền, tổng giá trị giảm 145 tỷ đồng.
Trong khi đó, so với quý trước, lượng giao dịch nhà ở riêng lẻ tại Lâm Đồng trong quý I/2024 lại tăng nhẹ. Giao dịch nhà ở tập trung tại 4 địa phương. (Xem chi tiết)
Kiến nghị cưỡng chế thu hồi đất Dinh I Đà Lạt
Mặc dù cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi đất dự án King Palace (số 1 Trần Quang Diệu, P.10, TP.Đà Lạt) nhưng Công ty CP Hoàn Cầu Đà Lạt vẫn chưa bàn giao đất. Dinh I, hay còn được gọi là Dinh Bảo Đại, nằm trong dự án này.
Trước tình hình này, UBND TP.Đà Lạt kiến nghị UBND tỉnh giao các sở, ngành liên quan thực hiện cưỡng chế, thu hồi đất và tài sản trên đất đã cho chủ đầu tư thuê. (Xem chi tiết)
Hai lần đấu giá khách sạn đắc địa nhất Đà Lạt vẫn không thành
Khách sạn Golf 3 cũ hiện có tên thương mại là khách sạn TTC Premium Đà Lạt, sở hữu vị trí đắc địa khi nằm gần chợ Đà Lạt và hồ Xuân Hương.
Từ tháng 12/2023 đến tháng 3/2024, dù cơ quan chức năng đã hai lần tổ chức đấu giá cho thuê khách sạn này nhưng vẫn không thành công. UBND TP.Đà Lạt kiến nghị tiếp tục đấu giá lần ba. (Xem chi tiết)
Lý do cả 3 dự án nhà ở xã hội tại Đà Lạt chưa chọn được nhà đầu tư
Hiện nay, trên địa bàn TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) đang triển khai, đó là: NƠXH 5B-CC5 (P.3 và P.4); NƠXH Kim Đồng (P.6); và NƠXH Sào Nam (P.11).
Tuy nhiên, do các vướng mắc về thủ tục đấu thầu nên đến nay tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư cho cả 3 dự án NƠXH trên. (Xem chi tiết)
Với việc triển khai Nghị quyết 11 năm 2022 của Chính phủ về hỗ trợ khách hàng cá nhân vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở hộ gia đình, đến thời điểm hiện tại, cả nước đã giải ngân được 4.381 tỷ đồng cho 12.200 khách hàng vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, vay để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Việc giải ngân gói hỗ trợ chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị định 31 năm 2022 của Chính phủ cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đã có 21 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ đủ điều kiện vay vốn, nhu cầu vay vốn của các dự án khoảng 7.100 tỷ đồng.
121 dự án báo cáo khó khăn, vướng mắc
Về kết quả triển khai Tổ công tác của Thủ tướng, Bộ Xây dựng cho biết, tính đến nay, đã nhận được 71 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 121 dự án bất động sản. Trong đó, doanh nghiệp có báo cáo nhiều nhất với 59 văn bản.
Trước những khó khăn, vướng mắc trên, đến nay, Tổ công tác mới nhận được 14 văn bản báo cáo, phúc đáp của 8 địa phương và 1 văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ cũng cho biết, đã tích cực thường xuyên tổ chức các đoàn công tác làm việc với nhiều địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản tại TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Dương…