Theo Nikkei, tại một cuộc họp tổ chức ngày 21/5 của Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), 10 thành viên đề xuất kế hoạch tạo ra tiền điện tử, bao gồm đồng nhân dân tệ, yên Nhật, won Hàn Quốc và đô-la Hồng Kông. Đề xuất thu hút sự chú ý vì 10 thành viên này là các nhân vật tên tuổi như Neil Shen, đồng sáng lập nhà cung cấp dịch vụ du lịch hàng đầu xứ Trung Ctrip. Shen sở hữu khối tài sản ước tính 1,6 tỷ USD, là nhà đầu tư mạo hiểm lớn của Trung Quốc. Ngoài ra, còn có Henry Tang, chính trị gia Hồng Kông.
CPPCC được tổ chức bên lề Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Đề xuất tại CPPCC cho thấy các cuộc thảo luận nghiêm túc về kế hoạch tiền điện tử đang diễn ra mạnh mẽ tại Trung Quốc. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm nhân dân tệ điện tử tại Thâm Quyến và 4 khu vực khác.
Do 10 thành viên cho rằng khu vực tư nhân “thích hợp” tham gia vào sáng kiến thành lập tiền điện tử khu vực, có thể chính phủ sẽ tài trợ cho dự án. Tuy nhiên, tỉ lệ tài trợ được xác định dựa trên quy mô kinh tế của các nền kinh tế tham gia.
Mục tiêu là thiết lập mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, trong đó doanh nghiệp sẽ giao dịch với nhau bằng ví điện tử. Mạng lưới giúp mở rộng thương mại quốc tế do giảm rủi ro biến động ngoại hối và cho phép giao dịch trơn tru. Nó cũng được định vị để ủng hộ một thỏa thuận tự do thương mại mà Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đang đàm phán. Ngoài ra, Trung Quốc có thể cũng cố gắng duy trì quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc trong giai đoạn căng thẳng với Mỹ.
Đề xuất phù hợp với mong muốn tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ trên thế giới của Trung Quốc. Do Mỹ đã thành công trong việc cấm giao dịch đồng USD như biện pháp trừng phạt các nước đối đầu, Trung Quốc đang gấp rút xây dựng mạng lưới thanh toán độc lập với đồng USD, vốn không thể thay thế trong giao dịch kinh doanh quốc tế.
Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu nhân dân tệ điện tử sau khi Facebook công bố kế hoạch phát triển tiền ảo Libra tháng 6/2019. Với Trung Quốc, Libra không khác gì đồng USD điện tử.
Du Lam (Theo Nikkei)
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hôm 26/5 công bố mục tiêu ra mắt nhân dân tệ (NDT) điện tử vào Thế vận hội mùa đông 2022 diễn ra tại đây.
" alt=""/>Trung Quốc đề xuất tiền điện tử chung cho 4 nước châu ÁBệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ vừa điều trị thành công cho cặp song sinh 28 tuần bị bệnh màng trong (hội chứng suy hô hấp sơ sinh) nặng độ 3, độ 4.
![]() |
Cặp song sinh 28 tuần tuổi bị suy hô hấp nặng. Ảnh BV cung cấp |
Trước đó, khi sản phụ Lan có dấu hiệu chuyển dạ nên người nhà đã được vào BV thăm khám. Qua kiểm tra, bác sĩ xác định, sản phụ chưa được tiêm thuốc hỗ trợ trưởng thành phổi cho thai.
Sau sinh, cả 2 bé đều thở khá yếu, thở nhanh, thở co lõm nặng và phản xạ kém. Đội ngũ hồi sức Khoa sơ sinh nhanh chóng thực hiện hồi sức tích cực và cho thở máy.
Khi chụp X-quang đã phát hiện cả 2 bé đều bị bệnh màng trong giai đoạn 3 - 4 nên quyết định bơm surfactant để điều trị.
Sau 3 ngày, cả hai bé đều được cai máy thở và chuyển sang thở áp lực dương (CPAP), đồng thời điều trị kháng sinh kết hợp. Đến hôm nay, 2 bé đã ăn được sữa mẹ và tiến triển tốt hơn rất nhiều so với lúc mới sinh.
Theo các bác sĩ, bệnh màng trong (Hyalin Membrane Disease) được gọi là hội chứng suy hô hấp cấp (Respiratory Distress Syndrome), gây suy hô hấp nặng, tiến triển ở trẻ sơ sinh non tháng.
Bệnh lý này xảy ra ở khoảng 1% bé sinh ra, khoảng 10% bé sinh non tháng và lên đến 50% ở các bé sinh non dưới 30 tuần tuổi thai.
Bệnh gây ra do sự thiếu hụt surfactant dẫn đến suy hô hấp. Bơm surfactant qua nội khí quản thường được chỉ định sớm trong 24 giờ đầu sau sinh để điều trị cho các bé non tháng được chẩn đoán bệnh màng trong.
Văn Đức
" alt=""/>Cứu cặp song sinh 28 tuần tuổi bị suy hô hấp nặng![]() |
Tọa lạc tại số 97A Phó Đức Chính (quận 1, TP.HCM) trong khu đất tứ giác đẹp, rộng hơn 4.000m2, toà nhà Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM từng là tư dinh của một trong "Tứ đại phú hộ" nức tiếng đất Sài Gòn xưa - nhà tư sản người Hoa Hứa Bổn Hòa (dân Sài Gòn vẫn quen gọi là chú Hỏa).![]() Tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp - Ông Rivera năm 1929 và được xây xong vào năm 1934. Tòa nhà vừa là nhà ở vừa là nơi kinh doanh của gia đình Tang Huon. Hui Bon Hoa, là con trai trưởng và là trụ cột của gia đình. Ông tiếp quản công việc thành đạt của cha mình từ việc vay vốn để mở cửa hiện cầm đồ, sau đó lập công ty Bất động sản. Kiến trúc tòa nhà thật sự lôi cuốn bởi giao thoa di sản văn hóa Trung Quốc và Pháp mang dấu ấn của một đại gia đình thành đạt. Ngày nay, với vẻ đẹp riêng của nó, Tòa nhà đã trở thành Tòa nhà của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM Sài Gòn nổi lên là một Thành phố Châu Á hiện đại của thế kỷ 20, lúc đó tòa nhà có địa chỉ 97 Rue d'Alsace Lorraine với điểm đặc biệt là tòa nhà 3 tầng này có hệ thống thang máy đầu tiên của Thành phố thời bấy giờ. Nhiều ô cửa được lắp kính màu hoa văn, đậm chất châu Âu. Những nét Á Đông giao hòa khéo léo với đường nét và phong cách châu Âu. Yếu tố này thể hiện ngay ở mái sảnh với cột đỡ mái đắp nổi kiểu châu Âu, được tráng men tạo màu xanh lục Á Đông, bên cạnh là một họa tiết trang trí bồn hoa phương Tây. Họa tiết con cá chép rất đặc biệt trang trí phần đầu ống thoát nước Miệng ống thoát nước được làm bằng thép rất chắc chắn được thiết kế họa tiết hình đầu cá độc đáo ![]() Từ trên cao nhìn toàn cảnh xuống sân trong, các mái vòm và các cửa sổ lớn nhỏ khác nhau, có thể thấy đây là một đại gia đình, không phải chỉ căn cứ vào mức độ rộng lớn của tòa nhà để biết, mà ta có thể thấy được ở các lối đi không quá to nhưng rất đẹp bên trong, phía trước và sau tòa nhà Các mái hiên nhô ra theo kiểu đặc trưng của châu Á có tác dụng che nắng, che mưa hắt phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nắng nóng và mưa nhiều ở Sài Gòn Xen lẫn những nét đặc trưng của châu Á là những mái hiên theo kiến trúc của Châu Âu tạo nên một kiến trúc rất độc đáo và hấp dẫn bởi sự giao thoa giữa kiến trúc của Tòa nhà Cổng sau của dinh thự được thiết kế nhiều hoạ tiết độc đáo, có cổng ra vào khá lớn Có giai thoại kể rằng, sau khi dinh thự khánh thành, chính quyền Pháp thời bấy giờ không cho người sống trong nhà dùng cửa trước vì cửa này lớn hơn cửa dinh toàn quyền. Vì thế nên gia chủ dùng đã phải dùng cửa sau nhỏ hơn để ra vào. Qua thời gian dài, tòa nhà vẫn còn giữ được nguyên bản thiết kế ban đầu, từ năm 1987 tòa nhà di tích lịch sử này trờ thành Bảo tàng Mỹ Thuật, và chắc chắn rằng tòa nhà này sẽ vẫn mãi luôn là một biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh. |
Đinh Quang Tuấn