Để vận dụng hiệu quả lời di huấn này của Bác, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tỉnh Bạc Liêu đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình dân vận phù hợp với thực tiễn từng địa phương, đơn vị.
Lãnh đạo xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân (bên phải) tiếp nhận sự hỗ trợ của các đơn vị để thực hiện các công trình dân vận khéo. (Ảnh: H.T)
CÁN BỘ DÂN VẬN PHẢI NÊU GƯƠNG
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, "nêu gương" là một trong những phương pháp vận động Nhân dân hữu hiệu nhất. Cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu phải thật sự là tấm gương "nói đi đôi với làm", "nói ít làm nhiều", hướng về dân, gần dân, hiểu dân, trọng dân, tin dân, học dân, dựa vào dân để đối thoại, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của Nhân dân. Vận dụng tư tưởng này, Thị ủy Giá Rai đã chỉ đạo các cơ quan MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội phải thật sự gần dân, sâu sát với cơ sở. Theo đó, tập trung giải quyết tốt các vấn đề bức xúc, phức tạp trong Nhân dân (đất đai, trật tự đô thị, ô nhiễm môi trường), tạo cơ hội cho Nhân dân góp ý kiến đối với các chính sách, pháp luật liên quan mật thiết đến đời sống người dân. Cơ quan hành chính các phường, xã của TX. Giá Rai đã xây dựng đạo đức công vụ, tăng cường tiếp dân, đối thoại để lắng nghe và giúp đỡ Nhân dân.
Cũng với phương châm "sát cơ sở, gần dân, trọng dân", Đảng ủy xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân) luôn triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường hướng của các cấp, nhất là mục tiêu xây dựng nông thôn mới, dân vận khéo. Cùng với việc công khai, minh bạch các nguồn vốn đóng góp, kinh phí xây dựng các công trình để Nhân dân bàn bạc, giám sát, nhiều mô hình dân vận khéo cũng được ra đời như: hùn vốn giúp nhau phát triển kinh tế, đối thoại với nhân dân, hũ gạo tình quân dân… đã giúp cán bộ dân vận ngày càng gần dân, hiểu dân và lo cho dân nhiều hơn.
PHÁT HUY DÂN CHỦ TRONG "DÂN VẬN KHÉO"
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân vận trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Thứ hai, bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Bài học này luôn được các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh xây dựng trở thành một trong những giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng "Dân vận khéo" ở địa phương. Tại lễ ra quân "Năm Dân vận khéo" năm 2024 cấp tỉnh ở xã Ninh Quới A (huyện Hồng Dân) đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của nhiều đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và đông đảo người dân. Với nguồn kinh phí vận động được trên 45,8 tỷ đồng, địa phương sẽ tập trung vào xây dựng nhiều tuyến lộ, cầu, ô đê bao, nạo vét kênh thủy lợi, đầu tư tuyến nước sạch sinh hoạt, xây dựng nhà, tặng quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo, tặng xe đạp, học bổng, thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh trên địa bàn xã… Đây chính là sự "tiếp sức" rất lớn để xã Ninh Quới A hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu và sớm hoàn thành mục tiêu trở thành thị trấn.
Thực tế cho thấy, các cấp ủy, chính quyền luôn có sự đổi mới trong công tác dân vận, dân vận khéo, nhưng điều cốt lõi vẫn phải giữ - đó chính là sự nêu gương, tiên phong đi đầu của cán bộ, đảng viên. Bởi, thông qua kết quả làm việc của cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ cũng chính là xây dựng, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân và dân với Đảng. Đây là điều để chúng ta tiếp tục học tập, thấm nhuần và thực hiện tốt lời căn dặn của Bác: "Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công".
Hoàng Uyên
Theo www.baobaclieu.vn" alt=""/>Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác dân vậnNgày 18/10, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), cho biết huyện đã có công văn gửi UBND tỉnh Nghệ An và các sở, ngành liên quan đề nghị khẩn trương chuyển vị trí lấy nước thô đầu vào của Nhà máy nước thị trấn Quỳ Hợp.
Nhà máy nước thị trấn Quỳ Hợp được xây dựng từ năm 2000, cung cấp nước sạch cho hơn 2.370 hộ dân với hơn 9.800 nhân khẩu.
Nguồn nước của Nhà máy nước thị trấn Quỳ Hợp được lấy từ sông Nậm Huống, thuộc lưu vực của 6 xã: Châu Thành, Châu Hồng, Châu Tiến, Châu Cường, Châu Quang, Liên Hợp - nơi hoạt động của 51 mỏ khoáng sản.
Nguồn nước thô cung cấp cho Nhà máy nước thị trấn Quỳ Hợp không đảm bảo (Ảnh: Quang Dũng).
Tại khu vực này liên tục xảy ra sự cố vỡ đập ngăn hồ lắng, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
Tháng 3/2017, sự cố vỡ đập ngăn hồ lắng khu vực mỏ Suối Bắc làm cá chết ở một số ao nuôi của các hộ gia đình. Liên tục các năm tiếp theo, nước ở sông Nậm Tôn (chảy vào sông Nậm Huống) đều bị ô nhiễm.
Năm 2018, 2019, 2022, người dân thường xuyên phát hiện nước sông Nậm Huống đục, đỏ. Huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra, phát hiện nhiều doanh nghiệp khai khoáng, xả nước chưa qua xử lý ra sông Nậm Tôn.
Các sự cố vỡ đập nói trên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt, sức khỏe của người dân trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.
Tháng 7 vừa qua, tại khu vực suối phía dưới mỏ quặng thiếc, đoạn qua xã Châu Thành xảy ra hiện tượng cá chết bất thường. Đây cũng là vị trí thượng nguồn của nguồn nước Nhà máy nước thị trấn Quỳ Hợp.
Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại đây vào ngày 8/7 cho thấy, có 5/8 thông số vượt quy chuẩn.
Ngày 10/9, Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An có văn bản cảnh báo chất lượng nước thô đầu vào của Nhà máy nước thị trấn Quỳ Hợp, đặc biệt lưu ý hàm lượng Asen vượt 20,3 lần - chỉ số Asen cao nhất ở các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Trước đề nghị của UBND huyện Quỳ Hợp, ông Lê Hồng Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan xem xét, tham mưu, báo cáo cho UBND tỉnh trước ngày 20/10.
" alt=""/>Xin đổi nguồn cấp nước của nhà máy nước sạch sau hàng loạt sự cố môi trườngBộ Tài chính vừa có tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) với nội dung liên quan đến mức giảm trừ gia cảnh. Theo Bộ Tài chính, bên cạnh những điều phát huy được, Luật này cũng đã phát sinh một số điểm hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn; đáp ứng được các yêu cầu về cải cách thuế thu nhập cá nhân đang đặt ra, đảm bảo tính minh bạch.
Mức giảm trừ gia cảnh hiện hành đã được áp dụng từ năm 2020 đến nay. Mức này cần phải được rà soát, đánh giá lại để đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung phù hợp nhẳm đảm bảo phù hợp với sự biến động của giá cả cũng như sự gia tăng mức sống dân cư trong giai đoạn vừa qua cũng như dự báo cho thời gian tới.
"Mức giảm trừ quá cao sẽ làm mờ vai trò của chính sách thuế thu nhập cá nhân trong việc thực hiện các chức năng của sắc thuế này (đảm bảo công bằng xã hội, điều tiết thu nhập) và vô hình trung sẽ đưa chính sách thuế thu nhập cá nhân trở lại chính sách thuế đối với người có thu nhập cao như giai đoạn trước đây", văn bản nêu.
Bộ Tài chính đề xuất có thể cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Đề xuất nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tế (Ảnh: Tiến Tuấn).
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định… số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.
Từ kỳ tính thuế năm 2020, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Với mức giảm trừ này, người có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở mức 17 triệu đồng/tháng (nếu có một người phụ thuộc) hay mức 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) sau khi trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... thì cũng chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Ngoài giảm trừ gia cảnh, Bộ Tài chính cũng đề xuất điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Việc này nhằm phù hợp với sự thay đổi về thu nhập và các chỉ số kinh tế vĩ mô. Cùng đó, họ cũng rà soát, điều chỉnh mức thuế suất với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bất động sản.
Theo Bộ Tài chính, việc áp dụng các mức thuế suất lũy tiến từng phần phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, xu hướng chung gần đây được các nước áp dụng là đơn giản hóa biểu thuế thông qua giảm số bậc thang.
Bộ này cho rằng có thể nghiên cứu để cắt giảm từ 7 bậc hiện hành xuống mức phù hợp. Cùng với đó, cơ quan quản lý có thể xem xét nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc. Việc đó nhằm đảm bảo điều tiết vào những người có thu nhập ở bậc thuế cao, tạo thuận lợi trong kê khai, nộp thuế.
" alt=""/>Đề xuất giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh