Nay cháu được 10 tuổi, bố cháu muốn lấy vợ mới. Tôi cũng có điều kiện dư giả hơn trước. Vậy tôi có thể giành quyền nuôi con được không? |
Ảnh minh họa |
Căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ."
Theo đó, bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn khi có một trong hai căn cứ sau:
Một là, hai vợ chồng bạn thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn để đảm bảo tốt nhất lợi ích về mọi mặt cho con.
Hai là, bạn có căn cứ là chồng bạn không còn đủ khả năng để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Đồng thời, bạn phải chứng minh được bạn có đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con: thu nhập ổn định, có thời gian chăm sóc, giáo dục con, có nhà ở hợp pháp, điều kiện đi lại, học tập tốt nhất cho con.
Thứ ba, con bạn đã được 10 tuổi (trên 7 tuổi), có xét theo nguyện vọng của con muốn ở với ai.
Nếu chồng bạn và bạn không thỏa thuận đươc thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Vợ muốn ly hôn, chồng ngoại tình vẫn phải chịu phạt
Tôi 28 tuổi. Hiện tôi đang có quan hệ tình cảm với người đã có gia đình. Vợ anh biết chuyện nhưng chấp nhận vì chị không thể sinh con, cũng muốn ly hôn. Xin hỏi tôi có thể bị tố cáo tội ngoại tình không?
" alt=""/>Muốn giành quyền nuôi con khi đã ly hôn được 6 năm
Theo khoản 2 và 8 Điều 2 Luật Dược thì “Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.” “Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.”
 |
Ảnh minh hoạ |
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 32 Luật này thì một “kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc.” là một trong những hoạt động kinh doanh dược.
Theo khoản 43 Điều 2 Luật Dược 2016: “Kinh doanh dược là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc và nguyên liệu làm thuốc trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.“
Theo đó, thuốc bắc, thuốc nam thuộc loại thuốc cổ truyền và kinh doanh thuốc bắc là một hoạt động kinh doanh dược. Cá nhân kinh doanh dược thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Dược 2016 theo quy định
Theo Luật số 03/2016/QH14 tại mục 191 Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư thì kinh doanh dược là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Việc kinh doanh này phải đáp ứng điều kiện vì lý do đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Như vậy, vì kinh doanh dược là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên cá nhân bán doanh thuốc bắc phải đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp cá nhân kinh doanh nhỏ, lẻ, tại nhà, thu nhập thấp, vốn ít, thì sẽ đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh. Khoản 1 Điều 66 quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Cá nhân hành nghề dược để kinh doanh dược phải đáp ứng điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo Điều 16 Luật Dược:
“Điều 16. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, b hoặc d khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
3.Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, c, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật này.”
Ngoài ra¸cơ sở kinh doanh dược còn phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Dược: “Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc;”.
Như vậy, người bốc thuốc bắc, thuốc nam là những người kinh doanh dược và cần đáp ứng những điều kiện kinh doanh theo quy định trên.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Tốt nghiệp Cao đẳng dược có được mở hiệu thuốc?
Tôi muốn mở tiệm bán thuốc thì cần điều kiện gì, sinh viên mới tốt nghiệp cao đẳng dược có được đứng tên kinh doanh?
" alt=""/>Thầy lang muốn bốc thuốc cần phải có giấy phép?