Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), số lượng điểm sạc xe điện công cộng trên toàn cầu tăng 60% trong năm 2019, mức tăng lớn nhất trong 3 năm qua và vượt xa doanh số bán xe. Trong đó, khoảng 60% số trạm được đặt tại Trung Quốc.
IEA cho biết hiện số lượng trạm sạc trên toàn cầu hiện nay đạt 862.118, bao gồm cả trạm sạc nhanh và chậm, trong đó các trạm sạc nhanh hiện chiếm 31%. Theo định nghĩa của IEA, trạm sạc chậm cung cấp nguồn năng lượng 22 kW và có thể mất hàng giờ để sạc. Trong khi đó, với trạm sạc nhanh (gồm cả trạm sạc siêu nhanh của Tesla) chỉ mất vài phút để sạc.
"Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu trong việc giới thiệu các trạm sạc công cộng, đặc biệt là các trạm sạc nhanh. Điều này phù hợp với các khu vực đô thị đông đúc của họ”, báo cáo này cho biết.
Sự gia tăng của hệ thống trạm sạc phản ánh những nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng trước sự bùng nổ doanh số của xe điện trong tương lai. Cũng theo IEA, hiện xe điện chỉ chiếm 1% doanh số xe hơi toàn cầu vào năm ngoái.
Mặc dù hầu hết các xe điện đều được sạc tại nhà hoặc nơi làm việc, nhưng việc triển khai các cơ sở hạ tầng công cộng là chìa khóa để thuyết phục những khách hàng tiềm năng. Đồng thời loại bỏ được nguy cơ hết pin khi sử dụng.
Đức cũng vừa tuyên bố hồi đầu tháng, họ sẽ cung cấp 500 triệu Euro để hỗ trợ triển khai các trạm sạc cho xe điện. Đây là một phần trong gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ Đức.
Chính phủ Đức cũng đồng thời cũng đặt mục tiêu nâng số điểm sạc điện công cộng lên khoảng 1 triệu điểm vào năm 2030. Đây được xem là một bước đi quan trọng nhằm giải quyết mỗi lo ngại của người tiêu dùng về quãng đường mà ô tô điện có thể di chuyển sau mỗi lần sạc.
Hoàng Nam (Theo Autoblog)
Các hệ thống thông tin và công nghệ AI trên xe hơi sẽ mang lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất. Dự đoán thị trường này có thể tăng tới 21 tỷ Bảng vào năm 2025.
" alt=""/>Trung Quốc chiếm 60% số trạm sạc xe điện toàn cầuXuất hiện tại chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank) tập 12 vừa phát sóng, StarGlobal 3D, một startup trong lĩnh vực KHCN chuyên triển khai các giải pháp số hóa 3D/360 đã nhận được một khoản đầu tư.
Nhà sáng lập StarGlobal 3D Trần Duy Hào cho biết, sáng chế 3D 360 smart management real time full formation interested map in system (tức là hệ thống quản lý thông minh, tích hợp thông tin thời gian thực bằng bản đồ số hóa 3D/360) đã được Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ cấp bằng sáng chế độc quyền.
StarGlobal 3D sử dụng công cụ như máy quét 3D, camera 360, máy bay không người lái và máy ảnh kỹ thuật số để quay, chụp lại không gian showroom, tòa nhà, nhà máy... chuyển hóa nó từ dạng vật lý sang dạng kỹ thuật số. Thông qua việc số hóa để xây dựng hệ sinh thái, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài số hóa hình ảnh, StarGlobal 3D còn đưa trí tuệ nhân tạo để thuyết minh tự động.
Chia sẻ từ nhà phát triển, điểm khác của StarGlobal 3D so với Google Street View đó là có thể đi sâu vào nhà máy, còn Google Street View chỉ có thể xem không gian công cộng bên ngoài. StarGlobal 3D còn có tính năng tích hợp được nhiều thông tin trên nền tảng 3D/360, trở thành nền tảng tất cả trong một mà không cần phải đi đâu tìm kiếm thông tin.
Hiện tại, StarGlobal 3D đã tiến hành số hóa cho các bảo tàng, nhà máy, khu công nghiệp, khu di tích. Phân khúc khách hàng của StarGlobal 3D gồm: Chính phủ (như các bảo tàng du lịch), các công ty lớn và cả các showroom. Hiện tại, StarGlobal 3D đang khai thác tệp B2B, tiếp theo là B2C. Doanh thu của StarGlobal 3D năm 2020 đạt 2 tỷ đồng và dự kiến là 10 tỷ đồng trong năm 2021.
Theo đại diện StarGlobal 3D, một phương tiện có thể số hóa để người dùng có thể tương tác được chưa phải là nhu cầu thiết yếu. Nhưng dịch bệnh Covid-19 xảy ra, không thể đến tham quan nhà máy nên người ta cần một link (đường dẫn) để đưa các đoàn thể đến tham quan, từ đó trở thành phương tiện làm marketing cho doanh nghiệp, đẩy thương hiệu của doanh nghiệp lên.
Trên thị trường hiện nay, không dưới 10 công ty làm tham quan thực tế ảo nhưng đó là dạng ảnh 360 và có tích hợp thông tin. Còn giải pháp của StarGlobal 3D là đưa trí tuệ nhân tạo vào, chuyển văn bản thành giọng nói hoặc chatbot. Những tính năng như vậy hoàn toàn có thể đấu nối dự án, thậm chí bán vé online, booking online. “Chúng tôi đi từ thực tiễn mới ra sáng chế”, Trần Duy Hào nói.
Với những tiềm năng như trên, Shark Hưng đánh giá cao dự án và đã đầu tư vào dự án này với mức 5 tỷ cho 18% cổ phần, tương đương 5 tỷ giá trị hợp đồng, startup đã đồng ý với khoản đầu tư này.
Trần Duy Hào nhận định: “Cái tôi nhìn thấy được là sự cộng hưởng từ các Shark và giúp cho chúng ta cùng nhau cất cánh”
StarGlobal 3D nhận khoản đầu tư từ Shark Hưng |
"Nếu chúng ta không tin 3D sẽ thay thế cho 2D thì đến lúc nào đó, những nền tảng web 2D sẽ mờ nhạt. Chỉ cần sự cải tiến về công nghệ khiến cho chi phí rẻ đi, tốc độ đường truyền được cải thiện. Khi 5G ra đời, Internet vệ tinh sẽ là nền tảng ủng hộ cho 3D. Lúc đó chúng ta sẽ bùng nổ", Shark Hưng đánh giá.
Duy Vũ
Giải pháp vận hành cho các nhà kinh doanh online, giảm thấp nhất tỷ lệ hàng hoàn bằng công nghệ Nobita.pro đã thu hút sự chú ý của 4 vị shark khó tính tại chương trình Thương vụ bạc tỷ vừa phát sóng.
" alt=""/>Thời đại ảo 3D chuẩn bị bùng nổ, startup Việt có bằng sáng