Có lần, khi đang di chuyển trên đường Nguyễn Trãi, một CSGT bất ngờ xuất hiện ngay trước đầu xe tôi, giơ gậy lên ra hiệu dừng xe. Sợ quá, tôi phanh dúi dụi khiến mấy ô tô đằng sau bấm còi inh ỏi, có xe suýt đâm vào đuôi xe tôi. Nhưng hoá ra, anh cảnh sát này dừng một xe máy đang “đi bão” không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng ở phía sau. Hết hồn!
Lần khác, vào một buổi tối trong lúc chở gia đình đi chơi, dù đã rất cẩn thận đi đúng làn đường, không vượt đèn đỏ, những người ngồi trên xe đều đã đeo dây an toàn nhưng tôi vẫn bị một CSGT dừng xe khi vừa qua ngã tư. Tim tôi lại đập liên hồi, trong đầu thầm nghĩ: “Chết rồi, lại bị phạt gì đây!”.
Sau khi chào tôi, anh cảnh sát này cho biết, ô tô của tôi đang bị mất một bên đèn pha, rất nguy hiểm khi di chuyển vào buổi tối, đồng thời đề nghị cho kiểm tra giấy tờ.
Tôi ngớ người nhìn lại thì đúng là xe tôi đang “mắt nổ mắt xịt” thật, có thể một bên bị cháy từ lâu mà tôi không biết. Trong đầu tôi lại thấp thỏm: “Thế là sắp đi tong cả triệu bạc. Buổi đi chơi của cả nhà cũng sẽ chẳng thể trọn vẹn”.
Thật bất ngờ, sau khi kiểm tra xong giấy tờ của tôi, anh CSGT lại chỉ nhắc nhở và khuyến cáo tôi rằng nên đi thay bóng đèn càng sớm càng tốt. Trước khi mời tôi đi, anh này không quên dặn là để trẻ em ngồi ghế trước không an toàn, nên để con ngồi ra ghế sau. Tôi cảm ơn anh CSGT rồi tiếp tục buổi tối của mình. Lại một phen hết hồn!
Sau này, khi thường xuyên sử dụng ô tô và tay lái đã “cứng” hơn, tôi không còn ngại ngần khi đi ô tô lên phố nữa, cũng tự tin hơn khi đưa gia đình đi xa để bọn trẻ được khám phá các vùng đất mới.
Đặc biệt, “căn bệnh” trước đây của tôi là tim đập nhanh mỗi khi nhìn thấy bóng “áo vàng” cũng dần biến mất. Tôi nhận ra rằng, nếu bản thân các lái xe tuân thủ nghiêm các quy định về giao thông đường bộ thì không có gì phải ngại.
Và thực sự, các anh CSGT cũng không “đáng sợ” như nhiều người nghĩ.
Độc giả Nguyễn Đăng Hoàng (Hà Đông, Hà Nội)
Bạn đã từng sợ gặp CSGT như câu chuyện ở trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc gửi tin bài, video, hình ảnh về Ban Ô tô - xe máy, báo VietNamNet qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn!
Bản thân các chị em cần tự đánh giá được khả năng của mình, không nên chạy theo “mốt” cho bằng chị bằng em một cách mù quáng vì điều khiển ô tô còn ảnh hưởng đến rất nhiều người khác.
" alt=""/>Lần đầu lái xe: Tim tôi đập loạn xạ khi nhìn thấy Cảnh sát giao thông- Cuốn sách anh đang đọc gần đây?
Tôi vừa đọc xong Mù loà của José Saramago, một câu chuyện giả tưởng đầy thú vị cho tôi có được những chiêm nghiệm đầy nhân văn, sâu sắc về con người và cuộc đời với lối hành văn đầy ẩn dụ cùng tính châm biếm mà nhà văn mang lại. Trước đó còn Tuyệt vọng lời và lâu hơn nữa là Kalinin, trên thảo nguyên, dưới đáy. Hiện giờ tôi đang đọc The Anatomy of Story của John Truby. Đây là một món quà bất ngờ từ một người bạn làm biên kịch tặng cho tôi mới đây. Đến giờ tôi vẫn đang đọc, không biết bao giờ mới xong.
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Năm (phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM ) làm nghề trồng lúa hơn 20 năm nay. Sau hơn 30 năm kết hôn, họ tạo lập được căn nhà ở khu dân cư sầm uất quận 2, nhưng lại ra đồng dựng căn chòi, rộng hơn 20 m2 ở.
Ông Năm cho biết, ông yêu thích nét thanh tịnh, không gian thoáng đãng ở cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay của phường Thạnh Mỹ Lợi, vì thế không muốn rời xa. Hằng ngày, hết giờ làm đồng, ông lại vào khu rừng dừa nước bên nhà bắt chim sâu, hái trái ăn. |
Ngoài trồng lúa, ông Năm và vợ trồng thêm rau, nha đam trước nhà làm thức ăn hằng ngày. |
Hiện ông Năm và vợ thuê 3 mẫu đất trồng rau đắng, bòn bon, rau muống. Hằng ngày, bà hái rau giao cho các quán nhậu, quán ăn gần nơi ở, thu nhập cũng được khoảng 400 nghìn đồng/ngày. |
Đám rau gặp nước nên luôn xanh tốt, chẳng cần phân tro. Hái rau xong, bà Xuân, vợ ông Năm rửa sạch mới đi giao cho khách. |
Căn chòi được dựng bằng mấy thân cây, những lá dừa nước, tấm bạt lớn làm mái. Điện nước phải đi xin những nhà trong khu dân cư gần đó về dùng. Ban đêm muỗi vo ve, côn trung kêu inh ỏi nhưng cả ông Năm và vợ không muốn rời xa nơi này. |
Người đàn ông 58 tuổi này cho biết, thời gian tới, khi các công trình xây dựng khởi công, ông sẽ phải đi nên rất tiếc. |
Dịp Tết vừa rồi, ông năm mua mấy chậu cúc về trang trí cho căn chòi có không khi Tết. |
“Ở đây, đêm nghe tiếng dế kêu, muỗi nhiều vô kể nhưng yên bình lắm. Xa quê hơn 20 năm rồi chúng tôi vẫn giữ nét văn hóa sinh hoạt của người dân miền Tây”, ông Năm nói. |
Ngoài vợ chồng ông Năm, nơi đây còn có khoảng 5-6 hộ dân khác đến đây dựng chòi ở tạm, trồng lúa, nuôi cá, gà, vịt và trồng rau. |
Bà Trần Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch UBND phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP.HCM) cho biết, vợ chồng ông Năm là một trong những hộ trồng lúa ở phường hơn 20 năm qua. Ngoài trồng lúa, họ còn trồng rau, đào ao nuôi cá. Thời gian tới, khi phía công ty sở hữu đất xây dựng các công trình thì họ phải trả lại đất. |
Trong khu đất vàng giữa Sài Gòn, người đàn ông lớn tuổi trồng rau, nuôi cá. Mùa mưa tới, ông gieo mạ, xới đất trồng vụ hè thu.
" alt=""/>Cuộc đời kỳ lạ trong căn chòi nát trên đất vàng triệu đô Sài Gòn