
 |
Cảnh bình yên bên bờ sông ở Kyoto. |
1. Thời điểm du lịch phù hợp ở Nhật
Mùa xuân với hoa anh đào nở rộ khắp nơi hay mùa thu có sắc lá vàng, đỏ đẹp như tranh vẽ là 2 mùa đẹp nhất khi đến Nhật Bản. Nhưng các mùa còn lại cũng đều có nét hấp dẫn riêng để bạn cảm nhận về đất nước này.
 |
Nhật Bản là đất nước sạch sẽ, văn minh và người dân có ý thức kỷ luật rất tốt. |
2. Vé và visa
Có nhiều hãng hàng không có đường bay từ Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM tới Tokyo, Osaka, Fukuoka, Nagoya. Mức giá vé dao động từ 5 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng.
Nếu tận dụng được giá vé khuyến mại từ Hà Nội tới Osaka, bạn có thể mua được vé khứ hồi từ 4 triệu đồng - 5,5 triệu đồng. Vào những mùa cao điểm như mùa hoa anh đào hay mùa thu ngập sắc lá vàng, đỏ thì mức giá có thể cao hơn.
Visa: Bạn có thể tham khảo các giấy tờ cần nộp khi làm visa và nộp lên Đại sứ quán Nhật Bản.
3. Đi đâu?
Osaka là một tỉnh nằm ở vùng Kansai của Nhật Bản. Khi đến Osaka, mọi người thường kết hợp đi thêm Kyoto vì khoảng cách chỉ khoảng hơn 40km. Giữa 2 thành phố này có tàu tốc độ cao kết nối với nhau nên đi lại rất thuận tiện.
 |
Các tàu JR tốc độ cao nối các thành phố rất thuận tiện khi đi lại. |
Ngoài ra, nếu có nhiều thời gian, bạn có thể chọn khám phá thêm Nara và Kobe. Tuy nhiên, nếu chỉ có khoảng 4-5 ngày, chỉ nên đi 2 thành phố để có thể vừa tham quan vừa nghỉ ngơi và cảm nhận hết văn hóa nơi đây.
4. Đi lại
- Tại Kyoto: Phương tiện di chuyển thuận tiện nhất ở cố đô này là xe buýt. Bất cứ tuyến đường nào cũng có xe buýt chạy qua.
Khi đến sân bay Kansai, bạn có thể mua vé tàu JR (tàu tốc độ cao) đi tới Kyoto với giá vé khoảng 2.500 yên/người (khoảng hơn 500.000 đồng/người). Thời gian di chuyển khoảng 75 phút, vì sân bay Kansai cách Osaka gần 40km. Cho nên, nếu đi vào thành phố Osaka mới mua vé tàu sẽ mất thời gian hơn dù giá rẻ hơn.
 |
Thẻ xe buýt theo ngày ở Kyoto. |
Khi đến bến tàu ở Kyoto, ở phía trước bến tàu sẽ có quầy bán vé xe buýt theo ngày với giá 600 yên/người (khoảng hơn 120.000 đồng/người). Sau khi mua, bạn có thể xem bản đồ mà người bán đưa cho để tìm tuyến buýt về khách sạn.
Khi đến điểm dừng khách sạn, bạn sẽ đưa vé xe buýt theo ngày này vào máy thanh toán trên xe buýt. Máy sẽ cộp ngày sử dụng và tính từ thời điểm đó cho hết ngày in trên vé. Từ thời điểm đó, mỗi khi lên xe buýt dù đi tuyến nào hay đi đâu ở Kyoto trong ngày hôm đó, khách chỉ cần cho vé vào máy sau đó máy nhả ra để nhận lại, không phải trả thêm khoản tiền nào.
- Tại Osaka: Osaka là thành phố hiện đại và đông dân nên mạng lưới tàu điện ngầm rộng khắp. Bạn có thể đi lại với thẻ Amazing Pass. Tấm thẻ này giúp bạn có thể đi lại ở Osaka dễ dàng, vì được miễn phí tàu điện ngầm và xe buýt trong thời gian khách chọn khi mua. Amazing Pass có các lựa chọn 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày. Mức giá vé 1.750 yên/ngày (khoảng 350.000 yên/ngày). Ngoài ra, thẻ này có thể miễn phí vào nhiều điểm tham quan ở Osaka.
 |
Tàu điện ngầm ở Osaka. |
Để di chuyển từ Kyoto về Osaka, bạn có thể mua vé tàu JR. Mức giá vé rẻ hơn so với di chuyển từ Kansai về Kyoto do khoảng cách gần hơn. Mức giá 1.200 yên/người/chiều (khoảng 250.000 đồng/người).
5. Ở đâu?
Giá phòng tại Nhật Bản không hề rẻ. Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền có thể ở dorm với giá khoảng 2.500 yên/đêm/người. Ngoài ra, bạn có thể chọn ở các nhà cổ ở Kyoto với giá khoảng 5.000 yên/đêm. Nếu ở khách sạn thì mức giá có thể lên đến 15.000 yên - 30.000 yên/đêm (khoảng 3 triệu đồng - 6 triệu đồng/đêm) hoặc đắt hơn nhiều khi ở các khách sạn 3-5 sao.
- Đi đâu ở Kyoto?
Chùa Vàng
 |
Chùa Vàng với màu vàng ấn tượng. |
Kyoto là cố đô của Nhật Bản nên ở đây còn có nhiều khu vực và ngôi chùa cổ kính. Một trong những địa điểm nổi tiếng nhất ở Kyoto là chùa Vàng. Đây là ngôi chùa được công nhận là di sản thế giới. Chùa có 3 tầng được dát vàng ấn tượng.
Khu phố cổ Gion
 |
Những con đường nhỏ, xinh xắn và nếp nhà cổ trong khu Gion. |
Gion vẫn còn giữ được những mái nhà cổ kính, những con đường nhỏ lát đá. Bên trong đó là không gian đậm chất cổ của Nhật Bản xưa. Đây là khu vui chơi, giải trí, ăn uống mà bạn đừng quên ghé qua khi đến Kyoto.
 |
Bạn có thể nhìn thấy các geisha trong khu Gion. |
Khi đến đây, du khách có thể gặp được những geisha mặc kimono đi lại trên các con phố nhỏ xinh. Trước đây, các samurai hay lui tới Gion, ngày nay nhiều doanh nhân thành đạt hay các khách du lịch dến đây ăn uống sau giờ làm việc.
Rừng trúc
Đây là con đường mòn khoảng 400m hút nhiều du khách nhờ bầu không khí xanh, mát. Khu vực này thường được dùng để quay phim hoặc quảng cáo. Nếu không muốn đông người đi lại, bạn nên đến sớm.
Đền Fushimi Inari
Ngôi đền này có từ thế kỷ thứ 8. Đền nổi tiếng với đường hầm Zenbon Torii với 10000 cổng Torii màu đỏ nối tiếp nhau tạo thành đường ống dài 4km rất ấn tượng.
Đền Byodoin
 |
Kiến trúc đẹp của đền Byodoin. |
 |
Thời điểm cuối tháng 4 đầu tháng 5, khi đến ngôi đền này, khách sẽ được tận thấy hoa tử đằng đẹp ấn tượng. |
Ngôi đền này nằm trên đường tới Nara. Nếu đi vào tháng 5, bạn sẽ được ngắm hoa tử đằng màu tím ấn tượng. Ngôi đền này được in trên tờ 10.000 yên của Nhật.
- Đi đâu ở Osaka?
Lâu đài Osaka
 |
Lâu đài Osaka nổi bật với kiến trúc đẹp. |
Tại Osaka, nổi tiếng nhất phải nhắc đến hàng đầu là lâu đài Osaka. Lâu đài được xây dựng từ cuối thế kỷ 16. Năm 1997, công trình này được tu bổ lại. Ban đêm, công trình được chiếu sáng ấn tượng. Xung quanh lâu đài Osaka là các vườn cây xanh mát. Lâu đài 8 tầng, trong đó tầng 8 như là đài quan sát. Mái ngói của 8 tầng được thiết kế theo phong cách truyền thống Nhật Bản và được mạ vàng.
Khu ăn chơi Dotonburi
 |
Quang cảnh hai bên sông ở Dotonburi buổi tối. |
Khu phố này nằm cạnh sông và có nhiều biển quảng cáo ấn tượng. Khi đến đây du khách có thể ăn uống, mua sắm. Buổi tối hay ban ngày đều có rất nhiều du khách đến Dotonburi.
Umeda Sky Building
 |
Từ Umeda Sky Buidling, bạn sẽ ngắm toàn cảnh Osaka. |
Ở tầng 40 của tòa nhà này có đài quan sát trên cao. Từ độ cao 173m, bạn có thể ngắm toàn thành phố Osaka. Umeda Sky Building từng được tạp chí Times bình chọn vào danh sách "top 20 công trình kiến trúc của thế giới".
Hozenji Yokocho
Đây là khu phố cổ còn giữ được nhiều nhà cổ kính và con phố nhỏ, lát đá. Khi đến đây, bạn dường như lạc vào không gian hoài cổ xa xưa của Osaka và Nhật Bản. Ban đêm, nhiều cửa hàng treo đèn lồng càng làm cho không gian thêm ấn tượng.
Ăn ở đâu?
Tại Osaka và Kyoto, bất cứ nhà hàng nào cũng niêm yết giá ở phía trước. Bạn có thể căn cứ vào tài chính để ăn cho phù hợp. Mức giá dao động một bữa ăn bình dân từ 200.000 đồng - 300.000 đồng với các món như mỳ ramen, udon, cơm lươn, cơm rang.... Nếu ăn thịt bò Wagyu, Kobe hay ăn sashimi sẽ đắt hơn có thể lên đến 1 triệu đồng - 2 triệu đồng/người.
 |
Mỳ ramen trứ danh trong ẩm thực Nhật Bản. |
Ngoài ra, ở Osaka còn có nhiều địa điểm khác như Universal Studio với các trò chơi vui chơi giải trí, thủy cung lớn nhất Nhật Bản, bảo tàng mỳ hay bảo tàng nhà ở...
Tổng chi phí 5 ngày 4 đêm du lịch Osaka và Kyoto cho 2 người.
- Vé máy bay và visa: 7 triệu đồng/người.
- Chi phí khách sạn: 5 triệu đồng/người.
- Các chi phí ăn, đi lại và các khoản khác phát sinh: 10 triệu đồng.

Sự thật đằng sau tin đồn geisha Nhật Bản là gái bán dâm
Một số bí mật dưới đây về geisha sẽ giúp bạn có những thông tin chuẩn xác hơn về một nghề nghiệp lâu đời ở đất nước mặt trời mọc.
" alt=""/>Du lịch Nhật bản 5 ngày chỉ với 10 triệu đồng

 |
Những phụ kiện hi-end |
Có rất nhiều định nghĩa về hi-end, thậm chí định nghĩa nọ xung khắc với định nghĩa kia. Nhưng có một định nghĩa mà giới chơi hi-end chấp nhận được, đó là thiết bị âm thanh hi-end là thiết bị khiến người nghe quên đi sự có mặt của chúng mà tập trung vào thưởng thức âm nhạc.
Xét về âm học, cấu trúc đôi tai người là cấu trúc hoàn hảo về mặt âm học, chính vì thế tai người rất nhạy trong khoảng tần số nghe được (từ 20Hz đến 20.000 Hz). Cho nên, việc thoả mãn đôi tai người là rất khó khăn với việc chế tạo các thiết bị âm thanh.
Nhất là với những người hay nghe nhạc trực tiếp, họ luôn yêu cầu tiếng các nhạc cụ phải như thật thậm chí hay hơn thật, hay giọng của ca sỹ phải thật quyến rũ, hoặc không gian của thiết bị tạo ra phải có lớp lang, vị trí như phòng hoà nhạc.
Các thiết bị nghe nhạc thông thường đáp ứng được sự nghe ở mức độ phổ thông, thậm chí còn rất dễ nghe và nịnh tai, nhưng với người nghe có hiểu biết và trải nghiệm thì đó là những thiết bị làm sai lệch âm thanh. Thiết bị hi-end ra đời, nhằm thoả mãn tất cả những yêu cầu đó của người nghe.
Thế nhưng, đồ tốt thì không rẻ, đồ rẻ thì không tốt. Những thiết bị được gọi là chuẩn hi-end có giá không hề rẻ. Nhiều khi chỉ một sợi dây nguồn tầm trung cũng có giá cả bằng chiếc xe SH nhập khẩu, chưa nói đến các thiết bị tầm cao. Hoặc có những đôi loa lên đến triệu đô là bình thường.
 |
Bộ dàn hi-end tham chiếu có giá hơn 10 tỷ |
Nhưng những người chơi hi-end vẫn tìm cách sở hữu cho bằng được. Bởi với họ, chất lượng âm thanh là trên hết. Với họ, việc trả tiền cho những thiết bị ấy là xứng đáng, bởi đó là sản phẩm trí tuệ của những chuyên gia hàng đầu.
“Nghe âm thanh của cây vĩ cầm Messiah Stradivarius có giá 20 triệu đô được thực hiện bởi những phòng thu hàng đầu mà qua dàn máy không có chất lượng thì khác nào một sự lãng phí và coi thường tinh hoa nhân loại”, anh Vũ Đức Công, một chuyên gia hi-end chia sẻ.
Người chơi hi-end, khác với người chơi các bộ môn khác, không chỉ mạnh về kinh tế mà cả về văn hoá. Thông thường, người ta sắm thiết bị hi-end để nghe giao hưởng, hoà tấu, là những thể loại nhạc bác học hay thính phòng mà dàn máy thông thường khó có thể tái tạo tốt.
Muốn nghe được dòng nhạc này, người ta phải có hiểu biết nhất định. Mỗi buổi biểu diễn ở Nhà hát Lớn, trong số các khán giả, không ít người là dân chơi hi-end. Họ đến để thưởng thức các tác phẩm kinh điển của thế giới, hơn nữa, là để sau đó về nghe thẩm định lại dàn máy nhà mình xem đã được hay chưa được điều gì.
Sau mỗi buổi nghe trực tiếp, người chơi hi-end lại loay hoay, có khi chỉ là kê lại loa sao cho không gian rộng hơn, có khi là thay đổi một thiết bị nào đó chỉ để tái hiện lại tiếng kèn mà mình hằng yêu thích. Và sau những trải nghiệm đó, người chơi hi-end hiểu rằng, việc “mang một dàn nhạc” về nhà để thưởng thức là điều khá khó khăn, nhưng càng khó khăn, việc chinh phục lại càng trở nên hấp dẫn.
Mỗi khi có triển lãm hi-end, người chơi hi-end lại sục sôi. Họ đến triển lãm để nghe và chiêm ngưỡng những bộ dàn mới nhất, những thiết bị phụ kiện như dây dẫn, lọc điện, mà với họ là rất quan trọng và góp phần làm thay đổi chất âm của bộ dàn. Chính vì thế, mỗi lần triển lãm, các hãng sản xuất và phân phối thiết bị hi-end luôn phải làm việc rất cẩn trọng để chiều lòng những khách hàng có đôi tai khó tính đến mức cực đoan.
Người chơi hi-end không lệ thuộc vào bất cứ thương hiệu nào, miễn là đáp ứng được đôi tai họ, không giống như người tiêu dùng thông thường. Một thương hiệu mới với sản phẩm tốt, với người chơi hi-end, đôi khi lại dễ chấp nhận hơn một thương hiệu đã thành danh. Bởi với người chơi hi-end, một thương hiệu mới xuất hiện, ắt hẳn phải có cái gì lạ và mới, nếu không, chắc chắn sẽ không đủ sức tồn tại trên thị trường vốn khó tính và không lệ thuộc nhiều vào chiêu trò.
Không ồn ào như các cuộc chơi khác, người chơi hi-end thường trầm tính, ôn hoà, thậm chí không muốn nhận thiết bị của mình là hi-end, bởi nhiều khi với họ, hi-end là một cái gì đó mà họ mãi phải kiếm tìm.
Như một người chơi luôn giấu tên và gần như chơi khép kín nói, chơi hi-end là chơi nghệ thuật và chơi cho mình chứ không cho ai cả. Bởi thiết bị hi-end đâu giống như bộ quần áo hay xe hơi mà có thể mang đi lúc nào cũng được.
Chơi hi-end lại là chơi chứ không phải trưng bày cho đẹp phòng khách, giống như một số nhà giàu mới nổi mua một chiếc đàn piano rất đắt tiền vì đó là dấu hiệu của sự sang trọng quý phái dù cả nhà chẳng ai biết chơi. Cũng vì thế mà cuộc chơi hi-end, tuy âm thầm nhưng vẫn ngày càng phát triển, bởi khi con người ta đã không còn lo đến những nhu cầu thiết yếu, thì thú chơi lại được ưu tiên, nhất là một thú chơi lành mạnh như thế.

Được Quyền Linh bảo vệ, Nam Thư mong khán giả cho mình một cơ hội
MC Nam Thư mong khán giả cho cô một cơ hội ở chương trình ‘Bạn muốn hẹn hò’, nhất định cô sẽ làm tốt hơn ở những số tới.
" alt=""/>Phong trào chơi âm thanh đỉnh cao hi
Thôn Thượng Trại (Hải Phú, Hải Hậu, Nam Định) gây ấn tượng bởi những ngôi nhà hiện đại xen lẫn mái nhà cổ được xây dựng từ những năm 30 của thế kỷ trước, nằm yên bình bên một con sông.Nơi đây cũng được cho là có nhiều đồ cổ giá trị của những đại gia mê đồ cổ có tiếng.
Ông Lưu Gia Tĩnh, một người có hơn 10 năm buôn đồ giả cổ ở thôn Thượng Trại chia sẻ: ‘Cả khu phố này, dù ít hay nhiều, hầu như nhà nào cũng sở hữu một vài món đồ cổ. Chúng tôi còn lập hội, nhóm mê đồ cổ để chia sẻ, bàn luận về những món đồ cổ mới có được. Muốn tham gia phải là người có món đồ cổ giá trị và hiểu biết về đồ cổ’.
 |
Ông Lưu Gia Tĩnh |
‘Người dân sinh ra ở Thượng Trại đều mê đồ cổ. Ví dụ như trong gia đình tôi, ông nội mê đồ cổ, sau đó truyền đam mê cho bố tôi. Tôi lớn lên trong những câu chuyện về đồ cổ nên cũng đam mê chúng từ lúc nào không hay’, ông nói tiếp.
Người đàn ông này đang sở hữu chiếc bình đời Đạo Quang (khoảng năm 1820 -1850) của Trung Quốc mang điển tích Phù Dung chim trĩ.
Điển tích này có cách lý giải khá đặc biệt. Người xưa truyền tai nhau rằng, nếu trên bình có một đôi chim trĩ và bông hoa phù dung thì tượng trưng cho cặp vợ chồng viên mãn, sống hạnh phúc.
Ngược lại, trên bình chỉ có một con chim trĩ và một bông hoa phù dung thì ám chỉ gia đình có vợ hoặc chồng đã mất. Người xưa căn cứ ý nghĩa đó để đặt làm bình, dùng cho các trường hợp khác nhau.
‘Các cổ vật đời Đạo Quang có đặc điểm là dưới đế có dấu triện nổi của vua', ông Lưu Gia Tĩnh nói.
 |
Chiếc bình ông Tĩnh sở hữu |
Hiện, chiếc bình này có giá trị trên thị trường đồ cổ khoảng 80 triệu đồng. Cũng theo ông Tĩnh, mỗi món đồ cổ đều mang một câu chuyện, một sự tích khác nhau.
Đồ cổ có giá trị vì nó có tuổi đời lâu và được những bậc thợ tài hoa vẽ bằng tay, nung bằng cỏ. Các chất liệu để nghệ nhân sử dụng là thảo mộc chứ không dùng chất hóa học.
Cũng theo ông Lưu Tĩnh, giới chơi đồ cổ thường có những từ ngữ rất hoa mĩ để nói về nó trong lúc giao dịch. ‘Ví dụ bộ ấm chén, 1 chiếc khác so với các chiếc còn lại, theo ngôn ngữ thông thường, ta gọi là ‘bộ ấm chén bị cọc cạch. Tuy nhiên giới chơi đồ cổ lại nói: ‘Bộ ấm chén này bị lai’.
Một chiếc chén bị nứt, người chơi đồ cổ nói: ‘Chén này bị tóc rồi’. Chén bịt sứt, mẻ, người chơi đồ cổ sẽ nói ‘Chén này bị đăng ten rồi’. Chén vỡ được gắn lại, người mua xem xong và nói: ‘Cái này nhiều hoa văn lắm'.
Chính vì cách dùng từ hoa mỹ thường thấy của giới ưa đồ cổ, ông Tĩnh cho rằng chỉ cần nghe cách nói chuyện là biết ngay người sành về đồ cổ hay không.
 |
Chiếc long sàng của ông Vương Văn Thực |
Anh Nguyễn Văn Chu, cán bộ văn hóa xã Hải Phú, Hải Hậu cũng khẳng định, thôn Thượng Trại có một số gia đình sở hữu đồ cổ. Hai đại gia nổi bật về đồ cổ ở đây là ông Vương Văn Thực và Lưu Chí Nghĩa. Trong đó, ông Vương Văn Thực có sở hữu chiếc long sàng bằng gỗ trắc, nạm 86 viên ngọc trai.
Món đồ cổ này có người trả giá hơn 1 tỷ nhưng gia chủ chưa đồng ý bán. Chiếc long sàng được ông bà Thực mua vào năm 1997 tại Cần Thơ. Do xa xôi, mọi giao dịch mua bán chiếc giường đều qua điện thoại. Hơn một tuần lễ, chiếc long sàng mới giao đến tay ông bà Thực.
Theo ông Lưu Tĩnh, giới chơi đồ cổ rất nhanh nhạy tin tức. Khi nghe người nào ở thôn sở hữu món đồ ưng ý, họ ngay lập tức đến xem và trả giá. Tuy nhiên không phải giao dịch nào cũng thành công.
‘Đồ cổ phải cực kỳ sành và hiểu mới có thể chơi được. Có không ít người đã bị lừa khi bỏ số tiền lớn để muốn sở hữu một món đồ cổ’, ông nói.
Ông Lưu cũng kể về một vụ lừa đảo: ‘Chuyện ở một gia đình trong vùng sâu xa có ông già tầm 80, 90 tuổi. Nhóm lừa đảo đưa 1 chiếc bình để trong gầm bàn thờ của nhà ông này. Tất nhiên chiếc bình được sửa sang để không còn là đồ mới, cho bụi bặm bám vào.
Sau đó, những người này đánh tiếng người buôn đồ. Khi những người mua vào nhà trên, ông già 80 tuổi kia liền nói: ‘Tôi biết gì đâu, đồ này bố tôi để lại’. Nghe vậy, họ càng tin là đồ cổ. Chiếc bình giá 800 nghìn có thể có giá 18 triệu đồng’.
‘Vì vậy để chơi đồ cổ phải là người hiểu biết. Những người chơi đồ cổ đều là những người khá lịch sự, tao nhã vì họ yêu cái đẹp, yêu văn hóa’, ông Tĩnh cho biết.
Mê đồ cổ nhưng không có tiền để theo đuổi thú chơi này nhiều người quay sang chơi đồ giả cổ. Những sản phẩm này ra đời mục đích để trang trí, thỏa mãn một phần niềm đam mê của các tay mê đồ cổ xưa.

Bí ẩn chiếc long sàng đế vương giá bạc tỷ của đại gia Nam Định
Chiếc long sàng đế vương bằng gỗ trắc, nạm 86 viên ngọc trai được vợ chồng tỷ phú đồ cổ ở Nam Định mua vào năm 1997. Tuy nhiên, lai lịch long sàng vẫn là một ẩn số.
" alt=""/>Chuyện chưa kể về ngôi làng có các đại gia buôn đồ cổ kín tiếng