
Ngày 11/12, tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố 35 nền tảng chuyển đổi số quốc gia giao cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chủ trì, nghiên cứu, phát triển và triển khai. Trong đó, MobiFone được giao nhiệm vụ nòng cốt trong 5/6 nhóm nền tảng chuyển đổi số quốc gia, bao gồm các nhóm nền tảng: Nền tảng hạ tầng số, Nền tảng Chính phủ số, Nền tảng chuyển đổi số cho lĩnh vực y tế - giáo dục - văn hóa - xã hội, Nền tảng tài chính - ngân hàng - kinh doanh, Nền tảng nông nghiệp - giao thông - kho vận - công thương.
Là một doanh nghiệp công nghệ “đầu đàn” ở Việt Nam, MobiFone có nhiều điều kiện để tự tin hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng này. Như đúng khẳng định của đại diện MobiFone, “MobiFone cam kết luôn đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, hướng tới tương lai Việt Nam trở thành một quốc gia số một cách toàn diện”.
Gian hàng trải nghiệm các sản phẩm công nghệ số của MobiFone tại diễn đàn Phát triển công nghệ số Việt Nam 2021. |
Đi đầu với những nền tảng phục vụ Chính phủ số, xã hội số
Theo Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ Việt Nam định hướng sẽ chuyển đổi số toàn diện với 3 trụ cột chính là chính phủ số, xã hội số và kinh tế số.
Trên thực tế, từ khi “chuyển đổi số” trở thành từ khóa chính trong định hướng phát triển của mọi ngành, lĩnh vực để phát triển bền vững, MobiFone đã là một trong đơn vị tích cực đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số hiệu quả.
Với đội ngũ nghiên cứu và kỹ sư công nghệ dày kinh nghiệm cùng hạ tầng, cơ sở vật chất hiện đại, MobiFone đã, đang và tiếp tục ra mắt nhiều sản phẩm phục vụ cụ thể cho một mô hình của chính phủ số hoàn thiện. Hiện MobiFone có 9 giải pháp và hệ thống hoàn thiện, sẵn sàng đưa vào thử nghiệm hoặc thậm chí là triển khai thực tế.
Tiêu biểu là giải pháp phần mềm một cửa điện tử liên thông e-Gate. Đây là một thành phần quan trọng trong khung kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh/thành phố, là giải pháp “xương sống" của chính phủ điện tử, với cấu trúc dữ liệu phức tạp được xử lý thông minh và logic để có thể thay thế hầu hết những tác vụ cơ hành chính cơ bản thông thường.
Cùng với đó, MobiFone đã giới thiệu Hệ thống phần mềm giải pháp lưu trữ số hóa điện tử tập trung trên nền tảng Big Data theo quy chuẩn ISO 14721:2012 - Open Archival Information System được các lưu trữ quốc gia Mỹ, Úc, Hoàng gia Anh và các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Các giải pháp như truyền thanh thông minh, phần mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức… cũng là cánh tay đắc lực hỗ trợ hoạt động quản lý hành chính, quản lý và tổ chức nhân sự, dịch vụ công, thông tin tuyên truyền hiệu quả, tối ưu chi phí và tiết kiệm ngân sách quốc gia.
Trong lĩnh vực y tế, MobiFone không ngừng phát triển các hệ thống CNTT, Mobile App để hỗ trợ công tác khai báo y tế, truy vết người nhiễm bệnh: Ncovi.MobiFone, SelfTracking, đầu số khai báo y tế 8889, hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh (các chương trình hỗ trợ, tặng khẩu trang và nước rửa tay y tế, ủng hộ quỹ,…).
Dấu ấn MobiFone trong chuyển đổi số giáo dục chính là giải pháp trường học trực tuyến MobiEdu. Điểm vượt trội của giải pháp này là không chỉ hướng tới người học, giảng viên mà còn mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển sản phẩm đào tạo, các nhà cung cấp nội dung giáo dục.
Gian hàng của MobiFone thu hút sự chú ý của nhiều đại biểu và quan khách tại diễn đàn. |
“Người dẫn đường” doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số
Nhận biết nhiều doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn lúng túng trên hành trình chuyển đổi số, MobiFone sớm dẫn dắt thị trường khi thành lập một trung tâm nghiên cứu công nghệ cao để sớm đưa ra hàng loạt các gói giải pháp cho doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện.
Với loạt nền tảng giải pháp công nghệ, MobiFone trang bị toàn diện và đầy đủ cho doanh nghiệp sẵn sàng chuyển sang phương thức hoạt động mới một cách bài bản và đồng bộ từ việc quản lý văn bản cho tới quản lý nhân sự gồm: Bộ sản phẩm Số hóa văn phòng MobiFone Smart Office (Hệ sinh thái các sản phẩm hỗ trợ công tác quản trị, điều hành các hoạt động văn phòng, hành chính, nhân sự và nguồn lực của doanh nghiệp); Bộ sản phẩm bán hàng và chăm sóc khách hàng MobiFone Smart Sales; Giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng Thông tư 78 của Bộ Tài Chính MobiFone Invoice; Giải pháp chữ ký số mobiCA; Nền tảng hạ tầng đám mây MobiFone Cloud.
“Với những giải pháp của MobiFone, doanh nghiệp có thể hoạt động 100% online từ thảo luận, họp nhóm, trình ký, quản lý tài chính, nhân sự… mà không gặp bất cứ trở ngại nào”, đại diện MobiFone khẳng định.
Đồng thời, nhiều dịch vụ tính đến nhu cầu, năng lực tài chính riêng biệt cho các doanh nghiệp cũng được MobiFone “đo ni đóng giày” trong những nền tảng, ứng dụng linh hoạt với giải pháp máy chủ ảo, giải pháp an ninh, bảo mật doanh nghiệp cho tới những tác vụ chuyên biệt như chữ ký số hay hoá đơn thông minh… Những giải pháp công nghệ của MobiFone đã ứng dụng thực tế tại nhiều doanh nghiệp quy mô từ nhỏ đến lớn và cho thấy hiệu quả cụ thể.
Chính nhờ hệ thống các nền tảng, sản phẩm công nghệ vượt trội thuộc 3 lĩnh vực chủ chốt: Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số, MobiFone đã để lại dấu ấn khác biệt tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2021.
Đặc biệt, 4 sản phẩm Giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến - MobiFone Meeting, Bộ Sản phẩm quản trị kinh doanh MobiFone Smart Sales, Giải pháp giám sát điện thoại viên và Giải pháp Truyền thanh thông minh đã xuất sắc lọt Top 10 Giải pháp số xuất sắc, Top 10 Nền tảng số xuất sắc, Top 10 Sản phẩm số xuất sắc và Top 10 Thu hẹp khoảng cách số của giải thưởng.
Phương Dung
" alt=""/>MobiFone tự tin tham gia xây dựng nền tảng chuyển đổi số quốc giaVới thuốc lá điện tử, điều tra năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 15-17 tuổi tại Việt Nam là 2,6%. Tuy nhiên, điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh năm 2022 cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử học sinh độ tuổi 13-15 là 3,5%.
Vì sao học sinh tiếp cận thuốc lá điện tử?
Hạnh Nguyên, một học sinh cấp 3 ở TP.Vinh, Nghệ An, cho biết nguyên nhân các bạn học sinh thích hút thuốc lá điện tử chủ yếu là do tâm lý tuổi dậy thì, dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ, kích thích, tò mò và muốn thử nghiệm.
"Các bạn coi việc hút thuốc lá điện tử là một cách thức để khẳng định bản thân và thể hiện là mình 'ngầu', trưởng thành và giống với người lớn", Hạnh Nguyên cho biết.
Bên cạnh đó, theo nữ sinh này, nhiều học sinh lựa chọn hút thuốc lá điện tử như là cách để hoà đồng với bạn bè, sợ bị bạn bè xa lánh, cô lập, không biết cách từ chối dứt khoát nhưng không đánh mất tình bạn. Quan trọng nhất là, đại đa số học sinh nghĩ rằng chỉ có thuốc lá truyền thống mới độc hại còn thuốc lá điện tử thì không, nên không chỉ bản thân hút mà còn lôi kéo bạn bè khác cùng hút.
Đồng tình với quan điểm "muốn được thể hiện, khẳng định bản thân" do đặc điểm tâm sinh lý tuổi là nguyên nhân khiến học sinh tiếp cận thuốc lá điện tử, Tiến sĩ Dương Thị Thanh Thanh, Phó trưởng khoa Tâm lý giáo dục, Trường Sư phạm thuộc Đại học Vinh (Nghệ An), còn cho rằng học sinh cũng thường bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, thậm chí ép buộc sử dụng thuốc lá điện tử.ba
Bên cạnh đó, sự thiếu quan tâm của bố mẹ, người thân, những căng thẳng hay bất ổn trong các mối quan hệ bạn bè, thầy cô, học hành hay cuộc sống nhưng chưa biết cách điều chỉnh hay làm chủ cảm xúc cũng khiến học sinh tìm đến thuốc lá điện tử.
"Học sinh tìm đến với thuốc lá điện tử hay chất gây nghiện khác như một lựa chọn cho việc giảm căng thẳng, xả stress. Đặc biệt rất nhiều học sinh chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe", bà Thanh chia sẻ. Hơn nữa, thuốc lá điện tử được quảng cáo hấp dẫn khiến học sinh tò mò, muốn khám phá.
Thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều loại, dưới nhiều hình thức, thiết kế hấp dẫn, thu hút. Riêng hương liệu đã có hơn 20.000 loại, rất hấp dẫn đối với học sinh, lứa tuổi ham khám phá, muốn thử nghiệm. Trong thuốc lá cũng có nhiều hoạt chất khác nhau, một số hoạt chất đến nay chưa xác định được độ nguy hại đến thế nào. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã cung cấp thông tin, trong một số loại thuốc lá điện tử đã trộn cả ma tuý.
Theo Tiến sĩ Thanh, khi phát hiện học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, trước hết thầy, cô giáo cần giữ bình tĩnh và gặp riêng học sinh, không phê phán, để lắng nghe, nắm bắt nhận thức của học sinh về thuốc lá điện tử, lý do học sinh sử dụng thuốc lá điện tử.
Ngoài ra, thầy cô nên chia sẻ cho các em thông tin về tác hại của thuốc lá điện tử hoặc hướng dẫn để các em từ bỏ sử dụng thuốc lá điện tử. Đặc biệt, thầy cô cần phối hợp với cha mẹ học sinh cùng nhau để tìm giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho học sinh.
Thực tế cho thấy, 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, trong đó có việc các cơ quan nhà nước đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cho người dân trên môi trường trực tuyến để hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt, giai đoạn giãn cách diện rộng, nhiều địa phương đã tạm dừng giao dịch trực tiếp tại bộ phận một cửa và khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công tỉnh hoặc dịch vụ bưu chính công ích. Nhờ vậy, chỉ tính riêng trong 2 năm 2020 và 2021, dịch vụ công trực tuyến mức 4 đã có bước phát triển vượt bậc, với tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 năm 2020 tăng gấp gần 3 lần so với năm 2019; và năm 2021 gấp hơn 3 lần tỷ lệ đạt được năm 2020, gấp tới hơn 8,9 lần so với kết quả đạt được tính đến cuối năm 2019.
Mặt khác, chuyển đổi số cũng đã đưa đến những điều kiện kỹ thuật, công nghệ cần thiết để các tỉnh, thành phố có thể triển khai đồng loạt dịch vụ công, thay vì làm rời rạc, đơn lẻ các dịch vụ như giai đoạn trước. Là cơ quan thường trực về chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT đã hướng dẫn các bộ, tỉnh chuẩn hóa quy trình triển khai các nền tảng để có thể cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhanh chóng, tiết kiệm.
Cụ thể, Bộ TT&TT đã lưu ý rõ, một điểm quan trọng để đẩy nhanh quá trình cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 là sử dùng nền tảng Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật cũng như khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định. Nhờ vậy, việc thiết lập một dịch vụ công mới được thực hiện trên cơ sở tùy biến các biểu mẫu và quy trình xử lý điện tử, các tài nguyên sử dụng chung được tận dụng tối đa, và người dùng tại các đơn vị có thể chủ động khởi tạo, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 trên môi trường mạng.
Rõ ràng là, với tư duy và cách làm mới của chuyển đổi số là làm nhanh và làm trên nền tảng, cộng với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các bộ, ngành và địa phương, các mục tiêu cao, tưởng như khó khả thi cũng hoàn toàn có thể đạt được.
Tạo đà tăng tốc phát triển Chính phủ số
Việc các bộ, ngành, địa phương hoàn thành đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức cao nhất - mức 4 đã giúp Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu cơ bản nhất của Chính phủ điện tử, tạo đà tăng tốc phát triển Chính phủ số.
Chiến lược Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng tới năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 6/2021 chính là kim chỉ nam xuyên suốt tất cả các hành động trong thập niên tới. Chiến lược này đã đặt ra sứ mệnh và mục tiêu cao, đó là: Việt Nam có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu vào năm 2025, và thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu vào năm 2030 theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc.
Tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ số chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng cho người dân, để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước, cùng tạo ra giá trị, lợi ích, niềm tin và đồng thuận xã hội. Chính phủ số cũng chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.
![]() |
Thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả của các dịch vụ công trực tuyến. |
Một trong 5 nhóm mục tiêu chính của chặng đường phát triển Chính phủ số đến năm 2025 là cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho người dân. Theo đó, cơ quan nhà nước sẽ cắt giảm, tái cấu trúc, đơn giản hóa, chuẩn hóa, thống nhất các thủ tục hành chính trên phạm vi toàn quốc.
Việc cung cấp dịch vụ được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, tăng năng suất lao động một cách chủ động, kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đặc biệt, người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số theo nhu cầu cá thể hóa, theo suốt cuộc đời, khi cần, theo cách thuận tiện, trực tuyến hoặc trực tiếp, dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, không giấy tờ, không cần sự hiện diện nếu pháp luật không yêu cầu.
Trong ngắn hạn, mặc dù đã hoàn thành một chỉ tiêu quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử, song đại diện Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, các bộ, ngành, địa phương thời gian tới cần đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả của các dịch vụ công trực tuyến, thể hiện ở 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến. Hai chỉ tiêu này của toàn quốc hiện còn thấp.
“Trong năm 2022, chúng ta cần cố gắng nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và đặc biệt là tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến. Có như vậy dịch vụ công trực tuyến mới thực sự thiết thực, đi vào cuộc sống”, đại diện Bộ TT&TT khuyến nghị.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử khi lấy người dân là trung tâm, là đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước. Dịch vụ công trực tuyến cũng sẽ làm cho nền kinh tế năng động hơn, phát triển nhanh hơn và góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP, có thể tới 1%. Việt Nam đã đặt mục tiêu có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu vào năm 2025; và thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu vào năm 2030 theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc." alt=""/>Hoàn thành chỉ tiêu cơ bản giai đoạn xây dựng Chính phủ điện tử