Tết năm nay, em chồng tôi từ TP.HCM về ăn Tết cùng bố mẹ. Đã 25 tuổi nhưng em vẫn mải lo cho sự nghiệp, chưa một mảnh tình vắt vai. Em bảo tung tăng bao giờ chùn chân mỏi gối mới tính chuyện chồng con, chứ nhìn cảnh tôi đầu tắt mặt tối mỗi khi về nhà chồng cô ấy sợ lắm.
Đấy, tôi rất vui mừng khi mọi người trong gia đình chồng đều hiểu được tôi vất vả lo toan cho cả nhà như thế nào. Nhưng họ chỉ có thể nói lời động viên chia sẻ với tôi mà thôi, còn lại tôi vẫn phải tự mình đánh vật với việc nhà mỗi khi về quê ăn Tết. Năm nay cũng không ngoại lệ.
Đêm 30 Tết, vì có em chồng về nên mẹ tôi mời gia đình 2 chú sang ăn bữa cơm tất niên. Hơn 20 người tưng bừng vui vẻ trong ngày sum họp, chén chú chén anh tới 22h mới ai về nhà nấy để chuẩn bị đón giao thừa.
Mẹ tôi và cô em chồng đi vào thay áo dài, trang điểm cho nhau lộng lẫy để giao thừa xong còn ra lễ ở chùa làng.
Mình tôi dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và chuẩn bị mâm lễ cúng giao thừa. Đúng 23h45 tôi mới vội vàng chạy vào nhà vệ sinh tắm rửa thay quần áo, không cả kịp gội đầu.
Tôi những tưởng sang năm mới mọi việc sẽ thảnh thơi. Nhưng không, cô em chồng sau khi đi lễ chùa về đã rủ hội bạn thanh mai trúc mã tới nhà chơi.
Nhóm bạn thân hơn 10 người của em ăn uống nhậu nhẹt xong để nguyên hiện trường rồi lại kéo nhau sang nhà khác xuyên đêm.
Sáng hôm sau tôi dậy làm cơm cúng mùng 1, nhìn căn nhà bừa bộn mà không thể cười nổi. Tôi cặm cụi dọn dẹp mà trong lòng chỉ muốn bùng nổ.
Chưa dừng lại ở đó, sau bữa trưa cùng cả gia đình, tôi và chồng theo bố mẹ đi chúc Tết họ hàng. Cả đoàn rồng rắn nhau đi khắp các nhà trong xóm, rồi lại lũ lượt xe máy nối đuôi nhau sang huyện bên chúc Tết quê ngoại của chồng (là quê của mẹ chồng tôi).
Đến nhà nào chủ nhà cũng dọn mâm dọn bát ra mời ăn uống, đến nỗi tôi phát sợ. “Ngày Tết, ăn một miếng cho cậu vui đi con”, mẹ chồng tôi nhắc khéo khi thấy tôi ngắc ngứ, chọc mãi vào miếng bánh chưng to oành trong bát mà không thể ăn nổi.
Sang mùng 2 Tết, tôi được đi chơi cùng hội bạn của chồng. 23h về tới nhà, mệt rã rời nhưng tôi vẫn chưa được nghỉ. La liệt bát đũa, cỗ bàn tiếp khách từ sáng tới tối vẫn chờ tôi dọn dẹp.
3 ngày Tết, không ngày nào tôi được ngủ đủ giấc, mệt mỏi vô cùng. Nhưng tôi vẫn cố gắng làm mọi việc và không một lời than phiền.
Cả năm đại gia đình chồng mới có dịp đoàn tụ như thế này, tôi không thể ném đá vào bầu không khí vui vẻ đó được. Mọi người chỉ có lời động viên chia sẻ với tôi còn vẫn để mặc tôi làm mọi việc như một ô sin cao cấp trong nhà.
Mùng 4 Tết, về nhà ngoại tôi được nghỉ ngơi như một cô công chúa. Sau khi chúc Tết gia đình tôi lăn ra ngủ một mạch bù lại những ngày thiếu ngủ trầm trọng. Có ai được nghỉ Tết lại sút 4kg như tôi không nhỉ?
Độc giả Mạc Thủy
Kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã đi qua. Người Việt lại trở về với bồn bề công việc, học hành. Tuy nhiên, những dư âm của ngày Tết hẳn vẫn còn trong mỗi người.
Hãy chia sẻ với chúng tôi về cái Tết vừa qua của bạn. Bài viết xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc bình luận phía cuối bài. Trân trọng!
" alt=""/>Sút 4kg sau cái Tết ở nhà chồng, về đến quê ngoại là lăn ra ngủNgười lao động cũng cần phải chuẩn bị cho những biến động sắp tới. Việc thiếu hụt lao động công nghệ, kết hợp với xu hướng nghỉ việc (Great Resignation) đã từng cho họ lợi thế trong đàm phán với các công ty. Tuy nhiên, họ sẽ phải đối mặt với những đợt cắt giảm nhân sự và điều chỉnh lương thưởng thời gian tới.
Dù vậy, một số công ty sẽ chứng tỏ được khả năng “chống suy thoái” khi công nghệ của họ đang là yếu tố thiết yếu đối với cơ sở hạ tầng của nhiều công ty khác.
Trèo cao ngã đau
Các công ty điện toán đám mây thường được cho là có vị thế tốt trong bối cảnh thị trường hỗn loạn. Nhưng hàng chục tỷ USD đã bốc hơi, ngay tại những công ty lớn nhất trong lĩnh vực này như: Snowflake, Salesforce hay cả Amazon đều không miễn nhiễm với lạm phát.
Công ty dữ liệu Snowflake trụ sở tại Montana đã mất một nửa giá trị vốn hoá kể từ đầu năm 2022. Vấn đề của công ty này nằm ở chính mô hình kinh doanh dựa trên việc sử dụng điện toán của khách hàng. Khi thị trường đi xuống, các công ty buộc phải cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động nội bộ, dẫn tới ít người sử dụng dịch vụ thuê bên ngoài hơn.
Trong khi đó, CEO Amazon Andy Jassy cho hay, kết thúc năm 2021, Amazon phải đối mặt với chi phí cao hơn do thiếu hụt chuỗi cung ứng, lao động và áp lực từ lạm phát. Cuộc chiến Nga – Ukraine đẩy giá xăng dầu tăng cao, khiến chi phí tất cả hàng hoá toàn cầu nhảy vọt.
“Công ty đã phải đối mặt với một số điều bất thường trong vài năm qua, một số nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng tôi. Lạm phát là một điều như vậy, chi phí vận tải đường bộ, đường biển và hàng không cùng nhiên liệu tăng lên rất nhiều”.
Dòng sữa nuôi startup cạn kiệt
Các công ty khởi nghiệp ghi nhận dòng vốn kỷ lục trong năm 2021, với hơn 621 tỷ USD nhưng việc thu hút dòng tiền đầu tư đang ngày càng trở nên khó khăn. Ngay cả với lĩnh vực M&A (thâu tóm và sáp nhập) cũng đang ở trong một hoàn cảnh chưa từng có trong lịch sử gần đây.
Những công ty thâu tóm chủ yếu là các ông lớn Internet, lại đang cẩn trọng do lọt vào tầm giám sát chặt chẽ của chính phủ. Trong khi đó, những “thiếu gia” khác cũng đang bị ảnh hưởng với cổ phiếu sụt giảm theo xu hướng chung thị trường.
Sequoia Capital, quỹ đầu tư đứng sau Google, Apple và Airbnb đã cảnh báo những nhà sáng lập được rót vốn đừng hi vọng thị trường hiện tại có thể hồi phục nhanh chóng.
Nhân sự công nghệ lao đao
Đã từng có thời điểm lực lượng lao động trong ngành công nghệ có nhiều lợi thế để yêu cầu một công việc đảm bảo lâu dài với mức đãi ngộ cao. Tuy nhiên, cán cân tình thế đã thay đổi khi việc đóng băng tuyển dụng và cắt giảm nhân sự diễn ra ở mọi công ty bất kể quy mô.
Đầu tháng 5, công ty mẹ của Facebook, Meta Platform cho biết, sẽ cắt giảm tuyển dụng để giảm thiểu chi phí. Trong khi đó, nền tảng xã hội Twitter vừa được tỷ phú Elon Musk mua lại cũng đối mặt với những đợt tái cơ cấu nhân sự trong thời gian tới. “Twitter có 8.000 nhân viên nhưng không ai biết tất cả họ đang làm gì”, David Sacks, nhà đầu tư công nghệ và bạn lâu năm của Musk cho biết. Ông dự đoán CEO Tesla sẽ thực hiện cắt giảm hơn ½ nhân sự tại đây.
Dù nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao, nhưng hãng xe điện Tesla cũng vừa ra thông báo tạm dừng tuyển dụng toàn cầu. CEO Elon Musk đã yêu cầu các nhân viên quay trở lại văn phòng toàn thời gian hoặc nghỉ việc, động thái được cho là một cuộc sa thải “trá hình”.
Ngoài ra, chế độ lương thưởng dành cho nhân viên công nghệ cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế. Tại một số công ty, cổ phiếu giảm 50% giá trị, tác động trực tiếp tới những nhân viên được thưởng bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó, việc trả lương cao cho nhân viên mới cũng không phải là lựa chọn của những hãng công nghệ đang “chảy máu” tiền mặt.
“Nhìn thấy thu nhập giảm mỗi ngày trên thị trường cổ phiếu khiến các nhân viên bị phân tâm”, Will Hunsinger, cựu sáng lập và CEO công ty nghiên cứu Riviera Partners nói.
Vinh Ngô
" alt=""/>Lĩnh vực công nghệ bị tác động mạnh bởi suy thoái kinh tếTheo đó, hai bên đã thống nhất về việc Đại sứ quán Nhật Bản, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản sẽ phối hợp thực hiện với Bộ GD-ĐT với mục tiêu đưa giáo dục tiếng Nhật vào giảng dạy như một môn ngoại ngữ thứ nhất từ lớp 3 của bậc tiểu học trong khuôn khổ của “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” (Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020).
Cụ thể là từ năm học 2016 - 2017 sẽ có 3 trường tiểu học ở Hà Nội thí điểm giảng dạy tiếng Nhật (dự kiến mỗi trường có 2 lớp). Trên cơ sở kết quả đạt được sẽ lần lượt mở rộng trên các tỉnh thành khác của Việt Nam trong thời gian tới.
Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á thí điểm đưa tiếng Nhật vào giảng dạy ở bậc tiểu học. Trên thế giới cũng có không nhiều quốc gia thực hiện việc dạy tiếng Nhật cho học sinh tiểu học.
Được biết, từ năm 2003, Tiếng Nhật đã được đưa vào giảng dạy tại các trường THCS của Việt Nam. Hiện nay có khoảng 46 nghìn người đang học tiếng Nhật tại Việt Nam.
Ngân Anh
" alt=""/>VN là nước Đông Nam Á đầu tiên dạy tiếng Nhật ở tiểu học