
 |
Theo các chuyên gia, việc áp dụng mô hình marketing xã hội hướng tới mục tiêu các nhân viên tham gia tích cực hơn vào việc tạo ra môi trường mạng an toàn và bảo mật (Ảnh minh họa) |
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia RMIT chỉ ra rằng việc xây dựng và triển khai một chiến lược marketing xã hội trong nội bộ sẽ có tác động điều chỉnh nhận thức của nhân viên hướng tới trách nhiệm cộng đồng, đồng thời thôi thúc họ hành xử theo cách có lợi cho cả tổ chức và bản thân họ.
“Cụ thể với an ninh mạng, điều này có nghĩa rằng nhân viên sẽ tham gia tích cực hơn vào việc cùng nhau tạo ra một môi trường mạng an toàn và bảo mật”, Tiến sĩ Hiệp cho biết.
Đối với các tổ chức chưa biết nên bắt đầu xây dựng một chiến lược marketing xã hội như vậy từ đâu, nhóm nghiên cứu khuyến nghị sử dụng mô hình 7P thông dụng. Theo họ, mô hình đơn giản này sẽ giúp tổ chức xác định các yếu tố cần thiết để xây dựng khuôn khổ các hoạt động có thể triển khai.
Khuyến khích tuân thủ an ninh mạng bằng mô hình 7P
Bảy yếu tố “P” được nhóm chuyên gia RMIT khuyến nghị thực hiện gồm có: Product - Sản phẩm); Promotion - Khuyến khích; Price - Chi phí tuân thủ; Place - Địa điểm; Process - Quy trình; People - Con người; và Physical evidence - Bằng chứng.
 |
Cụ thể, sản phẩm mà chiến lược marketing hướng đến chính là sự tham gia của nhân viên vào xây dựng môi trường mạng an toàn và bảo mật. Nhân viên được kỳ vọng sẽ hiểu rõ về nhiệm vụ bảo mật, có khả năng thực hiện các biện pháp an ninh mạng một cách nhất quán, và giảm thiểu lãng phí công sức và thời gian.
Để khuyến khích sự tham gia của nhân viên, nội dung cần được thiết kế riêng cho từng phòng ban và liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ. Thêm nữa, các chính sách cần rõ ràng, hướng dẫn cần đơn giản và dễ thực hiện. Nội dung nên được thiết kế trực quan và có tính tương tác, và mạng xã hội có thể là một kênh hữu ích tăng cường hiệu quả cho thông điệp.
“Các tổ chức nên để người dùng luyện tập các yêu cầu bảo mật trên những tình huống thực tế và phù hợp với tính chất công việc của mỗi phòng ban, vì hầu hết nhân viên chỉ thực hiện các biện pháp bảo mật nếu chúng ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của họ”, Tiến sĩ Hiệp lưu ý.
Cũng theo nhóm chuyên gia RMIT, hầu hết nhân viên đều hiểu chi phí là công sức và thời gian họ bỏ ra để tham gia vào quá trình bảo mật, cũng như mất năng suất làm việc. Song chi phí tài chính (chẳng hạn để xử lý rò rỉ dữ liệu hay trả phí dịch vụ pháp lý) và tổn hại về danh tiếng mà tổ chức phải gánh chịu khi bị tấn công mạng vẫn chưa được hiểu rõ ràng, và vì vậy cũng cần được phổ biến đến người dùng.
Địa điểm của hành vi tuân thủ hay không tuân thủ bảo mật chủ yếu xảy ra trên các kênh kỹ thuật số. Việc xác định và quản lý các kênh này rất quan trọng, để từ đó tổ chức có thể xây dựng các biện pháp đối phó cần thiết và đào tạo nhận thức cho nhân viên, đồng thời đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ trong mọi tình huống.
Về quy trình, nhóm chuyên gia cho rằng, đây là yếu tố có thể vừa là động lực thúc đẩy vừa là rào cản trong an ninh mạng. Nếu quy trình quá phức tạp có thể khiến người dùng mất động lực hoặc gặp khó khăn khi tuân thủ, nhưng nếu quá đơn giản thì có thể không đủ sức chống đỡ những cuộc tấn công từ bên ngoài.
“Nhân viên và cấp quản lý có thể phối hợp cùng xây dựng quy trình. Nên xây dựng các thủ tục tích hợp, tăng khả năng tương tác cá nhân, và giúp người dùng tự điều hướng các quy trình an ninh mạng bằng đào tạo trực tuyến, sổ tay hướng dẫn, bộ phận trợ giúp ảo…”, nhóm nghiên cứu đề xuất.
Nhận định con người là yếu tố tạo ra hoặc phá vỡ hệ thống an ninh mạng, các chuyên gia khuyến nghị, để nâng cao sự tham gia của mọi người, tổ chức cần cung cấp hỗ trợ CNTT hiệu quả để có thể giảm gián đoạn công việc và tăng sự hài lòng của nhân viên.
Yếu tố cần thiết cuối cùng là những bằng chứng giúp nhắc nhở về nguy cơ và hậu quả của việc thiếu bảo mật thông tin. Những bằng chứng cụ thể nên được đặt quanh khu vực làm việc của nhân viên và đóng vai trò như những lời nhắc nhở về rủi ro và hậu quả của việc không tuân thủ bảo mật, cũng như trách nhiệm của mỗi nhân viên.
“Đảm bảo tuân thủ với các chính sách bảo mật đòi hỏi nhiều nỗ lực gắn kết với nhân viên. Marketing xã hội trong nội bộ, cụ thể là với mô hình 7P, chính là một phương thức đơn giản để làm được điều này”, Tiến sĩ Hiệp nhấn mạnh.
M.T

Chuyên gia dự báo 5 xu hướng tấn công mạng nổi bật trong năm 2021
Các chuyên gia Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) vừa đưa ra dự báo về một số xu hướng tấn công mạng nổi bật trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
" alt=""/>Áp dụng mô hình marketing 7P để khuyến khích tuân thủ an ninh mạng trong doanh nghiệp
- Trong buổi ký kết, đại diện Riversong liên tục nhấn mạnh định hướng khách hàng trẻ, Gen Z của thương hiệu. Ông có thể chia sẻ thêm về đối tượng khách hàng tiềm năng này?- Chúng tôi là một thương hiệu bắt đầu từ năm 2015, nên cũng rất tự nhiên chúng tôi định vị mình là dòng sản phẩm dành cho GenZ. Thế hệ Z có những yêu cầu rất đặc thù đối với sản phẩm của họ, có thể nói là nhiều hơn hẳn so với các thế hệ trước.
Với những người dùng lớn tuổi hơn, có thể họ chỉ cần một chiếc tai nghe, pin dự phòng là đủ. Nhưng thế hệ Z thích công nghệ và họ cũng sử dụng sản phẩm công nghệ một cách rất thông minh. Họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn, sở hữu nhiều thiết bị công nghệ hơn.
 |
Ông Haitham Kalakesh - CEO toàn cầu của Riversong. |
- Theo ông, khách hàng Gen Z sẽ có những yêu cầu gì đặc biệt về thiết kế, tính năng sản phẩm?
- Tôi tin rằng những bạn trẻ hiện nay đều muốn sản phẩm với thiết kế mỏng nhẹ, trang nhã nhưng cũng đơn giản, bởi đồ công nghệ là thứ mà chúng ta sẽ nhìn tới nhiều nhất trong ngày. Do đó, sự tối giản nhưng trang nhã trong thiết kế rất quan trọng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có những sản phẩm với thiết kế trẻ trung, cá tính để các bạn trẻ thể hiện phong cách của mình.
Về mặt công nghệ, chúng tôi tự tin sản phẩm của mình mang những tính năng cần thiết và hiện đại nhất. Dòng smartwatch của Riversong mang đến những công nghệ có đủ tính năng theo dõi sức khỏe (nhịp tim, giấc ngủ), AI, màn hình AMOLED bền bỉ, thời lượng pin dài lên tới 14 ngày, và tương thích với cả 2 nền tảng hệ điều hành smartphone.
Đem đến công nghệ cho mọi người
- Đâu là yếu tố mà Riversong cân nhắc khi gia nhập thị trường Việt Nam?
- Tiềm năng của thị trường Việt Nam nằm ở dân số trẻ, năng động và yêu thích công nghệ. Những đặc điểm này hoàn toàn phù hợp với nhóm khách hàng mà Riversong nhắm đến.
Tầm nhìn của chúng tôi là “công nghệ dành cho mọi người”. Chúng tôi có thể đem lại sản phẩm cho mọi phân khúc, từ giá rẻ, tầm trung đến cao cấp. Với mức thu nhập trung bình của người Việt, chắc chắn giá bán sẽ là yếu tố quan trọng để cân nhắc. Không thể đòi hỏi người dùng chi ra đến 50% mức lương tháng của họ cho một sản phẩm.
 |
Hợp tác với nhà phân phối PHTD, Riversong đang và sẽ đưa những sản phẩm công nghệ hấp dẫn với mức giá hợp lý vào thị trường Việt Nam từ tháng 12. |
Do đó, chúng tôi phải đảm bảo với số tiền người dùng bỏ ra, họ sẽ nhận lại những giá trị tốt nhất. Chúng tôi cũng muốn có những sản phẩm phù hợp với mọi người dùng, từ tài xế công nghệ, vận động viên nghiệp dư tới người làm văn phòng. Chúng tôi không lựa chọn khách hàng, bởi công nghệ xứng đáng được đem đến cho mọi người.
- Làm thế nào để Riversong mang tới nhiều lựa chọn sản phẩm cho người dùng Việt?
- Người dùng luôn muốn sản phẩm có chất lượng tốt nhất, nhưng không phải cứ nhồi nhét tính năng là tốt. Mỗi công nghệ đều có giá của nó và quan trọng là người dùng cần xác định công nghệ phù hợp với nhu cầu của họ. Một tài xế taxi không cần tính năng GPS băng tần kép, cái anh ta cần là pin có thể đáp ứng cả ngày dài. Ngược lại, người thích tập thể thao sẽ cần GPS để bắt vị trí thật nhanh.
Giải pháp của chúng tôi là đưa ra đủ các phân khúc sản phẩm với những lựa chọn khác nhau cho người dùng.
Đôi khi người dùng cho rằng các sản phẩm với mức giá tốt chỉ có thể đi kèm với chất lượng thấp. Chúng tôi muốn phá bỏ định kiến đó, với những công nghệ từ các sản phẩm cao cấp và mức giá phù hợp.
Với một thương hiệu quốc tế như Riversong, việc thành công tại một thị trường phụ thuộc rất nhiều vào đối tác nội địa. Có thể nói đối tác nắm giữ tới 50% cơ hội thành công trong thị trường. Nếu đối tác không tốt, dù sản phẩm có hay đến đâu chăng nữa, giá bán có tốt thế nào đi nữa, khả năng thành công cũng là rất thấp.
Do đó, việc lựa chọn đối tác ở thị trường Việt Nam được chúng tôi cân nhắc rất kỹ lưỡng. Tôi tin tưởng PHTD là đối tác phù hợp, giúp Riversong mở cửa thành công thị trường Việt Nam.
" alt=""/>CEO Riversong: ‘Chúng tôi có sản phẩm cho mọi người dùng’