Hackathon một thuật ngữ quen thuộc với những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Không đơn giản là cuộc thi lập trình thông thường, hackathon còn là một sự kiện công nghệ - nơi các lập trình viên và các chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm cùng hợp tác để phát triển một phần mềm, ứng dụng, giải pháp công nghệ trong một thời gian được định sẵn. Do vậy, hackathon đặt ra yêu cầu về tính sáng tạo với thách thức và áp lực về thời gian lớn hơn so với các cuộc thi phát triển phần mềm thông thường.VIB Hackathon 2021 được tổ chức với 2 thử thách, chia thành 3 vòng thi. Thử thách 1 về lập trình ứng dụng di động, thử thách 2 về khoa học dữ liệu. Các bạn trẻ Việt Nam trong độ tuổi từ 20 - 30 có đam mê lập trình và khoa học dữ liệu đều có thể đăng ký tham dự theo hình thức cá nhân hoặc theo đội từ 2 - 4 thành viên.
Ngoài giải thưởng với tổng giá trị lên đến hơn 200 triệu đồng, các thí sinh xuất sắc sẽ có cơ hội được tuyển dụng vào làm việc tại VIB với mức lương khởi điểm từ 1.200 USD.
Trong lần đầu tiên tổ chức hackathon, VIB lựa chọn đơn vị đồng hành là Amazon Web Services (AWS) - nhà cung cấp hàng đầu thế giới về giải pháp điện toán đám mây (Cloud). AWS sẽ là đơn vị hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ công nghệ hạ tầng cần thiết cho VIB Hackathon 2021, để giúp các thí sinh hiện thực hóa ý tưởng của mình một cách tốt nhất. Ngoài ra, các chuyên gia đầu ngành đến từ VIB và AWS sẽ trực tiếp tham gia hướng dẫn, định hướng cho các đội thi trong quá trình hoàn thành sản phẩm.
 |
|
Đại diện của VIB cho biết: “Quá trình chuyển đổi số tại VIB đang được diễn ra gấp rút. Trong nhiều năm qua ngân hàng đã dành nhiều nguồn lực, đặt trọng tâm trung, dài hạn vào lĩnh vực công nghệ số, các sản phẩm mang hàm lượng công nghệ và tính tự động cao. Do vậy, việc đầu tư vào nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao luôn là một trong những ưu tiên của ngân hàng. Qua cuộc thi này, chúng tôi mong muốn sẽ tìm kiếm, tuyển dụng và phát triển các nhân tài trong lĩnh vực công nghệ như lập trình và khoa học dữ liệu”.
Năm 2020, nhằm đáp ứng tối đa và thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi mạnh mẽ trong nhu cầu của người dùng về thanh toán không tiền mặt, VIB đã đẩy mạnh đầu tư vào ứng dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây (Cloud) để thúc đẩy kinh doanh. Nhờ vậy, số lượng khách hàng đăng ký ngân hàng số qua ứng dụng MyVIB tăng trưởng đột phá gần 300% trong năm 2020, số lượng khách hàng kích hoạt dịch vụ ngân hàng số tăng 103% và số lượng giao dịch trực tuyến tăng trưởng 110% trong năm 2020.
Các yếu tố này đã giúp VIB trở thành ngân hàng nằm trong top các ngân hàng có tỷ trọng số lượng giao dịch trực tuyến cao nhất, ở mức 91% so với tổng số lượng giao dịch. Ngân hàng số MyVIB đã 4 năm liên tiếp được tạp chí The Asset đánh giá là dịch vụ ngân hàng số xuất sắc nhất của năm và trải nghiệm khách hàng tốt nhất tại Việt Nam.
Tham khảo thêm thông tin và thể lệ cuộc thi tại website VIB: www.vib.com.vn hoặc địa chỉ: https://vib-hackathon.hackerearth.com/ |
Doãn Phong
" alt=""/>VIB Hackathon 2021

 |
Bản đồ minh họa các thay đổi lớn về hạ tầng tại phía Đông thủ đô |
Khởi công xây dựng nút giao Cổ Linh với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Ngày 6/1/2020 nút giao kết nối trực tiếp đường Cổ Linh với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được Thành phố Hà Nội khởi công xây dựng với chiều dài gần 1,5km. Đồng thời, dự án nâng cấp hoàn chỉnh nút giao này sẽ có nhánh kết nối trực tiếp vào-ra đường cao tốc và đường đô thị song hành để đi vào đại đô thị Vinhomes Ocean Park.
Dự kiến hoàn thành vào năm 2021, nút giao được đầu tư hơn 400 tỷ này sẽ tạo điều kiện cho các phương tiện tham gia giao thông kết nối được thuận lợi, an toàn, rút ngắn hành trình và đồng bộ mạng lưới đường giao thông trong khu vực, phát huy tối đa năng lực giao thông kết nối của các tuyến đường Vành đai 3, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường Cổ Linh.
Với riêng cư dân Vinhomes Ocean Park, đại đô thị nằm ngay kế cận đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nút giao trên sẽ giúp cư dân rút ngắn gần 1km so với lộ trình di chuyển hiện tại. Từ Aeon Mall đến đại đô thị Vinhomes Ocean Park, thời gian di chuyển sẽ chỉ còn khoảng hơn 5 phút.

|
Hình ảnh minh họa nút giao Cổ Linh với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trong tương lai |
Vingroup đề xuất đầu tư xây dựng 02 cầu vượt
Để tăng năng lực giao thông kết nối, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi từ đường đô thị song hành vào thẳng đại đô thị Vinhomes Ocean Park và ngược lại. Tập đoàn Vingroup đang xin chủ trương đầu tư xây dựng thêm 2 cầu vượt tại ngã tư giao giữa đường Đông Dư - Dương Xá và tuyến đường song hành cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, kế cận đại đô thị Vinhomes Ocean Park. Trong đó, Đông Dư - Dương Xá là tuyến đường rộng 40m huyết mạch của Gia Lâm, vừa được thông xe vào tháng 1/2020. 02 cầu vượt khi được đầu tư sẽ hình thành trục giao thông hiện đại, phân luồng giao thông linh hoạt từ các hướng di chuyển qua ngã tư này.
Đây không chỉ là điều mà hàng chục ngàn cư dân tương lai của đại đô thị Vinhomes Ocean Park đang mong mỏi mà còn là tin vui chung đối với người dân thường xuyên phải lưu thông qua đây.

|
Liên tiếp được đầu tư về hạ tầng giao thông, thành phố biển hồ Vinhomes Ocean Park với điểm nhấn biển hồ nước mặn và hồ trải cát trắng ngày càng gia tăng sức hút trên thị trường địa ốc. |
Mở đường nhánh từ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào Khu đô thị Vinhomes Ocean Park
Tập đoàn Vingroup cũng sẽ triển khai đầu tư xây dựng 02 đường nhánh lên xuống cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại vị trí cổng vào Đại học VinUni. Đường nhánh này sẽ kết nối trực tiếp vào đại lộ 52m, trục giao thông huyết mạch của đại đô thi nhằm giải quyết nhu cầu di chuyển tới các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên của cư dân Vinhomes Ocean Park nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Theo quy hoạch, dự kiến năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh điểm kết nối này thành nút giao thông hiện đại.
 |
Đường nhánh lên xuống cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ kết nối trực tiếp vào đại lộ 52m của dự án Vinhomes Ocean Park, kế cận Đại học VinUni vừa mới khai trương. |
Cầu Vĩnh Tuy 2 khởi công trong năm 2020
Nhằm tăng năng lực kết nối giao thông tới phía Đông Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2, thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2022. Đây được xem là dự án cấp thiết, kết nối trung tâm cũ và mới, đồng thời, giảm tải lưu lượng tham gia giao thông ngày càng tăng cho cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì.
Cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ được đầu tư công với tổng vốn 2.561 tỷ đồng trong thời gian từ 2020 - 2022, đặt kế bên cầu Vĩnh Tuy cũ, tăng tổng chiều rộng mặt cầu từ 19m lên 38m. Cây cầu này sẽ hoàn thiện toàn bộ đường vành đai 2 và tăng cường kết nối 2 bên bờ sông Hồng, tạo tiền đề hình thành chuỗi đô thị phía Bắc Hà Nội.
Về phương án tổ chức giao thông, cầu Vĩnh Tuy mới sẽ đảm nhiệm chiều từ quận Hai Bà Trưng sang quận Long Biên với 4 làn xe, gồm 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn hỗn hợp và dải đi bộ. Cầu Vĩnh Tuy cũ sẽ chuyển thành đường 1 chiều từ Long Biên vào trung tâm thành phố. Đây là giải pháp giúp dân cư hai Quận tiết kiệm thời gian di chuyển.
Trong lộ trình gấp rút chuẩn bị nâng cấp Gia Lâm thành Quận, thời gian qua, Hà Nội đã phê duyệt và khởi công xây dựng nhiều tuyến đường huyết mạch. Cụ thể, thành phố đã triển khai 414 dự án trên địa bàn Gia Lâm với số vốn hơn 1.690 tỷ đồng. Năm 2019, đã khởi công xây dựng 75 dự án, hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng 27 công trình, triển khai thi công 3 dự án đường giao thông hạ tầng khung, bao gồm: tuyến đường theo quy hoạch từ đường 179 đến đường gom cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường đê tả sông Hồng từ Đông Dư đi Bát Tràng, cải tạo nâng cấp tuyến đường 179 đoạn từ Dốc Lời đến ngã tư đường 181.
Những nỗ lực của chính quyền và doanh nghiệp đã tạo nên mảnh ghép quan trọng trong bức tranh phát triển tổng thể, đưa Gia Lâm trở thành một trung tâm mới sầm uất, phát triển của Thủ đô.
Minh Tuấn
" alt=""/>4 thay đổi lớn của hạ tầng phía Đông Hà Nội