Ông Ninh Văn Sa (Phòng Quản lý Du lịch, Sở VHTT tỉnh Lạng Sơn) thông tin, năm 2023, Lạng Sơn đón hơn 3,9 triệu lượt khách, doanh thu hơn 3,1 nghìn tỷ đồng. Toàn tỉnh Lạng Sơn có 300 cơ sở lưu trú với 3.784 buồng. Phấn đấu năm 2024 sẽ đón hơn 4 triệu lượt khách, doanh thu 4.300 tỷ đồng.
Sau khi nghe báo cáo của ngành du lịch Lạng Sơn, nhiều đơn vị lữ hành cho rằng lượng khách và doanh thu của tỉnh này còn thấp so với tiềm năng du lịch vốn có. Đại diện một số đơn vị lữ hành đã có những chia sẻ thẳng thắn và "hiến kế" cho ngành du lịch Lạng Sơn thu hút nhiều khách hơn.
Ông Đặng Xuân Phi (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Du lịch Chang) cho rằng, Lạng Sơn phải hiểu du khách cần gì và muốn gì. Cụ thể, tính kết nối của các địa phương cực kỳ quan trọng, không chỉ tập trung mỗi Lạng Sơn mà phải xem du khách sau khi đi các tỉnh lân cận thì có nhu cầu sang Lạng Sơn hay không.
Mặc dù giao thông tới Lạng Sơn hiện giờ đã phát triển nhiều so với thời gian trước, nhưng đường tới Lạng Sơn nhanh một cách nhàm chán, không có sản phẩm du lịch gì trọng tâm của địa phương nơi tuyến đường đi qua.
Để Lạng Sơn phục vụ tốt cho khách hơn nữa thì cần quan tâm việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ làm du lịch ở địa phương, các hợp tác xã hay địa điểm tham quan.
Còn ông Vũ Quyết Thắng (Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Vận tải Du Lịch Hoàng Việt) nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch của Lạng Sơn rất khả quan, đặc biệt là những điểm mới liên quan đến Công viên địa chất Lạng Sơn. Tuy nhiên, đến hôm nay nhiều đơn vị lữ hành mới biết Công viên địa chất Lạng Sơn có những nét độc đáo để có thể phát triển du lịch.
Theo ông Thắng, trong thời gian tới, nhu cầu du khách đi du lịch bằng đường bộ sẽ tăng, trong đó tới Lạng Sơn sẽ nhiều vì giao thông tỉnh này phát triển rất tốt.
Lạng Sơn cần tập trung khai thác những tuyến điểm mới tại Công viên địa chất Lạng Sơn thay vì những địa điểm du lịch truyền thống có từ trước. Để làm được như vậy, cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước ngành du lịch cũng như sự phối hợp của những đơn vị khai thác du lịch để có một mức giá tour không đắt và hấp dẫn được du khách.
"Làm du lịch thì đơn vị nào cũng cần có lợi nhuận, tuy nhiên trong giai đoạn đầu thu hút khách tới những địa điểm mới của Lạng Sơn thì chúng ta nên đặt chỉ tiêu về lợi nhuận thấp thôi, tính về sau thì sẽ phát triển dài hơi hơn, lượng khách sẽ đều", ông Thắng chia sẻ.
Cũng tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hồng Thanh (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch S Toàn Cầu) cho rằng Lạng Sơn hiện đang có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Ví dụ như đường cao tốc rút ngắn thời gian di chuyển, mạnh về các điểm văn hoá tâm linh.. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch của Lạng Sơn hiện đang bị mờ nhạt.
Cũng theo bà Thanh, để sự mờ nhạt đó được tô đậm hơn thì Lạng Sơn cần đẩy mạnh về truyền thông. Ngoài ra, các đơn vị lưu trú tại Lạng Sơn cần phối hợp với những công ty lữ hành xây dựng một mức giá thống nhất.
"Để các công ty lữ hành đưa khách tới Lạng Sơn thì những đơn vị lưu trú tại đây cần thống nhất mức giá với công ty lữ hành, tránh trường hợp mỗi bên báo một giá lưu trú khác nhau gây hiểu nhầm cho du khách", bà Thanh cho biết.
Về vấn đề sản phẩm, mặt hàng phục vụ du khách, Bà Phạm Thị Giang (đại diện Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Nông, Lâm sản Lạng Sơn) cho rằng Lạng Sơn có sản phẩm hoa hồi cũng rất đặc trưng nhưng để nổi bật trong mảng du lịch thì trước nay chưa được quan tâm.
Theo đó, mặc dù công ty bà Giang đã phát triển hơn 30 sản phẩm liên quan đến hoa hồi nhưng lượng du khách tiếp cận còn hạn chế. Ngoài ra năm 2022, công ty bà Giang còn xây dựng một điểm dừng chân mang tên Hoa Hồi để giới thiệu sản phẩm của Lạng Sơn nhưng hầu như du khách tới đây không mấy mặn mà.
Với những chia sẻ khách quan của các đơn vị lữ hành, đại diện ngành du lịch Lạng Sơn đã xin tiếp thu để có những thay đổi trong thời gian tới nhằm thu hút thêm du khách đến với tỉnh nhà.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, ngành du lịch Lạng Sơn đã có lễ ký kết thỏa thuận đối tác với Công viên địa chất Lạng Sơn và nhiều công ty, đơn vị lữ hành.
" alt=""/>Đơn vị lữ hành 'hiến kế' cho Lạng Sơn thu hút khách tại địa điểm du lịch mới![]() |
Solskjaer muốn chiêu mộ Longstaff và Dembele |
Theo Daily Star, Longstaff và Dembele là hai mục tiêu hàng đầu mà Solskjaer nhắm đến. Bộ đôi trên sẽ tiêu tốn của MU ngân quỹ 90 triệu bảng.
Đội bóng thành Manchester tin rằng, họ sẽ thuyết phục được Lyon bán lại Moussa Dembele với mức phí 50 triệu bảng.
Longstaff từng bị Newcastle hét mức phí 50 triệu bảng nhưng trong bối cảnh họ đang gặp khủng hoảng về tài chính, Ed Woodward sẽ cố gắng đàm phán giảm mức giá xuống còn 40 triệu bảng.
Tiền vệ trẻ người Anh từ lâu đã nằm trong tầm ngắm MU. Sean Longstaff mới chỉ ra sân 5 lần trong màu áo Newcastle mùa này.
Về phần Dembele, chân sút 23 tuổi người Pháp đã kinh qua nhiều CLB như Fulham, Celtic và giờ là Lyon. Bản thân anh đang rất khát khao chuyển sang đội bóng lớn như MU để tiếp tục phát triển sự nghiệp.
Sự xuất hiện của Moussa Dembele sẽ giúp Solskjaer giải bài toán dứt điểm trên hàng công, trong bối cảnh Marcus Rashford bị quá tải, Martial dính chấn thương còn Greenwood vẫn non kinh nghiệm.
Ngoài Dembele, MU còn dự phòng một vài mục tiêu khác như Alvaro Morata, Mario Mandzukic, Robert Lewandowski và Callum Wilson.
MỜI XEM VIDEO ĐƯỢC TẠO TỰ ĐỘNG CỦA BÀI VIẾT NÀY
* An Nhi
" alt=""/>MU vung 90 triệu bảng mua gấp hai 'hàng khủng'Nghe có vẻ lạ đời nhưng đúng là chú T.H (57 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) mấy hôm nay ngày nào cũng mở Internet, vào các trang tuyển dụng, thậm chí đến tận văn phòng công ty để nộp đơn xin việc. Nhưng, chú không xin việc cho mình mà cho cậu con trai đang học năm thứ tư ngành Giao thông công trình ở một trường đại học tại Hà Nội. “Con bận làm đồ án tốt nghiệp, với cả sợ nó không biết phải đi xin việc như thế nào nên mình đi luôn cho nhanh”, chú T.H chia sẻ về lý do “xin việc” lạ lùng này.
Những phụ huynh vất vả, lo lắng chuyện thực tập, xin việc cho con như chú H. không hiếm. Không ít công ty đã đón tiếp những phụ huynh như chú. Nhiều người làm nhân sự đã phải ngao ngán chia sẻ thông tin bố mẹ viết CV, gửi đơn xin thực tập, làm việc cho con thậm chí đưa con đến phỏng vấn như… đưa đi học thuở con mới vào mầm non, cấp 1.
“Xin - cho”, có người được nhận, có người bị từ chối nhưng đa phần những công việc có được nhờ bố mẹ thường không được các sinh viên, cử nhân theo đuổi lâu dài. Không phải bỏ công sức, chất xám để có được công việc, nhiều bạn trẻ tỏ ra không quý trọng. Bố mẹ xin cho nhưng chưa chắc đã là công việc các bạn thực sự thích. Muôn vàn lý do, nhưng, sau những tất tả lo lắng ngược xuôi của phụ huynh, nhiều bạn trẻ vẫn bỏ nghề, thất nghiệp.
“Kệ” con chủ động trải nghiệm việc làm
Thanh Mai là sinh viên năm cuối, ngành Tài chính ngân hàng, ĐH FPT. Nữ sinh chia sẻ, vì bố mẹ “kệ”, nên Mai sớm có ý thức tự lập, chuẩn bị kiến thức và kỹ năng để có thể tìm được việc làm trong ngành tài chính áp lực cao.
![]() |
Sớm trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, bạn trẻ có cơ hội nhìn nhận bản thân, điều chỉnh kiến thức, kỹ năng mình có phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động |
“Rất may, ĐH FPT cũng là môi trường đề cao tính chủ động của sinh viên. Mình được tự lập trong việc học, phát triển các kỹ năng mềm thông qua nhiều hoạt động CLB, sự kiện, các cuộc thi cho sinh viên ngành kinh tế mà trường tổ chức. Qua đó, ngoài kiến thức, mình cũng tự trang bị kha khá vốn sống, kỹ năng”, Mai chia sẻ.
Học năm hai, Mai được vài anh chị khóa trên rủ đi làm cùng. Công việc bán thời gian tại một chi nhánh ngân hàng khá hấp dẫn vì đúng ngành đang được đào tạo nhưng cũng khiến Mai có chút băn khoăn vì sợ không đáp ứng được. Mai chia sẻ suy nghĩ với một số cán bộ, giảng viên ở ĐH FPT, được thầy cô khuyên tham gia các workshop kỹ năng nghề nghiệp để có thêm hiểu biết thực tế. Mai cũng được lưu ý, ĐH FPT có kỳ thực tập doanh nghiệp nơi mà 100% sinh viên được làm việc như những nhân viên thực thụ tại các công ty, doanh nghiệp khi ra trường nên càng trải nghiệm việc làm sớm, sinh viên ĐH FPT càng có nền tảng vững vàng.
Mai chia sẻ, cô đã “liều” đi làm. “Trải nghiệm việc làm sớm đúng là rất khó. Non nớt cả vốn sống và kỹ năng làm việc, mình phải học hỏi rất nhiều. Đôi khi, mình chấp nhận việc bị phê bình khi không làm tốt hoặc chạy deadline căng hơn để vượt qua bản thân và tiến bộ”, Mai tâm sự. Tuy vậy, giờ đây nhìn lại, Mai cảm thấy trưởng thành hơn cả về kiến thức, kỹ năng và sự tự tin trong công việc. Ngoài ra, đi làm sớm, Mai có kinh nghiệm kha khá và một vị trí ổn định tại công ty. “Bố mẹ mình không lo mình thất nghiệp. Bản thân cũng không vất vả chạy việc sau khi ra trường nữa”, Mai cho biết.
Thay vì lo con “không biết xin việc” hay “thiếu kinh nghiệm” để rồi bố mẹ làm mọi thứ cho con, để con mãi vẫn chỉ như đứa trẻ chẳng thể tự lập dù đã tốt nghiệp ĐH, phụ huynh nên để con chủ động trải nghiệm sớm từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Có thể đó mới là mong muốn thực sự của các bạn trẻ. Càng giàu trải nghiệm, các bạn càng có hiểu biết, kỹ năng và sự tự tin để chủ động trong công việc, san sẻ bớt nỗi lo “ra trường, xin việc” cùng bố mẹ.
Ngọc Trâm
" alt=""/>Sinh viên sắp ra trường, phụ huynh tất tả lo nơi thực tập, tìm việc