Các mạch máu xung quanh khi bị thay đổi áp lực cũng khiến hình thành các mạng lưới tĩnh mạch mạng nhện ở chân hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy việc vắt chéo chân sẽ làm tăng huyết áp cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương từ 8 - 10mHg, ở những bệnh nhân có tăng huyết áp.
Thứ hai, ảnh hưởng lên hệ cơ xương khớp: Việc ngồi vắt chéo chân không chỉ ảnh hưởng đến khớp gối chịu lực và hệ thống chằng chéo, dây chằng bên của khớp gối cũng chịu lực nén trong thời gian dài.
Theo nghiên cứu, khi chúng ta đứng, lực được phân bổ đều vào hai bên khớp hông, còn khi chúng ta ngồi, lực được phân bố đều hai bên xương chậu. Nếu ngồi vắt chéo chân, vị trí xương chậu thay đổi, áp lực lên các nhóm cơ mông cũng thay đổi. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến các nhóm bệnh lý đau lưng do chèn ép dây thần kinh tọa hoặc hội chứng cơ hình lê.
Bên cạnh đó, hệ thống dây chằng giữ xương cùng và xương chậu cũng bị căng khi xương chậu bị nghiêng, lâu dài có nguy cơ phá vỡ độ cong tự nhiên của cột sống, ảnh hưởng đến cả những đốt sống trên cao.
Tư thế ngồi vắt chéo chân không nên duy trì trong thời gian dài, cần phải thường xuyên thay đổi về tư thế ngồi thẳng duỗi hai chân để tránh các tác động có hại lên cơ thể.
Để bảo vệ xương khớp, khi ngồi làm việc bạn nên chọn tư thế thoải mái nhưng phải đúng. Đặt chân xuống mặt đất tạo góc 90 độ so với mặt bàn. Đầu gối nên ngang hông, tránh dồn lực lên mặt ghế, không ngồi co một chân lên.
Bạn nên giữ tư thế ngồi thẳng lưng, đưa cổ ra sau một chút. Nếu ghế ngả sâu, bạn nên trang bị thêm gối tựa để giảm mỏi cổ vai gáy. Cẳng tay và cánh tay phải đảm bảo tạo một góc 90 độ giúp hạn chế tạo áp lực cho vai và cổ tay khi ngồi làm việc trong thời gian dài. Khoảng cách từ mắt tới màn hình máy tính là 50cm. Việc ngồi thẳng còn giúp chúng ta giữ được dáng người cân đối, tránh các bệnh lý về cột sống, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên trở lên.
Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, quy định khi lập biên bản vi phạm hành chính Cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ ghi rõ các nội dung chủ yếu sau đây:
- Thời gian, địa điểm lập biên bản;
- Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
- Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
- Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
- Quyền và thời hạn giải trình.
Như vậy, trường hợp cá nhân vi phạm luật giao thông, CSGT sẽ ghi rõ vào biên bản loại GPLX bị tạm giữ, có phải là loại giấy phép lái xe tích hợp hay không.
Người vi phạm sau đó vẫn có thể điều khiển loại phương tiện còn lại trong GPLX tích hợp đã bị tạm giữ và phải mang theo biên bản xử phạt vi phạm hành chính để xuất trình trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra.
Theo Dân trí
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Đang bị tạm giữ GPLX tích hợp thì có được lái xe không?Củ cải
Củ cải trắng hoặc củ cải đỏ có thể ăn sống hoặc chế biến thành món ăn. Đông y cho rằng củ cải có tính ngọt, mát, vị cay, công dụng giải độc, giải nhiệt, hóa đờm. Lượng vitamin C nhiều giúp đẹp da, thông tiện, giảm huyết áp, phòng ngừa táo bón.
Cải thảo
Theo Đông y, cải thảo cũng có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng trừ nhiệt, giải độc, thông tiện. Cải thảo giàu chất xơ, hàm lượng vitamin A, C phong phú.
Bắp cải
Bắp cải là thực phẩm giúp loại bỏ các độc tố từ đường tiêu hóa để làm sạch hệ tiêu hóa. Những bệnh nhân có bệnh về tuyến giáp nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, A, K, B9 và một số khoáng chất như kali, phốt pho, sắt và selen. Lượng chất xơ dồi dào giúp hỗ trợ thông tiện, tốt cho người bị bệnh tim mạch, cải thiện tình trạng thiếu máu, giảm cholesterol, giảm đường huyết.
Bông cải xanh nên được luộc hoặc hấp vừa chín để giữ nguyên các giá trị dinh dưỡng.
Bên cạnh việc bổ sung rau củ nhiều chất xơ, người bị táo bón có thể bổ sung thêm các loại trái cây như bơ, táo, chuối, đu đủ. Đồng thời, cần nhớ uống nước đúng và đủ.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thủy
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3