Gia đình chị Giao sống tại một căn hộ tái định cư cũ, diện tích 70m2, mua vào tháng 10/2022, giá 2 tỷ đồng, tức khoảng 28 triệu đồng/m2.
Suốt 1 năm qua, cùng với “cơn sốt” chung của thị trường chung cư, căn hộ của gia đình cũng liên tục tăng giá. Chị và nhiều hàng xóm thường nhận được những cuộc điện thoại hỏi bán nhà của môi giới. Mức giá môi giới đưa ra không ít lần khiến chị “sửng sốt” và giá luôn tăng dần theo từng tháng, thậm chí từng tuần.
Trên group cư dân, các hội nhóm, website mua bán bất động sản, chị thấy nhiều căn trong tòa nhà được rao bán giá 57-60 triệu đồng/m2. Thậm chí có những căn môi giới đăng chênh mấy trăm triệu so với giá chủ nhà rao trong nhóm cư dân. Chỉ chưa đầy 2 năm, giá đã tăng gấp đôi nên vợ chồng chị muốn bán nhà để mua căn hộ khác mới hơn.
“Tôi đăng bán từ tháng 7. Có rất nhiều môi giới gọi điện hỏi và người mua đến xem trực tiếp. Thế nhưng 3 tháng rồi mà vẫn chưa bán được”, chị kể.
Theo lời chị Giao, tòa chung cư này nằm ở vị trí đẹp, nhưng do đã xây dựng nhiều năm nên cũ kĩ, một số hạng mục bị xuống cấp. “Có khách xem xong thì một đi không trở lại, khách thì chê cũ, khách thì chê đắt trong khi tôi cũng chỉ đăng theo giá các căn khác rao trên mạng”, chị Giao nói.
Chị Nguyễn Hằng, cư dân một chung cư tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, thời gian qua đi đâu chị cũng nghe nói về chuyện “sốt” chung cư. Nhưng theo quan sát của chị thì bán được nhà không phải chuyện dễ.
“Có mấy căn hộ trong tòa chung cư tôi ở chủ mua để đầu tư, cho thuê. Khi thấy giá tăng cao thì họ chuyển sang bán. Có căn tôi thấy rao từ tháng 2/2024 tới tháng 8/2024 mà chưa bán được. Có lẽ rao mãi không bán được nên tháng 9 vừa rồi tôi thấy chủ lại cho thuê 11 triệu đồng/tháng”, chị kể.
Chị Hằng cho biết, năm 2018, chị mua căn hộ ở đây giá chỉ 24 triệu đồng/m2. Còn giá chủ căn hộ kia rao bán thời gian qua đã lên tới 60 triệu đồng/m2.
“Giờ cư dân còn đồn nhau giá chung cư này lên 80-100 triệu/m2. Môi giới ngồi sẵn dưới sảnh toà nhà luôn. Tôi thấy khách xem nhà thì có nhưng không thấy có cư dân mới chuyển tới, vẫn chủ yếu là người ở thuê”, chị Hằng chia sẻ.
Tỉnh táo mua bán khi thị trường đang nóng
Báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2024 của Bộ Xây dựng cho thấy, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ, tăng khoảng 4-6% theo quý và 22-25% theo năm. Đặc biệt có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.
Theo các chuyên gia bất động sản, khi giá chung cư liên tục tăng cao, sẽ có một bộ phận người mua có tâm lý FOMO, mua nhanh sợ giá tiếp tục leo thang. Tuy nhiên, giá tăng quá nhanh, tăng gấp đôi, gấp ba trong thời gian ngắn nên cũng sẽ có nhiều người mua cho rằng thị trường đang “ngáo giá”, đợi giá giảm mới xuống tiền.
Một yếu tố khác khiến chủ nhà khó bán là do căn hộ đã bị “thổi giá”, giá bán cao hơn nhiều giá trị thực. Nhiều chủ nhà thường lấy giá do môi giới đăng trên mạng để làm giá tham chiếu cho căn hộ của mình.
Ông Lê Công, Giám đốc một sàn bất động sản tại Hà Đông cho biết, giá chung cư tại Hà Nội thời gian qua đã thiết lập mặt bằng giá mới, tuy nhiên nhiều chủ nhà thấy môi giới đăng giá cao nên cho rằng căn hộ của mình tăng giá mạnh, cũng đăng theo mức giá đó. Trên thực tế, giá chung cư tăng tuy nhiên nhiều mức giá môi giới đưa ra chỉ nhằm mục đích tạo ra mặt bằng giá mới, tạo “sốt ảo”. Do đó, khi thị trường đang nóng, cả người mua và người bán đều cần tỉnh táo và thận trọng.
Môi giới thường lợi dụng tâm lý của người bán để khiến họ tin rằng thị trường đang nóng, dẫn đến quyết định đẩy giá lên quá cao hoặc từ chối các khách hàng thực sự. Để tránh rơi vào tình trạng này, chủ nhà nếu có nhu cầu bán thì nên tham khảo nhiều nguồn thông tin và tìm hiểu giá trị thực của bất động sản.
Theo ông Công, với người bán, nên tham khảo giá bán của những căn hộ trong tòa nhà đã có thanh khoản thật, chứ không phải những căn đang rao bán. Điều này giúp người bán đưa ra mức giá hợp lý, tránh bị ảnh hưởng bởi các chiêu trò thao túng giá.
Còn với người mua, cần đánh giá kỹ nhu cầu thực của bản thân và khảo sát kỹ trước khi quyết định, tránh bị cuốn theo tâm lý thị trường và rơi vào bẫy giá ảo, mua với giá quá đắt so với giá trị thực tế của căn hộ.
Theo thăm dò mới đây của VietNamNetvề kế hoạch mua nhà thời điểm này, 40% phản hồi nên mua ngay. Trong khi, có 55% độc giả cho hay sẽ chờ đợi thêm để bất động sản giảm giá, bởi mức giá hiện tại chưa hợp lý.
Những ngày này, mặc dù đêm nào cũng thức trắng bên con gái đang nằm lồng kính trong bệnh viện tỉnh Nghệ An nhưng đến sáng, anh Nguyễn Đình Tám (trú thôn Trung Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn bắt xe buýt đi quãng đường hơn 70km về nhà, chăm lo người vợ đang kiệt sức và 2 con nhỏ tuổi ăn học. Gia đình họ sống chen chúc trong ngôi nhà tạm bợ của bố mẹ xây cách đây 30 năm, tài sản chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc xe bán hủ tiếu đã hoen rỉ.
15 năm trước, anh Tám kết hôn với chị Võ Thị Hồng (SN 1988), lần lượt sinh được hai người con trai là Nguyễn Đình Dũng (15 tuổi) và Nguyễn Đình Trí (9 tuổi). Giữa năm ngoái, chị Hồng mang song thai. Cuộc sống chật vật, khó khăn nhưng vợ chồng anh hạnh phúc vì sắp có hai bé gái chào đời.
Để có tiền trang trải cuộc sống, mỗi ngày anh Tám kéo xe đi bán hủ tiểu, còn vợ anh làm công nhân cho một xưởng may gần nhà với mức lương khoảng 3 triệu đồng/tháng.
"Vẫn biết là vợ mang thai đôi phải giữ gìn, nhưng gia cảnh khó khăn quá nên vẫn cố đi làm. Công việc vất vả, phải ngồi, đứng nhiều nên nhiều hôm vợ đi làm về rất mệt. Một hôm đang đi làm thì Hồng lại bị đau bụng, chảy máu, được mọi người đưa đến viện cấp cứu", anh Tám kể lại.
Bác sĩ cho biết chị Hồng chuyển dạ sinh non khi thai mới chỉ 28 tuần. Hai đứa con gái lọt lòng chưa đầy 1kg được đặt tên là Nguyễn Võ Như Hoa và Nguyễn Võ Như Quỳnh.
Mặc dù được bác sĩ tận tình chăm sóc song hai bé tiên lượng xấu do sinh thiếu tháng. Bé Như Hoa mất khi vừa chào đời được 3 ngày, còn bé Như Quỳnh được chỉ định chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.
Sau khi Báo VietNamNet đăng tải bài viết, bạn đọc đã gửi ủng hộ anh Tám số tiền gần 43 triệu đồng, giúp anh có thêm chi phí trang trải cho gia đình.
" alt=""/>Trao gần 43 triệu đồng tới gia đình anh Nguyễn Đình Tám ở Hà TĩnhBệnh nhân được chuyển theo dõi và chăm sóc tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Sau 48 giờ điều trị, người phụ nữ tỉnh táo, tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn định, gọi biết, thực hiện được theo y lệnh. Dự kiến, chị sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Nguồn tin của VietNamNetcho hay trước khi cấp cứu, bệnh nhân được hút mỡ mắt, cắt mí mắt, hút mỡ lưng, hút mỡ bụng, ngực có đường vẽ nhưng chưa can thiệp. Tai biến xảy ra ở khâu hút mỡ bụng.
Sở Y tế TP.HCM cũng đã nhận được báo cáo của Bệnh viện Chợ Rẫy về trường hợp trên.