Trong gần 10 năm tạm gác lại đam mê nghệ thuật, Mã Trung rất nhớ nghề, luôn trăn trở khi có đạo diễn mời làm phim. Dù vậy, nam diễn viên kiên quyết từ chối, muốn hoàn thành trách nhiệm với gia đình.
Đến khi các con đã lớn, vấn đề kinh tế gia đình được giải quyết, ông mới trở lại toàn tâm toàn ý cho nghề. Năm 2008, nhờ vai diễn ông trùm Hai Đương trong phim Vật chứng mong manh, Mã Trung mới khẳng định được tên tuổi.
Sau khi đóng phim này, Mã Trung hay bị nhận nhầm là trùm xã hội đen. "Hôm đó, tôi ghé ăn cơm tấm đêm ở chợ Tân Định (TP.HCM), một người bán vé số nhìn thấy, la lớn lên ông này là trùm xã hội đen, buôn người, bán ma túy. Tôi phải giải thích rằng đó chỉ là đóng phim thôi. Tôi cũng vui vì khán giả nhận ra, còn tố cáo mình nữa", Mã Trung chia sẻ.
Sau hơn 20 năm theo nghề, Mã Trung ghi dấu ấn với hàng trăm vai diễn, có đến 80% nhân vật ông đảm nhận thuộc tuyến phản diện.
Mã Trung trong 'Giọt nước mắt hận thù':
Bên cạnh những kỷ niệm vui, ông cũng trải lòng về biến cố bị đột quỵ ngay trên phim trường. Đó là giai đoạn tham gia bộ phim Giọt nước mắt hận thù(2015), khi đang quay cảnh trong bệnh viện, ông bất ngờ đổ gục, ôm ngực và than khó thở.
Mã Trung kể: "Cảnh quay đó nhân vật của tôi cũng bị hấp hối, thở oxy rồi chết. Tôi thở không được mà đồng nghiệp còn tưởng mình nhập vai tốt. Tới hồi nghe hô cắt, tôi đã tái mặt, than khó thở và được đưa xuống cấp cứu ngay. Tôi bị tắc nghẽn mạch máu, phải phẫu thuật đặt stent tại đoạn mạch bị tắc để tránh những biến chứng. Đoàn phim buộc phải ngưng hết, không quay nữa để chờ tôi khoảng 1 tuần. May mà tôi quay ở bệnh viện chứ trong rừng chắc cũng xong rồi".
Nói về những vai phản diện, theo Mã Trung, gương mặt ông phù hợp để thể hiện dạng vai này. Dù vậy, ông vẫn cố gắng học hỏi, nghiên cứu các vai chính diện, vai bi lấy nước mắt khán giả.
"Khi nhận kịch bản, tôi đều tránh để nhân vật bị trùng lặp. Mỗi vai phản diện, ông trùm, giang hồ đều có hoàn cảnh khác nhau. Ông này có học hay không, xuất thân từ đâu... thì phản ứng, hành xử của họ sẽ khác. Người có trí tuệ sẽ ác khác với người chợ búa, du côn. Tôi không ngại khi liên tục được mời các vai đó vì tự mình phải biết làm mới nhân vật cho đúng kịch bản", Mã Trung tâm sự.
Phương Linh
Ông Hoàng Phong Hà - Phó chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam, Ủy viên thường trực Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ tư chia sẻ với VietNamNet xung quanh giải thưởng uy tín này.
![]() |
Ông Hoàng Phong Hà. |
Chuyên gia chấm giải tăng
- Tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia trong điều kiện dịch bệnh kéo dài có ảnh hưởng tới công tác chấm giải thưa ông?
Chúng tôi đã lường trước tình hình dịch bệnh sẽ kéo dài nên ngay từ đầu đã khẩn trương rà soát lại quy trình, quy chế chấm giải. Về cơ bản, quy trình chấm giải được giữ như những năm trước. Chúng tôi tổ chức sớm, thông báo cho công ty, nhà xuất bản thể lệ thi. Trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh, chúng tôi cũng động viên nhà xuất bản tham gia gửi tác phẩm. Dù chấm giải theo hình thức trực tuyến do dịch bệnh nhưng chúng tôi liên tục điện thoại, email trao đổi rất kỹ lưỡng nên việc chấm giải không ảnh hưởng gì.
- Giải thưởng Sách quốc gia năm nay có những nét mới gì?
Năm nay chúng tôi đặc biệt chú trọng tới đội ngủ chấm giải. Cũng như mọi năm, chúng tôi chia thành 5 tiểu ban chấm giải: Chính trị-kinh tế, khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, văn hóa-văn học và nghệ thuật, thiếu nhi. Năm nay ngoài việc thay thế một số nhà khoa học và các chuyên gia chấm giải phần là do sức khoẻ, điều kiện thời gian chúng tôi cũng hướng tới tăng đội ngũ kế thừa để chấm giải cho các năm sau.
Mọi năm, tiểu ban sách thiếu nhi chỉ có 4 thành viên thì năm nay tăng lên thành 5 thành viên, các tiểu ban khác từ 6 thành viên tăng lên 7. Hội đồng chấm giải thưởng mọi năm có 17 thành viên năm nay cũng tăng lên thành 19 thành viên. Tôi rất mừng vì các nhà khoa học, các chuyên gia tham gia nhiệt tình. Quy trình chấm giải vẫn có văn bản hướng dẫn, chúng tôi yêu cầu các thành viên nghiên cứu kỹ tài liệu. Các thành viên hội đồng chấm giải nghiêm túc, các cuốn sách đều được chấm chéo, chấm hai lần ở Sơ khảo.
Chính vì thế các cuốn sách được tiểu ban Sơ khảo chuyển lên Chung khảo đều được thành viên hội đồng nhất trí cao. Những cuốn sách được trên 50% sự nhất trí của hội đồng Chung khảo được chuyển lên hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia thì các thành viên hội đồng đều làm việc hết sức nghiêm túc, chặt chẽ công tâm. Cuốn sách giải A chúng tôi đưa đi phản biện kín, có cuốn sách giải A phản biện kín 2 hai lần, mọi năm chỉ có một lần thôi.
- Ban tổ chức có nhận được ý kiến trái chiều xung quanh những cuốn sách sẽ được trao giải?
Năm nay, giải thưởng nhận được 365 cuốn sách do 47 nhà xuất bản gửi tới tham dự. Trên cơ sở 2 vòng Sơ khảo và Chung khảo, Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia đã trao đổi, thảo luận và biểu quyết thông qua các cuốn sách đoạt giải. Kết quả: 25 cuốn sách, bộ sách đoạt giải. Trong đó có 2 giải A, 9 giải B và 14 giải C.
Thực ra, những tác phẩm đoạt giải, tác giả được trao giải bị lộ ra ngoài trước đêm trao giải là điều không tránh khỏi trong thời đại số như hiện nay. Chuẩn bị lễ trao giải chúng tôi cũng phải mời những đơn vị đoạt giải, tác giả đoạt giải nên việc bị rò rỉ thông tin là không tránh khỏi nhưng tổng họ đạt giải gì thì chắc chắn là không biết.
Tất cả hội đồng thành viên đều là các chuyên gia có uy tín làm việc. Lần chấm giải này trong điều kiện dịch bệnh chúng tôi càng làm chặt chẽ, nghiêm túc. Cụ thể, có thành viên hội đồng chấm giải có bản nhận xét dài 6 trang viết tay, quy trình chấm đều rất chuẩn.
Chúng tôi gửi tất cả những cuốn đoạt giải sang Cục Xuất bản, In và Phát hành để kiểm tra xem những cuốn này nộp lưu chiểu có đúng không, tính pháp lý có đúng không. Cục Xuất bản, In và Phát hành cũng có tổ chuyên gia gồm các nhà khoa học rất uy tín nên hiện tại, chúng tôi chưa nghe được những thông tin trái chiều về nội dung khoa học của các tác phẩm, tác giả. Mạng xã hội phong phú, ý kiến đánh giá của mọi người là bình thường, ý kiến đánh giá của Hội đồng là ý kiến tập thể quan trọng.
- Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia trao giải thưởng cho nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - thành viên hội đồng chấm giải, điều này có đúng quy chế?
Tác phẩm Chuyện của anh em nhà Mem và Kya của nhà văn Nguyễn Quang Thiều là một trong số các tác phẩm được trao Giải thưởng sách Quốc gia 2021. Quy chế giải thưởng không cấm thành viên hội đồng chấm giải có sách tham gia. Quy chế chỉ không cho phép người có sách được chấm, bỏ phiếu, góp ý về tác phẩm của mình.
Thêm nữa, Chuyện của anh em nhà Mem và Kya do nhà xuất bản gửi chứ không do tác giả đề xuất. Cuốn sách này được một NXB nước ngoài ký kết để chuyển ngữ, xuất bản. Nguyễn Quang Thiều từng từ chối nhận Hiệp sĩ Dế Mèn, Giải thưởng Dế mèn năm 2020 vì ông tham gia chấm giải đó. Ông có chia sẻ, vì ông chưa dũng cảm đối diện dư luận cho rằng ông ở trong ban giám khảo tự trao giải cho mình, mặc dù quy chế giải thưởng không cấm thành viên ban giám khảo được dự giải.
Tôi muốn nhắc lại quy trình chấm rất chặt chẽ. Tiểu ban sách thiếu nhi có 5 thành viên, sau khi chấm đều đề xuất giải thưởng cho cuốn sách của Nguyễn Quang Thiều cao hơn mức được trao giải thực tế. Tuy nhiên Hội đồng chung khảo đã cẩn thận chuyển tác phẩm vào phía Nam cho hai chuyên gia uy tín đọc và nhận xét, tiếp đó đưa đi phản biện kín và bỏ phiếu. Chúng tôi khẳng định không có chuyện ưu ái tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
![]() |
Chuyện của anh em nhà Mem và Kya là tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia năm nay. |
Tỷ lệ sách dịch đoạt giải tăng
- Có ý kiến cho rằng, nếu tiểu ban này nhiều tác phẩm gửi tham dự giải quá thì các cuốn sách sẽ được chuyển tiểu ban khác cho dễ trúng giải, ông giải thích thế nào về điều này?
Không bao giờ có chuyện đó, đơn vị gửi sách tham dự giải không được lựa chọn tiểu ban mình gửi sách. Hội Xuất bản sẽ nhận tổng thể các cuốn sách tham dự, sau đó tổ thư ký sẽ phân loại gửi về các tiểu ban. Khi về tới tiểu ban chấm rồi, chúng tôi tiếp tục phân loại, nếu quá trình chấm mà thấy cuốn sách đó không hợp lý với tiểu ban cũng trả lại tổ thư ký phân bổ lại. Nội dung cuốn sách sẽ định vị tiểu ban, chứ không do ý kiến chủ quan của đơn vị gửi.
- Ở Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 3, phần sách dịch đoạt giải chiếm 7/27 cuốn, năm thì sao thưa ông?
Năm nay, số tác phẩm dịch đoạt giải thưởng là 9/25 cuốn. Tỷ lệ sách dịch đoạt giải tăng lên, điều này không sai so với quy chế. Trong quá trình chấm, chúng tôi cũng đặt ra vấn đề làm sao để tăng lượng sách của tác giả Việt nhiều hơn nhưng thực tế, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nhà xuất bản, công ty sách chưa có nguồn lực đầu tư làm nhiều sách mới. Do đó, lượng sách dịch tái bản nhiều.
Sách dịch đưa vào chấm giải đều có giá trị. Chúng tôi chấm giải dựa trên chất lượng của sách. Quá trình chấm giải, chúng tôi cũng cố gắng làm sao để động viên, khích lệ sách của tác giả trong nước.
Cũng có ý kiến cho rằng lượng sách dịch nhiều như thế nên tổ chức thành giải riêng. Điều này nhiều năm nay chúng tôi cũng bàn rồi nhưng chưa đi đến ý kiến cuối cùng. Không thể phủ nhận giá trị của những cuốn sách dịch. Rõ ràng những cuốn sách này thực sự có giá trị nội dung, phù hợp chúng ta đang muốn đang trên đà tiếp thu văn hoá nhân loại. Chúng tôi căn cứ tính chính trị tư tưởng rõ ràng, tính khoa học, tính chân xác vấn đề, tính khoa học của cuốn sách để trao giải.
- 25 tác phẩm được trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ tư này đã tiêu biểu cho 33.000 đầu sách được xuất bản trong năm qua?
Đúng là 25 tác phẩm được trao giải lần này tôn vinh tác phẩm tiêu biểu ngành xuất bản nhưng nếu nói 25 cuốn sách này tiêu biểu cho 33.000 đầu sách của các nhà xuất bản trong năm nay thì không. Mỗi cuốn sách đa dạng phục vụ đối tượng khác nhau, dựa trên tính ứng dụng, tư tưởng, chắc chắn còn lại có những tác phẩm giá trị tâm huyết của các nhà xuất bản mà vì lý do nào đó họ chưa chuyển lên hội đồng chấm giải.
Tình Lê
Cuốn 'Chuyện của anh em nhà Mem và Kya' của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ nhận Giải thưởng Sách quốc gia năm 2020. Đây là 1 trong 25 cuốn sách sẽ được trao giải lần này.
" alt=""/>Giải thưởng Sách quốc gia: Cuốn sách đoạt giải A được phản biện kín 2 lầnTrước đó, cả gia đình dự định sẽ về nhà bố mẹ vợ nhân dịp Trung thu, thế nhưng vì cãi nhau, người vợ quyết định về một mình, để con cùng chồng ở lại thành phố.
Dù rất giận nhưng người chồng không biết làm thế nào, đành tự mình chăm sóc con. Cậu con trai khi tỉnh dậy không thấy mẹ liền gào khóc. Ông bố vốn ít chăm con nên phải rất vất vả mới dỗ được con nín. Anh phải đưa con đi giao hàng cùng mình. Sau đó, anh đưa con đến bảo tàng chơi.
Thấy con trai vui vẻ chơi, người bố nghĩ chuyện chăm con thật đơn giản. Anh cho rằng chỉ cần cho con ăn, đưa con đi chơi thì một ngày sẽ nhanh chóng trôi qua.
Thế nhưng khi bản thân đã quá mệt mỏi, chân tay đau nhức thì cậu con trai vẫn rất sung sức. Thậm chí con trai còn khóc đòi đi chơi công viên buổi tối. Nghĩ đến cảnh tượng mệt rũ người vẫn phải chiều theo ý con, người đàn ông chỉ biết gục đầu.
Trong khi đó, người vợ đang thảnh thơi ở nhà bố mẹ đẻ, không vướng bận chồng con. Buổi sáng, cô ngủ nướng thoải mái. Thay vì phải dậy chuẩn bị ăn sáng cho chồng con như mọi ngày, cô được bố mẹ chuẩn bị đồ ăn sáng sẵn. Ở quê có cây nhãn rất to, cô có thể thoải mái hái quả trên cây. Vừa ăn nhãn, cô vừa vui vẻ nói chuyện với hàng xóm. Cảnh tượng ấy khiến cô cảm thấy tuổi thơ đang ùa về.
Sau bữa trưa, cô cùng chị gái và anh rể đi mua sắm. Không phải lo chăm con, người phụ nữ thoải mái vui chơi. Sau khi mua sắm, cả nhà vào nhà hàng ăn món mình thích, không phải lo về nhà nấu nướng. Không chỉ vậy, đến tối cô còn uống rượu vang và chơi game cùng bạn bè.
"Từ khi có gia đình, bận rộn con cái, tôi không còn có cảm giác được tự do và tự nuông chiều bản thân như vậy", người phụ nữ nói.
Trước đó, cô và chồng cãi nhau cũng không phải vì chuyện gì to tát. Người chồng cảm thấy mình kiếm tiền nuôi cả gia đình đã quá mệt mỏi nên mong vợ hiểu, không yêu cầu anh làm việc nhà hay chăm con. Người vợ lại cho rằng chồng coi thường mình, nghĩ rằng làm mọi việc trong nhà là đơn giản. Vì vậy cô mới nảy ra ý định bỏ chồng ở nhà chăm con vài ngày để anh hiểu được sự vất vả của vợ.
Hơn cả, ngoài việc nhà, người vợ vẫn phải đi làm, kiếm tiền. Dù thu nhập không cao bằng chồng nhưng cũng không quá thấp. Không có lý gì cô phải làm mọi việc nhà, chăm con mà vẫn phải kiếm tiền.
Chỉ là, cô không ngờ, sau đúng một ngày, anh chồng đã "khóc thét" vì phải làm việc nhà và chăm con.
Câu chuyện sau khi chia sẻ lên mạng xã hội nhận về nhiều ý kiến của cộng đồng mạng. Đa số đồng tình với cách làm của người vợ và cho rằng người chồng nên hiểu, chia sẻ việc nhà với vợ mình.
"Nếu không có vợ làm mọi việc, anh sẽ phải thuê giúp việc. Nhưng giúp việc thì sẽ không thể chăm con, chăm gia đình anh tốt bằng vợ anh. Hơn nữa, vợ anh cũng phải kiếm tiền. Vậy hà cớ gì lại bắt cô ấy làm mọi việc trong gia đình. Anh nên rút kinh nghiệm", một người bình luận.
Cuối cùng anh cũng nhận ra việc chăm con không đơn giản. Anh gọi điện mong vợ sớm quay về và hứa sẽ chăm sóc con, chia sẻ việc nhà với vợ.