
NSND Minh Hằng vừa chia sẻ hình ảnh về thăm căn nhà cũ và bày tỏ: "Em ghé về căn nhà cũ của hai vợ chồng mình. Có điều bếp núc em vẫn bừa bộn như hồi còn có anh bên cạnh...
Hồi đó anh góp ý nhiều lần em không sửa được. Cuối cùng anh nhượng bộ em và nói "anh yêu sự bừa bộn của em... ". Tết đến nơi rồi. Em vẫn bừa phải không anh?".
![]() |
Dưới phần bình luận, nhiều nghệ sĩ và bạn bè gửi lời động viên tinh thần nữ diễn viên "Người Hà Nội".
NSND Minh Hằng sinh năm 1961 là diễn viên gạo cội của sân khấu và điện ảnh Việt Nam. Trong sự nghiệp, tên tuổi cô của gắn liền với vai "Táo bà" của chương trình "Gặp nhau cuối năm" và các vai diễn trong phim: Người Hà Nội, Trở về giữa yêu thương….
Thành công trong sự nghiệp, song NSND Minh Hằng lại khá lận đận tình duyên. Năm 21 tuổi, cô từng kết hôn với một người đàn ông gốc Hà Nội nhưng cả hai đã đường ai nấy đi vì không hợp nhau.
Trải qua nhiều năm tháng sống độc thân, NSND Minh Hằng mới bén duyên với Tiến sĩ Toán học Nguyễn Huy Tuệ. Khi về chung một nhà, cả hai có cuộc sống viên mãn dù không có con chung.
Tháng 3/2021, chồng của NSND Minh Hằng qua đời sau thời gian lâm bệnh nặng. Sự ra đi của ông Nguyễn Huy Tuệ khiến cho nữ diễn viên 6x vô cùng buồn bã, đau đớn.
Đến tháng 4 cùng năm, NSND Minh Hằng lại phải tiễn biệt bố ruột mất do tuổi cao sức yếu. Sau loạt biến cố không ai mong muốn, nữ diễn viên sống kín tiếng một thời gian. Nhận được sự động viên của người nhà và đồng nghiệp, hiện tại NSND Minh Hằng đã trở lại với công việc.
![]() |
Theo Gia đình
NSND Minh Hằng góp mặt trong phim sitcom 'Kỳ nghỉ trên bản Leng Keng' phát sóng trên VTV.
" alt=""/>NSND Minh Hằng trở về nhà sau gần 1 năm chồng qua đời, nhắc lại kỷ niệm gây xúc độngNhưng điều này lại khiến cho người ta nghĩ, lý do họ đưa ra là hợp lý, hợp pháp.
Một câu chuyện khác, mới đây, khi tôi đưa người nhà đến một cơ quan ở Hà Nội để làm việc. Tôi dừng xe lại trên một con đường được dừng xe, nhưng không được phép đỗ xe.
Bạn bảo vệ ra đuổi tôi: “Anh không được dừng xe ở đây!”. Rồi anh ta chỉ vào một tờ giấy có ghi dòng chữ viết tay: “Ở đây không được dừng đỗ xe”. Tờ giấy như vậy không nằm trong bất kỳ một quy chuẩn nào cả.
Cậu bảo vệ tiếp tục nói với tôi bằng một thái độ không được lịch thiệp lắm: “Anh có biết đọc cái biển đó không?”. Và tôi trả lời: “Vậy bạn có biết ai được phép cấm đỗ xe ngoài đường không?
Câu chuyện như vậy không phải là không phổ biến, nếu như cơ quan nào đó hay có một chỗ nào đó là mục tiêu bảo vệ hay có tính chất đặc biệt, thì đương nhiên sẽ cần phải làm đủ thủ tục để khu vực đó các phương tiện không được dừng, đỗ xe.
Và không phải ai cũng có thẩm quyền cấm, hay là bắt buộc những người khác không được dừng xe, không được đỗ xe, không được sử dụng chỗ đỗ, vỉa hè trái với những quyền pháp luật quy định.
Trên thực tế, luật pháp Việt Nam có tương đối đủ và rõ ràng về các quyền của các cơ quan khác nhau cũng như các quy định, biển báo để giúp mọi người nhận ra và tuân thủ các quy định.
Chủ những cửa hàng, chủ nhà ngoài phố rõ ràng đã lẫn lộn giữa sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng. Cửa nhà của họ, quyền ra vào của họ, đúng là thuộc sở hữu tư nhân. Nhưng chỗ đỗ xe ngoài đường là sở hữu công cộng, họ không có quyền cho phép hay không cho phép một ai đó đỗ xe hay là được dừng lại.
Đối với cơ quan nhà nước, trong trường hợp như tôi vừa nói, đã có sự lẫn lộn về chức năng. Cụ thể, chức năng cấm, cho phép, hay không cho phép phương tiện dừng, đỗ, hoặc không được dừng lại trên đường giao thông là chức năng của cơ quan về giao thông.
Và chức năng đó được thực hiện thông qua các biển báo rất cụ thể. Hệ thống biển báo giao thông của chúng ta cũng đã có đủ.
Chúng ta là một đất nước ủng hộ việc tuân thủ pháp luật, thực hiện các hoạt động chức năng, tổ chức xã hội theo nguyên tắc của quy định của pháp luật, thì đòi hỏi các cơ quan nhà nước, cũng như cá nhân trong xã hội phải tuân thủ và phải tôn trọng giới hạn về chức năng, cũng như luật sở hữu công, sở hữu tư của mình là cần thiết.
Và trong những trường hợp như tôi vừa nêu, chúng ta thấy rõ ràng những người, những đơn vị liên quan đã không hiểu đầy đủ và không tôn trọng đầy đủ các phân định rõ ràng về công-tư về chức năng của từng cơ quan.
Đương nhiên, điều này có thể dẫn đến những tranh cãi không cần thiết, xô xát không cần thiết và việc đó cần-và-nên được để tâm, nên được chấm dứt./
Theo tác giả Phạm Quang Vinh/Vov Giao thông
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
“Mùa hè hạnh phúc” là trại hè do Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam (VFD) phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) tổ chức tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên để chào mừng tháng hành động vì trẻ em năm 2022. Trại hè có sự tham gia của 70 em nhỏ 8 - 15 tuổi, đến từ ba tỉnh Kon Tum, Bình Định và Phú Yên, trong đó 50 em có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt.
Nội dung trại hè được thiết kế công phu, giúp các bạn nhỏ được trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi, sáng tác nghệ thuật, gặp gỡ và giao lưu với những người bạn mới, chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng về những tấm gương vượt lên khó khăn, tự tin và sống có ý nghĩa.
Trại hè có cả trẻ khuyết tật lẫn trẻ không khuyết tật, tạo cơ hội để các em trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau. Ngày đầu tiên, các em còn khá rụt rè nhưng đến ngày thứ 3 thì các em đã thoải mái sinh hoạt chung với nhau mà không cần người hỗ trợ. Dù là các trò chơi vận động của buổi lửa trại, trang trí các con thuyền hay tham gia vẽ, chụp ảnh, hát, múa và làm thủ công, hoạt động nào các em cũng mải mê đến tận khi hết giờ vẫn không muốn về.
Em Đoàn Minh Tín, một cậu bé chậm phát triển trí tuệ đến từ tỉnh Bình Định chia sẻ trong buổi bế mạc: “Con vui lắm. Con thích nhất phần lửa trại được chạy vòng quanh cùng các cô và các anh chị, được chơi rất nhiều trò chơi như tô thuyền, bắn cung tên, vẽ tranh và quen nhiều bạn mới như bạn Trà My, bạn Tường Vy.”
Em Nguyễn Thị Linh Chi - lớp 8C trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Tuy Hòa, Phú Yên cũng chia sẻ cảm xúc đặc biệt khi lần đầu tiên được cùng nặn bánh trôi với các bạn khiếm thị.
“Mùa hè hạnh phúc” nằm trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, với sự chỉ đạo của Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1276/QĐ-TTg ngày 20/7/2021. Trại hè càng thêm ý nghĩa khi toàn bộ các em tham dự được vinh danh và trao giấy khen, giấy chứng nhận về những thành tích và nỗ lực trong cuộc sống và học tập. Bên cạnh đó, các em còn được tặng thú bông Sao La, linh vật đại diện của Sea Game 31, sản phẩm thủ công cũng do những người khuyết tật chế tác.
Bà Ritu Tariyal - Giám đốc Phòng Hàn gắn và Phát triển Xã hội, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phát biểu: “Tôi rất vui khi có mặt ở đây để tham gia trại hè này, trên một mảnh đất xinh đẹp như Phú Yên”.
Trại hè đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn tiếp diễn với nụ cười trên môi các em nhỏ cũng như các thầy cô giáo, tình nguyện viên và những người tổ chức.
Mai Anh
" alt=""/>Trại hè hạnh phúc của trẻ em khuyết tật