![]() |
3. Cắt rau xong không nấu ngay
Đa phần vitamin trong rau ở trạng thái "dễ bay hơi". Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa.
4. Nhặt bỏ lá rau
Một số bà nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau rút... Đây là việc làm sai lầm và lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau.
5. Chỉ ăn cái, bỏ nước
Khi xào rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hoá giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc.
6. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn
Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
7. Rửa rau 3 nước là sạch
![]() |
Theo Tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm - sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: Nếu nghĩ chỉ cần nhặt rau sạch và rửa qua 3 nước trong chậu là có thể loại bỏ hết tất cả các chất bẩn, vi khuẩn có trong rau quả là hoàn toàn nhầm.
Với cách rửa đó khó có thể loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy.
8. Cắt rau xong mới rửa
Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin.
9. Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
10. Dùng lửa nhỏ xào rau
Vitamin C và B1 đều “sợ”nóng, vì vậy khi xào rau không nên dùng lửa nhỏ “om”, nên vặn lửa thật to. Còn nữa, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn.
Một số loại rau thích hợp với cách ăn “tươi sống” hơn ví dụ như dưa chuột, cà chua, xà lách.
11. Nấu xong rồi không ăn ngay
Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa “đánh chén” ngay lập tức.
12. Thường xuyên ăn salad và rau sống
Salad là món rau không được nấu ở nhiệt độ cao, nếu dư lượng thuốc trừ sâu cao quá mức sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể. Do đó khi ăn salad hay rau sống tốt nhất hãy chọn những loại rau xanh không bị ô nhiễm hoặc rau hữu cơ, đồng thời lưu ý không nên ăn nhiều.
13. Ăn cà chua trước bữa ăn
Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy, có thể khiến axit dạ dày kết hợp với thực phẩm làm giảm nồng độ axit, tránh để áp lực dạ dày tăng cao dẫn tới sự giãn nở dạ dày, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu ở dạ dày…
14. Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước
Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng.
Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.
15. Ăn mướp đắng sống
Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.
16. Ăn quá nhiều rau bina
Trong rau bina chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic trong cơ thể sẽ cùng với canxi và kẽm tạo ra calcium oxalate và zincoxalatedihydrate, không dễ hấp thụ và thải ra ngoài, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong đường ruột, dễ khiến cho bé bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới xương và răng phát triển không tốt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não.
![]() |
Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…
18. Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau
Tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây.
19. Nấu rau quá kỹ
Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.
Rau ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng có thể gây ngộ độc, thậmchí có thể gây tổn hại thần kinh... nếu dùng không đúng cách.
" alt=""/>Sai lầm nghiêm trọng khi xào nấu, ăn rau xanhMới đây, vào khoảng 5h ngày 13/10, khi các công nhân thi công đang đổ bê tông tầng 6 công trình toà nhà chung cư Eco Green Tower (số 1 Giáp Nhị, Q. Hoàng Mai) thì bất ngờ giàn giáo bị sập xuống.
![]() |
Hiện trường vụ sập giàn giáo công trình toà nhà chung cư Eco Green Tower tại quận Hoàng Mai, hai công nhân tử vong (Ảnh Nhị Tiến). |
Vụ việc khiến 2 công nhân bị rơi từ tầng 6 xuống tầng hầm, tử vong tại chỗ. 4 người khác bị thương. Nhiều người khác phải bám, đánh đu vào gậy, thanh sắt nhỏ để thoát khỏi vụ tai nạn.
Gần đây nhất, khoảng 19h30 tối 18/10, một cần cẩu thi công Dự án tổ hợp dịch vụ thương mại, căn hộ và bãi đậu xe tại số 69 Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội bất ngờ đổ ngang qua đường, đè lên hai nóc nhà đối diện. Được biết, dự án tổ hợp dịch vụ thương mại, căn hộ và bãi đậu xe tại 69 Thụy Khuê, nhà thầu xây dựng chính là Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình. Thông tin ban đầu, hiện dự án đang ở giai đoạn thi công móng và các tầng hầm.
![]() |
Cần cẩu thi công Dự án tổ hợp dịch vụ thương mại, căn hộ và bãi đậu xe tại số 69 Thụy Khuê đổ ngang qua đường tối ngày 18/10. |
Nguyên nhân các sự việc trên đang được các cơ quan chức năng làm rõ. Tuy nhiên, đây chỉ là những đơn cử trong hàng vài chục vụ tai nạn lao động liên quan đến việc xây dựng các công trình cao tầng ở Hà Nội trong thời gian vừa qua. Trên những công trình xây dựng giữa thủ đô những chiếc cần cẩu khổng lồ, nặng đến hàng chục tấn, cao và dài đến cả trăm mét trở thành nỗi ám ảnh với mối nguy hiểm “lơ lửng” trên đầu. Vấn đề an toàn xây dựng, câu hỏi về quy chuẩn an toàn lao động dành cho một thiết bị có thể gây nguy hiểm như cần cẩu một lần nữa được đặt ra.
Theo quy định của TP Hà Nội, đối với các trường hợp vùng hoạt động của cần trục tháp vượt ra khỏi phạm vi công trường, có nguy cơ ảnh hưởng tới giao thông đi lại của nhân dân và công trình lân cận, chỉ cho phép cần trục tháp đó hoạt động trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau và phải có đảm bảo đủ hệ thống cảnh báo, cảnh giới, người hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông theo quy định. Thế nhưng trên thực tế, ở nhiều công trình quy định này dường như bị phớt lờ. Những vụ tai nạn liên tiếp với “thủ phạm” là cần cẩu càng làm nhiều người ái ngại.
![]() |
![]() Hình ảnh ghi nhận tại cao ốc 16 Phạm Hùng nằm gần bến xe Mỹ Đình khu vực tập trung nhiều người và phương tiện giao thông (Ảnh chụp ngày 24/10). |
Trao đổi về vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội, công tác an toàn lao động phải được đặt lên hàng đầu. Từ nhà thầu, chủ đầu tư đến các cơ quan chức năng quản lý đều phải có trách nhiệm trong việc giám sát đảm bảo an toàn trong việc vận hành cẩu tháp. Cần trục phải neo, giữ đúng cách. Ông Hùng đặc biệt lưu ý việc lắp đặt vận hành cẩu tháp cũng như đảm bảo an toàn xây dựng tại các công trình xây chen trong phố. “Vấn đề quan trọng khác là phải kiểm tra hằng ngày” - ông Hùng nhấn mạnh.
![]() ![]() Những chiếc cần cẩu khổng lồ, nặng đến hàng chục tấn, cao và dài đến cả trăm mét dễ dàng bắt gặp trên các công trình tại thủ đô (Ảnh chụp ngày 24/10). ![]() |
Người dân ra đường không phải chỉ đề phòng tai nạn giao thông mà còn phải ngửa mặt lên trời trông cần cẩu (Ảnh tư liệu 5/2016). |
Kể cả khi kết thúc quá trình thi công nếu không đặt vị trí cần trục đúng quy định, không neo giữ, cố định, quay tay cần đúng vị trí, sự liên kết giữa cần trục và các kết cấu cứng bị lõng, theo thời gian hoặc gặp các điều kiện khách quan như gió lớn dù không hoạt động cần cẩu vẫn có thể gãy đổ gây tai nạn.
TP Hà Nội đã nhiều lần thành lập đoàn kiểm tra, phát hiện, đình chỉ thi công một số cẩu tháp, hoạt động thi công xây nhà cao tầng không đủ tiêu chuẩn quy định. Nhưng việc kiểm tra này không được thực hiện liên tục, thường xuyên nên vẫn còn nhiều cẩu tháp vi phạm quy định.
Anh Ngô Văn Chiến (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết: “Ra đường bây giờ không phải chỉ đề phòng tai nạn giao thông mà còn phải ngửa mặt lên trời trông cần cẩu. Công trình xây dựng ở khắp nơi từ đường lớn vào trong tận ngõ nhỏ. Nhưng người đi đường cũng không chủ động được. Nếu công trình không đảm bảo được an toàn thì cũng chỉ biết “trời gọi ai người đó dạ”".
Hồng Khanh
Save" alt=""/>Cần cẩu giữa phố: Những hiểm họa lơ lửng trên đầu