Theo mô tả, việc vè khung xe phía trước (fender apron) trên mẫu Toyota Raize được gia công không chính xác, gây ra tiếng động lạ khi xe đi qua đường xóc. Trong một số tình huống, xe thậm chí có thể rơi vào trạng thái khó điều khiển, dẫn tới việc đánh lái không chính xác.
Theo Toyota, việc khắc phục được cho là đơn giản, có thể tiến hành ngay tại các đại lý của Toyota. Thời gian khắc phục vào khoảng hơn 7 tiếng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Tại Việt Nam, Toyota Raize là mẫu xe thuộc phân khúc SUV cỡ nhỏ hoàn toàn mới được Toyota Việt Nam ra mắt từ tháng 11/2021 dưới dạng nhập khẩu từ Indonesia với giá bán từ 527 triệu. Phiên bản Toyota Raize bán tại Việt Nam chỉ sử dụng loại động cơ 1.0L Turbo.
Kể từ khi trình làng, sản phẩm này liên tục “cháy hàng” và thường xuyên có tình trạng "bia kèm lạc" tại các đại lý. Hiện, chưa có thông tin chính thức về việc triệu hồi dòng xe này ở Việt Nam.
Hoàng Hiệp(theo Moto1)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tại TP. HCM, với một số mẫu xe cháy hàng như Toyota Raize hay Ford Explorer, người mua xe vẫn phải chờ hàng tháng dù giá đã chênh từ hàng chục tới hàng trăm triệu đồng.
" alt=""/>Ra mắt chưa lâu, Toyota Raize buộc phải triệu hồi gần 15 nghìn xeMột trạm đổ xăng ở Los Angeles (bang California), nơi có giá xăng cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn nước Mỹ. Ảnh: Jae C. Hong/AP.
Gluyas từng cân nhắc thưởng nhân viên để giúp họ giảm chi phí xăng xe. Nhưng cuối cùng, cô lựa chọn tăng 6% lương cho toàn bộ nhân viên. Cô nghĩ rằng mức tăng lương cố định sẽ tốt hơn.
“Mọi thứ đang trở nên căng thẳng với họ”, Gluyas chia sẻ.
Các doanh nghiệp khác cũng đang cố gắng tăng lương và thưởng để giữ chân nhân viên. Driftwood Garden Centre, nhà bán lẻ với 100 công nhân gần Naples (bang Florida), bắt đầu thêm khoản phụ cấp 30 USD và 50 USD vào phiếu lương của nhân viên bán thời gian và toàn thời gian nhằm trợ cấp xăng xe.
Trước đó, tháng 4, công ty tăng lương 20-30% cho các nhân viên. CEO Craig Hazelett cho biết: “Chúng tôi gần như phải làm điều đó, nếu không công ty có l nhiều nhân viên tài năng”.
Chase Griffin, một giám đốc dự án tại công ty National Life Group ở Dallas (bang Texas), cho biết từ lâu, anh không dám đổ đầy bình xăng.
Thông thường, xe của anh tốn khoảng 55 USD để đổ đầy. Thời gian gần đây, Griffin đổ 40 USD nhưng thậm chí chưa được 1/2 bình. Trong khi đó, quãng đường từ nhà đến công ty của anh mất 40 phút lái xe.
![]() |
Một số công ty Mỹ đang phát cho các nhân viên thẻ quà tặng tiền xăng. Ảnh: Hannah Yoon/Wall Street Journal. |
Hiện anh chỉ tới công ty 2 ngày/tuần. Nhưng sang tháng 7, công ty muốn anh và các nhân viên phải có mặt 3 ngày/tuần. Mặt khác, công ty sẽ tặng mỗi người một thẻ tiền xăng trị giá 300 USD.
“Mặc dù có vài lời phàn nàn về việc phải lên văn phòng 3 ngày/tuần, ít nhất công ty cho chúng tôi thấy họ quan tâm đến nhân viên của mình”, anh nói.
Một số doanh nghiệp khác đang trì hoãn hoặc hủy chính sách trở lại văn phòng, khuyến khích làm việc từ xa để cắt giảm chi phí đi lại.
Tại Cosmetic Specialty Labs Inc., nhà sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm gồm 60 người có trụ sở tại Lawton (bang Oklahoma), CEO Jennifer Ellis nói với một số nhân viên sống cách xa công ty hơn 40 km làm việc ở nhà một ngày/tuần.
Một số nhân viên ở các bộ phận như sale hay marketing hiện có thể làm việc đan xen 3 ngày ở nhà và 2 ngày ở văn phòng. CEO cũng đang cân nhắc mua thẻ tiền xăng để phát cho các nhân viên.
Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có thể áp dụng làm việc từ xa. Ví dụ, khoảng 80% nhân viên của SuperGraphics LLC được yêu cầu có mặt trụ sở của hãng in ở Seattle (bang Washington).
![]() |
Dù giá xăng tăng lên mức kỷ lục, doanh thu tại các trạm xăng Mỹ vẫn lao dốc vì người tiêu dùng giảm sức mua. Ảnh: Joe Buglewicz/Bloomberg. |
Do đó, công ty đã phát triển một công thức tính toán nhằm xác định mỗi công nhân cần bao nhiêu gallon xăng để đến văn phòng mỗi tuần. Đồng thời, họ bắt đầu thêm khoản phụ cấp 1,5 USD/gallon xăng vào mỗi lần trả lương từ mùa xuân này.
Công ty cũng đang xem xét cung cấp thẻ đi xe buýt trả phí cho những nhân viên không lái xe riêng, cùng việc thực hiện việc tăng trợ cấp sinh hoạt cho toàn bộ nhân viên.
Mặt khác, một số giám đốc lại lo lắng về một cuộc suy thoái tiềm ẩn. Evan Cohen, chủ tịch của Quality Marble & Granite ở Ontario (bang California), tạm dừng kế hoạch hỗ trợ xăng xe cho các nhân viên.
Thay vào đó, ông tập trung tìm cách tránh phải sa thải nhân sự nếu suy thoái xảy ra.
Hiện ông cố gắng cung cấp bảo hiểm y tế và các quyền lợi tiết kiệm hưu trí 401(k) cho tất cả nhân viên, trong khi phải đối phó với việc giá thành sản phẩm đội lên gần 50%.
“Tôi luôn sẵn sàng tăng lương và phát thưởng. Nhưng quan trọng hơn, tôi muốn đảm bảo mọi người không bị thất nghiệp”, ông nói.
Theo Zing
" alt=""/>Công ty Mỹ trả tiền xăng để giữ chân nhân viênNhững người lạc quan về tương lai ô tô điện tin rằng khi giá khí đốt leo thang, trước mắt là hệ quả từ các vấn đề như đại dịch, chuỗi cung ứng rồi tới khủng hoảng Ukraine, sẽ thuyết phục những người còn hoài nghi về xe điện mau chóng đổi ý.
Trên thực tế, nhiều nơi ở Mỹ đang ban hành các chính sách thúc đẩy sử dụng xe điện. Tại thành phố New York, chính quyền tập trung vào tìm cách làm cho xe điện dễ sạc hơn.
Năm 2021, chính quyền New York đặt mục tiêu xây dựng 120 trạm sạc mới trong vòng 4 năm, chưa tính đến các trạm sạc từ công ty tư nhân như Tesla.
Vào tháng 9 năm ngoái, Sở Giao thông Vận tải New York đã công bố báo cáo với nhiều đề xuất tham vọng hơn. Báo cáo cho biết New York kém xa California và các thành phố lớn của châu Âu về số lượng ô tô điện trên đường. Hiện tại có khoảng 20.000, nhưng sẽ cần phải có 400.000 xe điện lăn bánh vào cuối thập kỷ này để đạt được mục tiêu giảm khí thải.
Sở Giao thông đề xuất New York sẽ phải lắp đặt 1.000 điểm sạc vào năm 2025, tăng lên 10.000 điểm vào năm 2030. Đồng thời, Thống đốc Kathy Hochul của bang New York đã ký đạo luật yêu cầu tất cả ô tô và xe tải tại bang phải không phát thải vào năm 2035.
Nhưng biện pháp nêu trên khiến nhiều người làm chính sách cho rằng 2022 sẽ là năm của ô tô điện, ít nhất là năm khởi đầu của những kế hoạch tham vọng dành cho xe điện.
“Không chỉ tầng lớp thượng lưu New York chuyển sang dùng xe điện mà cả tầng lớp lao động cũng rất quan tâm”, ông Ydanis Rodríguez, quan chức giao thông thành phố New York cho biết.
![]() |
Xe điện được hưởng lợi trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng |
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế rằng xe điện sẽ không ồ ạt xuất hiện trên phố, phần lớn là vì mức giá. Ở New York, ngay cả khi giá đã giảm và kèm theo trợ cấp từ chính phủ, giá của một chiếc ô tô điện mới vẫn cao hơn 20.000 USD (458 triệu đồng) hoặc cao gấp đôi so với thời điểm 2011.
Tâm lý quan tâm xe điện của người Mỹ cũng mới xuất hiện chứ chưa trở thành xu hướng. Một cuộc thăm dò được công bố vào tháng 6/2021 bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew (có trụ sở tại Washington) chỉ ra rằng 51% người Mỹ phản đối đề xuất loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất ô tô và xe tải chạy bằng xăng, ngay cả khi các nhà sản xuất ô tô đang tự làm điều này.
Ví dụ, vào đầu năm 2021, General Motors nói họ muốn ngừng bán xe ô tô chạy bằng khí đốt và động cơ diesel trong vòng 14 năm tới.
Minh Khôi (theo AP, New York Times)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Giá xăng dầu tăng cao đã khiến hầu bao của cánh tài xế bị thâm hụt đáng kể sau mỗi lần “lướt” qua cây xăng. Có người ngỡ ngàng khi giá trị của câu "đầy bình" đã cao hơn hôm trước đến vài trăm nghìn đồng.
" alt=""/>Xăng tăng giá, thời của xe điện đã tới?