Hình ảnh sản phẩm giảm cân chứa chất cấm độc hại (Ảnh: Cục An toàn thực phẩm).
Mẫu sản phẩm được lấy tại nhà thuốc Nhật Tân, 115 Trần Hưng Đạo, phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Hàm lượng chất cấm phát hiện được gồm: Sibutramine: 6,67 mg/g (3,04 mg/g) và Phenolphthalein: 6,89 mg/g (3,13 mg/viên).
Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, trong thời gian các cơ quan chức năng đang xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm có các thông tin và hình ảnh cơ quan này cung cấp.
Trong trường hợp phát hiện sản phẩm này lưu hành trên thị trường đề nghị thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, việc phát hiện chất cấm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải hiếm gặp. Trong đó, 2 nhóm sản phẩm dễ gặp có chất cấm nhất là sản phẩm được quảng cáo hỗ trợ giảm cân (chất sibutramine) và sản phẩm tăng cường sinh lý (chất sildenafil).
Chất sibutramine có khả năng làm giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân, có nhiều độc tính và tác dụng phụ, nguy cơ biến cố về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim cho nên cả Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ và cơ quan dược phẩm châu Âu đã ngừng sử dụng từ năm 2010.
Còn phenolphthalein là chất chỉ thị màu, thường dùng để đo độ pH, bị FDA cấm lưu hành từ năm 1999 vì nguy cơ gây hại cho hệ tiêu hóa, tim mạch...
Trước đó vào tháng 4, Cục An toàn thực phẩm cũng nhận được thông tin báo cáo từ Bệnh viện Bạch Mai, về trường hợp ngộ độc liên quan sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân. Cơ quan chức năng phát hiện thực phẩm này chứa chất cấm độc hại.
Bệnh nhân này sau khi sử dụng sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân mua trên mạng xã hội xuất hiện triệu chứng ngộ độc, phải nhập viện điều trị.
Kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm nêu trên có chứa sibutramine là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, các trường hợp phải nhập viện vì sử dụng thực phẩm giảm cân không phải là cá biệt.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên (Ảnh: Minh Nhật).
Trung tâm từng tiếp nhận người phụ nữ 37 tuổi ở Hà Nội trong tình trạng hôn mê, co giật sau 4 ngày uống cafe giảm cân. Cơ quan chức năng sau đó xác định trong loại thực phẩm bổ sung cafe giảm cân bệnh nhân uống có chất cấm sibutramine và phenolphthalein nguy hại.
TS Nguyên cho biết, bệnh nhân này sử dụng cafe giảm cân đến ngày thứ 4 thì xuất hiện cảm giác khó thở, lạnh toát, háo nước, thân nhiệt hạ thấp đột ngột, phải bật quạt sưởi và đắp chăn bông vẫn thấy lạnh, rồi rơi vào trạng thái bất tỉnh, co giật toàn thân, sùi bọt mép, tiểu tiện không tự chủ.
"Sibutramine đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong tân dược, thực phẩm chức năng vì những tác dụng nguy hiểm tới sức khỏe người dùng, đặc biệt làm tăng nguy cơ biến cố về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim", TS Nguyên thông tin.
Theo chuyên gia này, giảm cân để làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mọi người, nhất là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, chị em không nên tin vào những lời quảng cáo có tác dụng giảm cân như "thần dược", tìm đến các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc và chất lượng trên thị trường để nhận hậu quả đối với sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
" alt=""/>Phát hiện chất cấm hại cho tim mạch trong thực phẩm giảm cânKết quả nội soi cho thấy trẻ bị bỏng thực quản độ 2 (Ảnh: BV).
Bác sĩ chuyên khoa 1 Lý Phạm Hoàng Vinh, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, ngay sau khi tiếp nhận, ekip điều trị đã nhanh chóng soi đường thở và thực quản cấp cứu cho bé, phát hiện vùng họng bệnh nhi sung huyết, lở loét, thanh quản phù nề gây khó thở, thực quản bị bỏng độ 2.
Bệnh nhi được hỗ trợ đường thở, đặt ống sonde dạ dày và điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Bé sẽ không thể ăn qua miệng mà phải uống sữa và chất lỏng qua ống sonde trong thời gian dài. Trong tương lai, trẻ cần tái khám để soi nong thực quản định kỳ, nếu bị biến chứng hẹp thực quản.
Theo bác sĩ Lý Phạm Hoàng Vinh, thuốc trị mụn cóc có thành phần chính là các loại axit, chỉ sử dụng ngoài da. Khi uống vào sẽ gây hoại tử các lớp niêm mạc và cơ của thực quản, nguy cơ biến chứng hẹp thực quản, nặng hơn là thủng thực quản, sốc…
Thống kê cho thấy, mỗi năm Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu 15-20 trường hợp trẻ bị bỏng thực quản do uống nhầm axit, kiềm hoặc hóa chất, gây nhiều di chứng và tốn kém chi phí điều trị.
Hình dáng gần giống nhau giữa chai men vi sinh và lọ thuốc trị mụn cóc (Ảnh: BV).
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bác sĩ chuyên khoa 2 Ngô Thị Thanh Thủy, Phó khoa Cấp cứu cho biết, thời gian qua nơi này cũng tiếp nhận và điều trị những trường hợp ngộ độc vì uống nhầm thuốc, hóa chất.
Trong đó, có trường hợp bé trai 2 tuổi ăn nhầm những viên thuốc diệt chuột màu hồng vì nghĩ là kẹo ngọt, sau đó lâm vào biến chứng nguy hiểm, phải nhập viện cấp cứu.
Khi gia đình phát hiện và đưa bé đến bệnh viện, các bác sĩ đã xử trí khẩn cấp, rửa dạ dày, cho bé dùng chất đối kháng. Nhờ vậy, bệnh nhi qua cơn nguy kịch.
Theo bác sĩ Thủy, ngộ độc là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong ở trẻ trong nhóm tai nạn thương tích, xếp sau đuối nước và tai nạn giao thông. Các tình huống ngộ độc phần lớn qua đường tiêu hóa, ít gặp hơn là ngộ độc qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc qua da.
Một loại thuốc diệt chuột có màu hồng, dễ bị trẻ nhầm là kẹo (Ảnh: MXH).
Về tình huống ngộ độc qua đường tiêu hóa, tác nhân hàng đầu là do các loại hóa chất như dược - mỹ phẩm, tiếp đến là nhóm hóa chất tẩy rửa và nhóm hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…
Ngộ độc hóa chất có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong đó, nhóm trẻ dưới 6 tuổi thường chiếm nhiều nhất.
Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần cẩn thận khi lưu trữ các loại dung dịch, không để lẫn lộn, có nhãn dán, đặt ngoài tầm tay của trẻ em. Trường hợp uống nhầm hóa chất, cần đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay để cấp cứu kịp thời.
Tuyệt đối không gây nôn cho trẻ khi sơ cứu tại nhà, vì thao tác sai sẽ khiến trẻ trở nặng. Lưu ý, thời gian vàng để loại bỏ các hóa chất là 1-3 giờ sau khi trẻ dung nạp.
" alt=""/>Bé 6 tháng tuổi uống nhầm thuốc trị mụn cóc, bỏng thực quản nặngBệnh viện Đa khoa Sài Gòn (Ảnh: Hoàng Lê).
Về trường hợp của anh M., anh được chẩn đoán gãy kín mỏm cùng vai trái và tăng huyết áp. Ekip điều trị đã xử trí giảm đau và theo dõi sát tại khoa Cấp cứu hồi sức, sau đó chuyển sang khoa Ngoại tổng hợp vào sáng 8/10. Tuy nhiên, anh M. đã xin xuất viện để chăm sóc cho bé Y. tại bệnh viện nhi.
Bác sĩ Vũ Đức Nhân, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, cho biết nam bệnh nhân chưa cần phẫu thuật và đang được cố định bằng đai số 8 để theo dõi. Dù đã được giải thích về các nguy cơ, anh M. vẫn quyết định xuất viện để chăm sóc người thân. Bệnh viện đã hướng dẫn anh theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm để tái khám ngay lập tức nếu cần.
Trường hợp còn lại, nữ bệnh nhân sinh năm 1979, được chẩn đoán đa chấn thương, dập - rách gan hạ phân thùy 6, gãy xương sườn 4-12 và tràn dịch màng phổi bên trái. Bệnh nhân đã được xử trí giảm đau và chuyển viện an toàn đến Bệnh viện Nhân Dân 115 để điều trị chuyên khoa vào sáng 8/10.
Cây xanh bật gốc đổ xuống giao lộ ở trung tâm TPHCM (Ảnh: Lam Giang).
Như đã thông tin, lực lượng chức năng quận 1 đang khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cây xanh bật gốc, đổ xuống đường gây thương tích cho nhiều người.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 18h30 ngày 7/10, khi cây xanh cao khoảng 10m, đường kính 30cm tại giao lộ Mạc Đĩnh Chi - Nguyễn Đình Chiểu (phường Đa Kao, quận 1) bị bật gốc trong cơn mưa lớn. Thời điểm đó, khu vực này có đông người qua lại, gây ùn ứ giao thông.
" alt=""/>Cây bật gốc đè nhiều người: Nạn nhân gãy xương cố xin ra viện lo cho cháu