Kích thích thị giác của bé
1. Giao tiếp bằng ánh mắt
Tận dụng những khoảnh khắc ngắn ngủi khi mắt của bé mở, và nhìn thẳng vào chúng. Trẻ sơ sinh nhận diện được khuôn mặt từ rất sớm - và khuôn mặt của bạn là quan trọng nhất! Mỗi lần bé nhìn chằm chằm vào bạn là một lần trẻ đang lấp đầy bộ nhớ của mình.
![]() |
2. Lè lưỡi của bạn
Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi đã có thể bắt chước những cử động đơn giản trên khuôn mặt. Đó là dấu hiệu của khả năng bắt chước và giải quyết vấn đề từ rất sớm.
3. Cho bé soi gương
Hãy để trẻ nhìn chằm chằm vào mình trong gương. Lúc đầu, bé có thể chỉ chú ý đến một đứa trẻ dễ thương, nhưng rồi bé sẽ yêu thích việc làm bé "khác" làm hành động giống mình.
4. So sánh khác biệt
Cho bé nhìn hai bức tranh cách xa tầm mắt từ 20 - 30 cm. Chúng nên tương tự nhau nhưng có một sự khác biệt nhỏ (ví dụ như một cái cây biến mất). Dù không nói được nhưng trẻ sơ sinh vẫn có thể nhận ra sự khác biệt. Điều này tốt cho khả năng nhận diện và đọc sau này.
Trò chuyện và làm bé cười
5. Tặc lưỡi
Thời gian đầu, bạn sẽ phải tặc lưỡi một mình trong cái chăm chú của bé. Sau đó, dần dần tặc lưỡi và dừng lại một lúc. Bạn sẽ thấy bé nắm bắt được nhịp điệu và tặc lưỡi theo.
6. Thủ thỉ
Trẻ con thực sự thích nghe những lời thủ thỉ của bạn và đáp lại bằng những tiếng hét hoặc cười khúc khích.
7. Hát
Ngân nga càng nhiều giai điệu càng tốt. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc học các vần điệu sớm tốt cho khả năng toán học sau này.
8. Thông báo những điều nhỏ nhất
Khi bạn bảo: "Mẹ sẽ bật đèn ngay bây giờ" trước khi hành động là lúc bạn đang dạy cho bé biết về nguyên nhân - kết quả.
9. Cù bé
Tiếng cười là bước đầu tiên trong việc phát triển khiếu hài hước. Và chơi các trò nhẹ nhàng như cù vào chân hay nách giúp bé cảm thấy phấn khích.
10. Làm mặt xấu
Phồng má và để bé chạm vào mũi của bạn. Khi lần sau bé lặp lại thì chuyển hành động khác. Ví dụ nếu bé tóm má thì bạn thè lưỡi ra. Làm như vậy khoảng 3-4 lần khi bé đã quen thì lại chuyển tiếp.
11. Kể chuyện cười
Kể các câu chuyện cười rồi tự cười to. Tuy trông bạn hơi ngớ ngẩn nhưng đây là lúc bạn đang xây dựng khả năng ngôn ngữ và khiếu hài hước cho trẻ.
Gắn kết với con
12. Nuôi con bằng sữa mẹ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn. Thêm vào đó, cho con bú là thời gian tuyệt vời để gắn kết với bé. Trong lúc đó, bạn có thể hát, trò chuyện, hoặc chỉ đơn giản là vuốt ve mái tóc bé.
13. Tận dụng tối đa thời gian thay tã
Sử dụng những lúc thay tã để dạy cho bé về các bộ phận cơ thể hoặc các loại quần áo.
14. Tắt các thiết bị điện tử
Não của trẻ cần tương tác một-với-một trực tiếp mà không có chương trình truyền hình nào có thể đáp ứng được.
15. Đừng quên vài phút nghỉ ngơi
Dành một vài phút mỗi ngày chỉ đơn giản là ngồi trên sàn nhà với con của bạn - không có âm nhạc, ánh sáng, hoặc các trò dụ khị. Hãy để bé tự khám phá và bạn sẽ thấy những điều bất ngờ mà bé đem đến.
Rèn luyện khả năng vận động
16. Tạo sân chơi trong nhà
![]() |
Nằm xuống trên sàn nhà, và để cho bé leo và bò trên người bạn. Bạn sẽ giúp thúc đẩy sự phối hợp của mình với bé cũng như tạo cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề.
17. Xây dựng các chướng ngại vật
Tăng kỹ năng vận động bằng cách đặt đệm sofa, gối, hộp hay đồ chơi trên sàn nhà và sau đó hướng dẫn bé làm thế nào để bò trên, dưới và xung quanh các chướng ngại.
18. Lắc lư bé
Cho bé chơi đu đưa nhẹ nhàng. Khi trẻ lớn hơn có thể dạy bé xoay tròn, đi loanh quanh "cục tác như gà".
19. Hướng dẫn viên du lịch
Tưởng tượng ngôi nhà là một vùng đất lạ lẫm. Bạn hãy bò chầm chậm cho bé bò theo và dừng lại ở nơi nào bạn thích để khám phá.
20. Du khách tham quan
Khi bé lớn lên, bé sẽ bắt đầu tự bò loanh quanh. Và lúc này, bé sẽ trở thành người hướng dẫn của bạn.
![]() |
Khám phá những điều mới
21. Chia sẻ quan điểm
Khi đưa bé đi dạo ngoài trời, thuật lại những gì bạn nhìn thấy - "Kia là những cái cây lớn", "Đó là một con chó nhỏ" hoặc "Con có nghe thấy tiếng xe cứu hỏa?". Hãy cho em bé vô vàn các cơ hội xây dựng vốn từ vựng.
22. Đi mua sắm
Các khuôn mặt, âm thanh, màu sắc sặc sỡ,...sẽ thu hút trẻ
23. Thay đổi góc nhìn
Chuyển vị trí thức ăn trên bàn ăn của bé. Bạn sẽ thách thức trí nhớ của trẻ về nơi mà mọi thứ được đặt trong các bữa ăn.
(Theo Khám phá)Hiệu quả của viên thuốc R+Cu giúp giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị đã được thử nghiệm trên cả người và chuột. Trong khi đó, kết quả ngăn ngừa ung thư tái phát mới chỉ được nghiên cứu trên chuột. Các thử nghiệm trên người dự kiến kéo dài từ 5 năm trở lên.
Tiến sĩ Rajendra Badve, bác sĩ phẫu thuật ung thư tại Bệnh viện Tata Memorial và là thành viên của nhóm nghiên cứu, đã đưa ra giải thích về quá trình này.
"Các tế bào ung thư ở người được đưa vào cơ thể chuột. Sau đó, chuột được điều trị bằng xạ trị, hóa trị và phẫu thuật. Tế bào ung thư chết đi vỡ thành những mảnh nhỏ (chromatin) di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể qua đường máu, biến các tế bào khỏe mạnh thành ung thư”, Tiến sĩ Badve giải thích.
Để giải quyết vấn đề trên, các nhà khoa học cho chuột uống những viên thuốc chống oxy hóa chứa resveratrol và đồng (R+Cu). Viên R+Cu tạo ra các gốc oxy trong dạ dày nhanh chóng đi vào máu, phá hủy chromatin một cách hiệu quả, ức chế quá trình di căn ung thư.
Nhóm tác giả cũng khẳng định rằng viên R+Cu làm giảm độc tính liên quan đến hóa trị. Họ kỳ vọng, loại thuốc này sẽ làm giảm 50% tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị ung thư và đạt 30% hiệu quả ngăn ngừa ung thư tái phát.
Viên thuốc được dự đoán có thể chống lại các bệnh ung thư ảnh hưởng đến tuyến tụy, phổi và vùng miệng.
Các bác sĩ đang chờ sự chấp thuận của Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI). Sau khi được phê duyệt, thuốc dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào tháng 6-7 với giá thành khoảng 1 USD/viên. Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa tiết lộ, mỗi bệnh nhân sẽ phải sử dụng bao nhiêu thuốc, trong bao nhiêu lâu để đạt được hiệu quả như họ tuyên bố.
Loại cá giàu axit béo omega-3
Axit béo omega-3 có thể điều chỉnh lipid máu, giảm phản ứng viêm và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ do tuổi già.
Theo Aboluowang, một số loại cá phổ biến như cá hồi, trích, thu đao, mòi, trê, rô, mè, lăng, trắm… rất giàu omega-3 axit béo.
Các hướng dẫn về chế độ ăn uống gợi ý, một người trưởng thành trung bình ăn 40-75g thủy sản mỗi ngày. Nếu không thể ăn hằng ngày, bạn có thể dùng 2-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 300-400g. Lượng thủy sản này gồm thịt cá nguyên chất, không có xương và những phần không ăn được khác. Ngoài cá, bạn cũng có thể ăn luân phiên các loại tôm, sò, ốc.
Cá nhỏ tốt hơn
Cá biển mua ngoài chợ về chủ yếu đã được xử lý ướp muối, đông lạnh. Nhiều người quan niệm khi mua cá nên chọn loại còn tươi sống, cá chết là không tươi và ít dinh dưỡng.
Trên thực tế, thông thường cá biển sẽ được đông lạnh nhanh chóng sau khi bắt. Bởi vậy, lượng dinh dưỡng bị mất đi tương đối ít, hương vị cũng không bị ảnh hưởng nhiều nên bạn không phải quá lo lắng về vấn đề này.
Khi chọn cá biển, điều bạn thực sự cần chú ý là kích cỡ và loại cá bạn chọn. Nên chọn cá nhỏ vì cá lớn nguy cơ tích lũy nhiều chất ô nhiễm trong cơ thể hơn.
Ngoài ra, hãy cẩn thận tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu vua, cá ngừ mắt to…
Trứng cá chứa nhiều protein, vitamin A, B, D, canxi, phốt pho, sắt và các khoáng chất khác, giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn nên ăn chừng mực do trứng cá có hàm lượng cholesterol cao.
Cách chế biến tốt nhất
Ăn cá điều độ sẽ tốt cho sức khỏe với điều kiện phương pháp nấu ăn phải lành mạnh.
Các chuyên gia khuyến cáo hạn chế chiên, nướng. Nhiệt độ quá cao phá hủy axit béo omega-3 trong cá, tạo ra các chất có hại cho mạch máu và khiến dầu thực vật sinh ra chất béo chuyển hóa. Hơn nữa, cá là thực phẩm giàu đạm, đạm sẽ sinh ra chất gây ung thư ở nhiệt độ quá cao.
Hấp có thể giữ lại tối đa chất dinh dưỡng trong cá, đồng thời tránh hấp thụ quá nhiều chất béo.