Các thành viên đội tuyển làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Gimhae (Busan) (Ảnh: VFF).
Hiện tại, Hàn Quốc bắt đầu chuyển sang mùa đông. Dù có nắng nhưng thời tiết vẫn khá lạnh. Điều này cũng đã nằm trong sự tính toán của ban huấn luyện nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất cho kế hoạch tập huấn.
Theo đó, buổi sáng nền nhiệt ở mức thấp, đội chủ yếu rèn thể lực trên sân cỏ nhân tạo trong nhà thi đấu có mái che. Buổi chiều, đội sẽ tăng cường kỹ chiến thuật trên sân cỏ tự nhiên, nằm cách khách sạn khoảng 15 phút di chuyển bằng xe buýt.
Theo kế hoạch, trong thời gian tập huấn tại Hàn Quốc, đội tuyển Việt Nam sẽ có ba trận đấu tập với "quân xanh" được sắp xếp theo độ khó tăng dần nhằm phục vụ chuyên môn của ban huấn luyện.
Đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu giao hữu với CLB cũ của HLV Kim Sang Sik là Jeonbuk Motors (Ảnh: K-League).
Cụ thể, ở trận đá tập đầu tiên mang tính khởi động, đội tuyển sẽ gặp CLB Ulsan Citizen thuộc K-League 3. Hai trận tiếp theo, đội tuyển lần lượt gặp Daegu FC và Jeonbuk Motors đang chơi ở K-League 1.
Trong đó, Jeonbuk Motors từng thống trị bóng đá Hàn Quốc và vô địch châu Á. Đây cũng là nơi HLV Kim Sang Sik từng làm HLV trưởng, trước khi sang Việt Nam làm việc. Ông đã giúp Jeonbuk Motors giành chức vô địch quốc gia Hàn Quốc.
HLV Kim Sang Sik đánh giá rất cao hai trận đấu gặp Daegu FC và Jeonbuk Motors. Ông hy vọng đây sẽ là những bài kiểm tra chất lượng nhằm hoàn thiện đội hình, lối chơi trước khi bước vào cuộc cạnh tranh tại AFF Cup 2024.
Ông Mãi nhận định chuyển đổi công nghiệp là vấn đề thiết yếu và cấp bách đối với Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng. Chuyển đổi công nghiệp không chỉ là một lựa chọn mà còn là một yêu cầu cấp thiết đối với TPHCM và các đô thị trên toàn thế giới.
Chủ tịch UBND TPHCM - Phan Văn Mãi (Ảnh: BTC).
Trước áp lực kép từ việc duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội ngày càng khắt khe, thành phố buộc phải đổi mới và thích ứng. Hành trình chuyển đổi công nghiệp của TPHCM được thúc đẩy bởi cả động lực nội tại và những xu hướng toàn cầu.
Về khía cạnh nội tại, để duy trì tính cạnh tranh và phát triển bền vững, TPHCM cần phải chuyển đổi từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn.
Theo thống kê, hiện tại tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ chiếm khoảng 23% trong tổng GDP của thành phố. Mục tiêu của TPHCM là nâng tỷ trọng này lên 40% vào năm 2030, qua đó không chỉ duy trì sự đóng góp của thành phố vào nền kinh tế quốc gia mà còn củng cố vị thế dẫn đầu của thành phố trong cả nước và khu vực, ông Mãi nhấn mạnh.
Về xu hướng toàn cầu, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong thị trường quốc tế, hướng tới các phương thức sản xuất bền vững và có trách nhiệm hơn. Theo báo cáo của McKinsey & Company, khoảng 70% các công ty đa quốc gia đã cam kết cắt giảm ít nhất 25% lượng khí thải carbon của mình vào năm 2030.
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn, gắn kết thương mại với phát triển bền vững. Do đó, để duy trì sự hiện diện vững chắc trên thị trường toàn cầu, TPHCM cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn này.
Để ứng phó với những thách thức này, thành phố đã áp dụng một chiến lược kép, kết hợp chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, đầu tư vào công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và Dữ liệu lớn (Big Data) có thể giúp tiết kiệm chi phí sản xuất lên đến 20% và giảm lượng khí thải carbon đến 15% trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Mục tiêu của thành phố là xây dựng một nền kinh tế bền vững, bao trùm và có khả năng phục hồi, trở thành mô hình có thể tham khảo đối với các địa phương, ông Mãi nêu.
Thành phố cũng đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đầu tư vào tự động hóa, nhà máy thông minh, và công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm nâng cấp chuỗi giá trị.
Một hành trình không thể thực hiện đơn lẻ
Chủ tịch UBND thành phố đánh giá việc chuyển đổi công nghiệp là một hành trình không thể thực hiện đơn lẻ. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), khoảng 60% các sáng kiến chuyển đổi công nghiệp thành công là kết quả của sự hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và người dân, cả trong và ngoài nước.
Ông Mãi kỳ vọng hội nghị năm nay sẽ là cơ hội để các quốc gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chia sẻ các thực tiễn tốt nhất và khám phá các cơ hội hợp tác mới. Thông qua những nỗ lực chung, các quốc gia có thể phát triển các giải pháp sáng tạo cho những thách thức trong quá trình chuyển đổi công nghiệp.
"Dù đó là việc chuyển giao công nghệ, đầu tư vào hạ tầng xanh và kỹ thuật số, hay thúc đẩy liên kết, liên doanh trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, chúng ta đều có rất nhiều cơ hội để hợp tác và thúc đẩy phát triển bền vững", lãnh đạo thành phố nhấn mạnh.
Cũng phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng nhận định thế giới đang chứng kiến những chuyển đổi mang tính thời đại, cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển bứt phá nhưng cũng đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ.
TPHCM sẽ tiếp tục đóng vai trò là động lực, đầu tàu dẫn dắt của kinh tế trọng điểm phía Nam, của cả nước, là trung tâm của cả nước về kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo, là cửa ngõ quan trọng để kết nối với khu vực và thế giới.
" alt=""/>Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết, không thể thực hiện đơn lẻGần đây, vaccine sốt xuất huyết đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Tiêm chủng để tạo miễn dịch chủ động là một phần trong giải pháp tổng thể phòng chống sốt xuất huyết. Các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, phòng ngừa muỗi đốt vẫn cần được duy trì ngay cả khi đã tiêm chủng.
Để tăng cường phòng chống sốt xuất huyết trong những tháng cuối năm, Sở Y tế TPHCM đề nghị các trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế phường xã thực hiện điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết triệt để trên địa bàn.
Các đơn vị cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn để đưa ra hướng xử lý kịp thời và hiệu quả, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chặt chẽ điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue cũng cần được đồng thời thực hiện.
Song song đó, các UBND quận, huyện, phường xã cần tiếp tục triển khai quyết liệt các hoạt động như: loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống dịch và xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chống dịch bệnh.
Trẻ điều trị sốt xuất huyết tại TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Ngành giáo dục cần tăng cường các hoạt động phòng chống dịch trong trường học, không để tồn tại vật chứa nước phát sinh lăng quăng, muỗi; thực hiện các biện pháp giám sát bệnh trong trường học cũng như kỹ năng truyền thông cho phụ huynh.
Sở Y tế lưu ý các sở, ban ngành, trong mỗi hoạt động cần có đánh giá tác động đến môi trường xung quanh và nguy cơ phát sinh dịch bệnh, để từ đó có biện pháp giải quyết căn cơ.
Và điều quan trọng là mỗi cá nhân, gia đình cần chủ động tìm, loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh lăng quăng. Khi có người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết, cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán, hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.
Trên bình diện khu vực phía Nam, theo số liệu giám sát của Viện Pasteur TPHCM, số ca mắc sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm đến tuần 45 là 44.980 ca, giảm hơn 26% so với cùng kỳ năm 2023.
" alt=""/>TPHCM tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết, đã có 1 trường hợp tử vong