Thoắt cái, đã 5 năm kể từ ngày Sun Group khánh thành tuyến cáp treo nối đất với trời, anh Trịnh Văn Hà, Đặng Ngọc Hồng và đồng đội mới trở lại Sa Pa.
![]() |
Cáp treo Fansipan “bay” qua thung lũng Mường Hoa |
“Mọi thứ đổi thay nhiều quá rồi”. Sa Pa giờ không còn heo hút như cái ngày anh kỹ sư trắc đạc Trịnh Văn Hà vác ba lô đằng đẵng 8-9 tiếng trên xe từ Hà Nội lên Fansipan. Những câu chuyện giữa hai gã trai từng ăn sương ngủ núi ngày nào cứ nối mạch tuôn trào trên cabin cáp treo - thứ mà họ từng không ngừng tự hỏi “liệu có thể làm nổi không và bao giờ mới xong?”.
“Ban đầu, ga đi cáp treo dự định xây ở Sín Chải. Nhưng ở đó, nếu chọn đặt ga đi thấp quá, khách sẽ không nhìn thấy được vẻ đẹp của thung lũng Mường Hoa. Còn nếu đặt ở vị trí cao, sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan hoang sơ. Vị trí ga đi hiện tại đủ cao để du khách ngắm thung lũng, đủ thấp để không phá vỡ cảnh quan quá đẹp của dãy Hoàng Liên” - chuyện chọn vị trí đặt ga đi, ga đến, và các trụ cáp treo, đến giờ anh Trịnh Văn Hà vẫn nhớ rõ lắm. Bởi các anh đã phải leo đủ 5 ngọn núi quanh đỉnh Fansipan vài lần trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
“Cái lán vẫn còn kìa. 700K/đêm đấy”- anh Đặng Ngọc Hồng, “đồng đội” với anh Hà, chỉ về cái lán lấp ló dưới tán rừng, nhắc lại ký ức về những ngày đầu leo Fansipan không kịp về lại thị trấn khi trời tối, người dân tộc tính phí ở lán một đêm còn hơn cả khách sạn 3 sao.
![]() |
Đoàn kỹ sư Sun Group đi khảo sát Fansipan năm 2013 |
Anh Đặng Ngọc Hồng hồi tưởng lại ngày đó, cứ sáng sáng, “đàn kiến người” (dân bản địa được thuê vác nguyên vật liệu lên núi xây các trụ điện- PV) lại cần mẫn vác nào xi măng, sắt thép... cứ dọc sống lưng núi mà leo lên để xây dựng đường điện 35kV.
Không có tuyến đường điện 35kV đó, không có cáp treo Fansipan bây giờ. Làm đường điện lên đỉnh cũng gian nan không kém làm cáp treo.
Hành trang mà anh Trịnh Văn Hà mang theo đến Fansipan là sự dày dặn từng trải của gã trai đã từng tham gia 2 tuyến cáp treo lập kỷ lục thế giới ở Bà Nà. Nhưng tất cả dường như không giúp được gì nhiều, có chăng, chỉ là chút kinh nghiệm đi rừng, mà rừng ở Fansipan khác xa rừng Bà Nà.
![]() |
Đá nguyên khối được vận chuyển lên đỉnh Fansipan bằng sức người |
Những ngày đầu đến Sa Pa, cảm giác háo hức nhanh chóng nhường chỗ cho sự ...hoài nghi. Cái rét thấu xương trên đỉnh như kim đâm xuyên vào da thịt. Buông điện thoại sau những cuộc gọi về nhà chóng vánh, anh tự hỏi: vì sao mình nhận lời sếp đến chốn rừng thiêng nước độc này chứ? Hay là, cùng lắm thì về quê?
Hỏi, để tự trả lời rằng: không được bỏ cuộc
Ba tháng trước giai đoạn 30/4/2015, mỗi ngày, anh Nguyễn Khắc Tưởng, đội trưởng đội bảo dưỡng cáp LCS, ký giấy cho cả nghìn người vào Vườn quốc gia Hoàng Liên để làm việc cho công ty cáp treo, cuối cùng chỉ khoảng 100 người có thể trụ lại.
Đến giờ, những đêm tuyết rơi dày đặc phải ngủ lại ở trụ T4 vẫn còn ám ảnh Tưởng. “Lúc nào cũng phải có một cái que bên cạnh, thỉnh thoảng lại phải bật dậy nhòm xem bạt đã trũng chưa để lấy gậy chọc cho tuyết rơi xuống, không thì lán sẽ sập”. Đặt lưng là ngủ ư? Giấc ngủ của những người leo rừng, trèo núi suốt ngày chưa khi nào dễ như mọi người nghĩ.
Những đêm mưa gió, hơn mười gã trai chui vô cái lán dựng thấp như lều gieo mạ ở quê, nửa ngồi, nửa nằm chờ trời s áng, thấp thỏm sợ lũ cuốn đi. Rắn, vắt, những bữa cơm nửa sống nửa chín, những ngày lũ chia cắt, lương thực không chuyển lên núi được, ăn mỳ tôm sống cầm hơi… Suốt cuộc đời này chẳng ai trong các anh có thể quên được Fansipan ngày đó.
![]() |
“Lều vịt” tránh mưa nắng của kỹ sư, công nhân xây dựng trên đỉnh Fansipan |
Sự khắc nghiệt của đỉnh cao 3143m là một phép thử với Sun Group và cả các chuyên gia nước ngoài. Sau rất nhiều khảo sát, kết quả đều cho thấy với một địa hình dốc đứng, cáp treo một dây sẽ không thể trụ nổi trước những cơn gió giật có thể lên tới cấp 12 ở Fansipan. Và phương án các chuyên gia cáp treo Doppelmayr đưa ra là cáp treo ba dây- công nghệ mà các kỹ sư Sun Group chưa bao giờ thử.
“So với cáp treo một dây, bên cạnh giá thành thi công tăng vọt, việc thực hiện phức tạp hơn rất rất nhiều lần. Cáp treo 3 dây đòi hỏi độ chính xác rất cao với dung sai cho phép chỉ 2,5mm - một yêu cầu vô cùng khó, cần rất nhiều thời gian để có được phương án thi công phù hợp”, kỹ sư Trịnh Văn Hà kể.
Và Sun Group chọn phương án ba dây. Đó là bởi vì sự an toàn của du khách. Trong điều kiện gió lớn, cáp 3 dây vẫn có thể vận hành êm ru. Và cũng là vì sự an toàn của rừng Hoàng Liên. Sử dụng công nghệ cáp 3 dây, số lượng trụ cáp sẽ ít hơn hẳn, và đây sẽ là giải pháp gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
“Giảm thiểu tối đa sự can thiệp vào môi trường khi đó là tiêu chí tiên quyết”, anh Đặng Ngọc Hồng khẳng định.
Quyết định bất chấp tốn kém, khó khăn. Lựa chọn làm thủ công để không ảnh hưởng đến môi trường. Sun Group đã đặt ra cho những kỹ sư của mình một bài toán khó, và khiến chính các chuyên gia của Doppelmayr cũng nghi ngờ.
![]() |
Chênh vênh thi công cáp treo Fansipan |
Ban đầu, lúc kéo cáp công vụ gần xong, nhà ga dịch vụ cơ bản mới xong phần móng. Chứng kiến hình ảnh công nhân Việt đào thủ công, các chuyên gia ngoại nhận định, phải mất 5 năm, công trình này mới nên hình hài.
Vậy mà, chỉ sau hơn 2 năm, cáp treo Fansipan đã khánh thành, trong vỡ òa sung sướng của những con người ăn gió, ngủ sương, biến mình thành “tarzan” nhiều tháng trời trong rừng. Giờ nhìn lại, họ vẫn tự hỏi, không hiểu sao ngày đó, mình có thể vượt qua. Nhưng có một điều chắc chắn mà các anh biết, đó là sự đùm bọc, yêu thương, là tình đồng đội trong gian khó đã tạo nên động lực để đội quân Fansipan ngày ấy chinh phục đại ngàn, làm nên một công trình để đời.
“Ngày qua ngày, những nỗi khiếp đảm đã trở thành điều bình thường. Yêu thương, đoàn kết, đùm bọc, sẻ chia từ miếng cơm, điếu thuốc, tấm áo ấm là những điều sau cùng đọng lại”, anh Trịnh Văn Hà bùi ngùi.
Cáp treo tới Ga đến. Trong số những vị khách chẳng rõ có ai kịp hiểu người Sun Group các anh đã kéo cáp bằng tay, lần theo đường rừng, chứ không phải kéo bằng trực thăng như các chuyên gia Doppelmayr vẫn làm.
Doãn Phong
" alt=""/>Hành trình kiến tạo cáp treo FansipanHiện tại, cô gái xinh đẹp này đang là người dẫn chương trình (MC) cho các đài Truyền hình như HTV, VTC, Today TV và là MC cho các chương trình, sự kiện tự do.
Ngoài công việc chính là một MC, Hồng Hạnh còn đang tập tành làm một Youtuber để chia sẻ về chính cuộc sống thú vị của bản thân và đặc biệt là những kiến thức về rượu vang.
Bên cạnh đó, cô gái đa tài này còn thử sức ở nhiều lĩnh vực khác như trải nghiệm du lịch, lồng tiếng, đọc thu âm TVC, thu âm tổng đài, reviewer, presenter (thuyết trình cho các công ty) hoặc thỉnh thoảng đi chạy sự kiện (backstage hay facilitator) ….
Hồng Hạnh xinh đẹp trên sóng HTV9.
Con đường đến với nghề MC của Hồng Hạnh cũng khá "ngoằn ngòeo", cô luôn nghĩ rằng đến với công việc như một cơ duyên và đúng với câu nói "nghề chọn mình, chứ mình không chọn nghề".
Nữ MC xinh đẹp kể lại: "Còn nhớ những năm đầu đại học, xuất phát từ nhu cầu làm thêm kiếm tiền đóng tiền học và tiêu xài cá nhân đi ăn uống cùng bạn bè mình nên mình cũng tìm việc để làm thêm.
Hồi đó còn chưa có facebook như bây giờ, mình ra tiệm net, rồi vào những forum tìm việc làm sinh viên, thấy đăng tuyển công việc khánh tiết là đứng 2 hàng chào khách cho các tiệc cưới lúc đầu giờ tại các nhà hàng tiệc cưới. Còn nhớ mỗi buổi như vậy mình được trả 50.000 -60.000 đồng mỗi buổi tiệc".
Cô nàng MC đa tài đã tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ Văn Anh của trường Đại học HUFLIT.
Vì còn đang học, Hạnh chỉ có thể đi làm vào mỗi buổi tối cuối tuần nên thu nhập lúc ấy chỉ tầm khoảng 300 đến 500 nghìn mỗi tháng. Số tiền này vẫn chưa đủ để cô sinh viên đóng tiền học phí, nên Hạnh lại loay hoay tìm thêm việc.
Nhờ được các chị đồng nghiệp giới thiệu, Hạnh bắt đầu làm PG sự kiện. Tiền lương của công việc này cũng nhiều hơn, mỗi buổi có khi 250-300 nghìn đồng.
Hồng Hạnh luôn nghĩ cô có cơ hội đến với nghề MC tất cả đều nhờ duyên.
Không chỉ có tiền đóng học phí, công việc này còn khiến Hạnh cảm thấy thế giới quan của bản thân như được mở rộng hơn rất nhiều. Cô còn được đến những buổi tiệc xa hoa, tiếp xúc với những người giỏi giang, sang trọng.
Cũng trong thời gian ấy, cô nàng bắt đầu hứng thú với công việc MC khi nhận thấy các MC không chỉ nhận được mức thù lao gấp vài chục lần vị trí PG như cô, mà còn được chăm sóc rất chu đáo.
Nghĩ là làm, Hồng Hạnh đã lập tức đăng ký học một khóa học MC. Từng bước tiến thân trong công việc từ những chương trình rất nhỏ đến những chương trình lớn, sự kiện quan trọng.
Hồng Hạnh luôn tự làm mới và nâng cấp bản thân mình mỗi ngày.
"Có lần mình làm liều, nhận một chương trình lớn hơn khả năng mình lúc đó. Đến lúc dẫn thì lại run quá mà nói một cách rập khuôn, suýt bể chương trình luôn! Thời điểm đó mình bị ám ảnh về việc sợ sai và bỏ làm MC một thời gian đó chứ".
Nhưng vì tính cách mạnh mẽ cùng tình yêu nghề mà Hạnh đã vượt qua trở ngại tâm lý của bản thân và lần nữa quay lại với nghề cầm mic.
Cô gái xinh đẹp ngày càng bản lĩnh và tự tin hơn.
"Mình quay lại, cố gắng trau dồi, thi các cuộc thi về MC để quen áp lực bị khán giả soi và đánh giá. Khi đã quen với áp lực đó, mỗi khi lên sân khấu lớn hơn mình sẽ tự nhủ cuộc thi thử thách như vậy mình còn không sợ, sân khấu này có là gì đâu rồi hiên ngang bước lên đầy bản lĩnh và tự tin", Hồng Hạnh chia sẻ.
Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy mà mỗi năm trôi qua, cô nàng MC xinh đẹp lại được đứng trên những sân khấu lớn hơn, xịn sò hơn.
Có tháng cao điểm, Hồng Hạnh thu nhập đến trăm triệu đồng.
Chia sẻ với PV Dân trí về thu nhập mỗi tháng, Hồng Hạnh nói: "Thu nhập của những người làm tự do như Hạnh cũng khó ước chừng lắm! Tháng thấp điểm ít nhất cũng 10-15 triệu đồng. Nhưng cũng có tháng kiếm được cả trăm triệu á!".
Vừa xinh đẹp lại vừa tài năng, giỏi giang, lẽ đương nhiên là Hạnh cũng đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn cho người bạn trai tương lai của mình. Nhưng cũng chính vì những tiêu chuẩn đó là cô nàng chịu không ít tổn thương trong chuyện tình cảm.
Hồng Hạnh bộc bạch: "Khi mình quá dính vào những tiêu chuẩn mình đặt ra mình sẽ dễ dàng mù quáng trúng "tiếng sét ái tình" khi thấy đúng mục tiêu. Và khi yêu quá nhanh bạn sẽ dễ bỏ qua "giác quan" hay có điều gì không đúng ở đối phương".
Hồng Hạnh chia sẻ bản thân là người khá duy mỹ nên người bạn trai tương lai nếu "đẹp đẹp thì càng tốt".
Hiện tại, tiêu chuẩn tìm kiếm tình yêu của Hạnh chỉ đơn giản là một người tử tế, ham học hỏi, có chí lớn và quan trọng nhất đó chính là cảm xúc của bản thân cô.
Bước sang tuổi 30, rất nhiều phụ nữ lựa chọn kết hôn, ổn định cuộc sống nhưng Hồng Hạnh không hề vội vàng mà vẫn rất "thong dong" thậm chí là đang rất tận hưởng cuộc sống của mình.
Cô nghĩ rằng, mỗi người có hành trình và đích đến khác nhau, chẳng cần phải cạnh tranh hay ganh đua với ai mà chỉ cần cố gắng là phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày.
Sở thích của Hồng Hạnh là trải nghiệm".
Mỗi khi làm điều gì đó cô nàng MC xinh đẹp sẽ luôn tự vấn bản thân rằng: "Việc này khiến bản thân mình tốt hơn, vui vẻ và hạnh phúc hơn như thế nào" chứ sẽ không bận tâm đến việc mọi người thấy mình làm việc này sẽ nghĩ mình ra sao.
Bởi cô hiểu rằng, thực ra mọi người không quan tâm ta nhiều như chính ta nghĩ đâu, vì ai cũng đang bận "make up" cho cuộc đời chính mình.
Theo Dân trí
Sau khi xuất hiện trong bức ảnh chụp vội của một chiến sĩ công an, Hà Phương (sinh năm 2000, Thanh Hóa) bất ngờ được quan tâm trên mạng.
" alt=""/>Nữ MC 9X gợi cảm, kiếm trăm triệu đồng mỗi tháng vẫn... độc thân