Ngay cả khi đó thì độ chính xác của Face ID vẫn cao hơn công nghệ bảo mật sinh trắc trước đây của Apple - Touch ID. Tuy nhiên, người dùng lo ngại động thái này có thể làm giảm chất lượng của iPhone X.
Khó khăn trong sản xuất cũng một phần xuất phát từ nguyên do Apple một mực muốn đưa công nghệ cao vào chiếc điện thoại cao cấp nhất của hãng.
Nguồn tin thân cận với Apple cũng cho biết, các nhà cung cấp đã rất vất vả trong việc hoàn thiện các chi tiết công nghệ cao để đưa Face ID vào iPhone X.
Finisar Corp., một trong số các nhà cung cấp linh kiện laser, buộc phải rút lui khiến Apple phụ thuộc nhiều hơn vào các đối tác khác.
Apple được cho là đã quyết định giảm yêu cầu với Face ID nhằm đẩy nhanh quá trình kiểm tra, qua đó giúp tăng tốc công đoạn sản xuất. Động thái này có thể giúp Apple và các đối tác khắc phục tình trạng thắt cổ chai trong sản xuất iPhone X.
Tuy nhiên, Apple đã bác bỏ thông tin này. Hãng khẳng định chất lượng Face ID vẫn được đảm bảo như thông số ban đầu đề ra.
Theo báo cáo, số lượng sản xuất iPhone X đạt khoảng 400.000 sản phẩm/tuần, nhưng các nhà cung cấp phải đánh vật với số lượng đơn hàng đặt trước dự kiến lên tới 50 triệu sản phẩm.
" alt=""/>Thực hư chuyện Apple giảm độ chính xác Face ID để tăng tốc sản xuất iPhone XMicrosoft hiện đối mặt với vô số áp lực về việc phải cho ra một giải pháp bảo mật mới, hiệu quả cho hàng triệu máy tính khi giới hacker đang gia tăng các cuộc tấn công ngày càng táo bạo và nguy hiểm.
Ví dụ, trong vài tuần trở lại đây, mã độc tống tiền WannaCry đã chiếm quyền kiểm soát hơn 200.000 máy khắp thế giới với phần lớn số thiết bị này đang chạy các phiên bản lỗi thời của hệ điều hành Windows. Sự cố buộc Microsoft phải tung ra các bản cập nhật phần mềm vào giữa tháng 6 vừa qua để vá các lỗ hổng đã được Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) nhận diện, cho phép các hệ thống cũ chống lại "hoạt động tấn công tiềm tàng, tầm cỡ quốc gia".
Theo tuyên bố mới nhất của Microsoft, để ngăn chặn nguy cơ tái lặp cuộc khủng hoảng mã độc toàn cầu, bản cập nhật phần mềm sắp ra mắt của hãng sẽ dựa vào khả năng học máy của hơn 400 triệu máy tính chạy Windows 10. Với bản cập nhật Fall Creators Update này, đại gia phần mềm Mỹ sẽ dùng lượng lớn dữ liệu từ các chuyên trình lưu trữ đám mây của hãng như Azure, Endpoint và Office để tạo ra phần mềm chống virus thông minh nhân tạo, có khả năng phát hiện hành vi malware.
Microsoft sẽ phát hành bản cập nhật cho dịch vụ Windows Defender Advanced Threat Protection với nhiều tính năng bảo mật mới như Application Guard tập trung vào trình duyệt và Device Guard and Exploit Guard liên quan đến lưu trữ đám mây.
Các chuyên gia Microsoft giải thích, nếu phát hiện bất kỳ malware mới nào trên máy tính chạy Windows 10, hệ thống chống virus mới của hãng sẽ có thể nhận diện đặc trưng của nó, đưa ra giải pháp giúp bảo vệ mọi máy tính khác trên thế giới. Nạn nhân đầu tiên cũng sẽ an toàn vì virus sẽ bị dồn vào một hộp cát ảo trên nền tảng đám mây, chứ không phải thiết bị của họ.
Microsoft cho biết, các khách hàng doanh nghiệp của hãng sẽ được ưu tiên nhận các cập nhật bảo mật mới trước những đối tượng khách hàng khác.
Tuấn Anh - Đinh Bạt Tuấn - Phạm Văn Thường(Theo CNET)
" alt=""/>Microsoft dùng 400 triệu máy tính trí tuệ nhân tao chống virus thông minh