Để tranh thủ thời cơ dân số vàng, đẩy mạnh nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nội dung.
Theo đó, tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề. Tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên lực lượng lao động để tạo chuyển biến mạnh về quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp.
Bảo đảm người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, khởi nghiệp và ngoại ngữ,... thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động.
Phấn đấu đến năm 2030, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, đến năm 2045 tiếp cận trình độ các nước G20.
![]() |
Thủ tướng ra chỉ thị đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề. |
Làm tốt công tác dự báo nhu cầu xây dựng và cập nhật dữ liệu mở về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo, nhất là những ngành nghề, kỹ năng mới và cập nhật dữ liệu theo định kỳ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung - cầu để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động, bao gồm cả lao động đã đi làm việc ở nước ngoài trở về nước để phát huy các thế mạnh của họ trong lao động, sản xuất và nâng cao thu nhập gắn với việc làm bền vững.
Chỉ đạo rà soát, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Trung ương và Chính phủ. Nhanh chóng ổn định tổ chức, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi được tổ chức, sắp xếp lại; thúc đẩy phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả.
Tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định.
Ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp
Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương trong giáo dục nghề nghiệp như: liên kết đào tạo; nghiên cứu khoa học; trao đổi học thuật... Tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao tại Việt Nam.
Chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển ngành, địa phương; ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo và trong các chương trình, dự án của ngành, địa phương; chủ động thu hút và ưu tiên sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật để đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là các trường chất lượng cao theo quy hoạch và các ngành, nghề trọng điểm đã được phê duyệt.
Đề xuất thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống quản lý và đánh giá kỹ năng nghề; xây dựng đề án chuyển đổi số và dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp, đề án phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho lực lượng lao động.
Tăng cường năng lực hệ thống đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; thúc đẩy mạnh phong trào thi kỹ năng nghề ở các cấp; nghiên cứu, thí điểm thành lập hội đồng kỹ năng ngành hoặc nghề.
Đề xuất thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tiếp tục triển khai các chương trình chuyển giao từ nước ngoài có hiệu quả để nhân rộng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp;...
Đề xuất “Ngày kỹ năng lao động Việt Nam”, giải thưởng quốc gia dành cho người học tiêu biểu trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp,...
Ngoài ra, Chỉ thị cũng đưa ra các nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành khác và các UBND tỉnh, thành trực thuộc TƯ.
Thanh Hùng
Vào lúc 14h, thứ 5, ngày 28/5/2020, Báo VietNamNet phối hợp với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức buổi toạ đàm trực tuyến với chủ đề: "Cơ hội du học tại chỗ từ giáo dục nghề nghiệp".
" alt=""/>Thủ tướng ra chỉ thị đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghềVới số chỉ tiêu của hệ chuyên và chuyên có học bổng là 195, tỷ lệ “chọi” của khối chuyên Anh xấp xỉ 1/11,2.
Ở khối chuyên Tiếng Pháp (với 255 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 25), tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/10,2.
Ở khối chuyên Tiếng Nga (với 167 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 15), tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/11,1.
Ở khối chuyên Tiếng Trung (với 387 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 40), tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/9,8.
Ở khối chuyên Tiếng Đức (với 301 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 40), tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/7,5.
Ở khối chuyên Tiếng Nhật (với 388 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 40), tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/9,7.
Ở khối chuyên Tiếng Hàn (với 290 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 25), tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/11,6.
![]() |
Năm 2020, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tuyển 475 chỉ tiêu (vào 3 hệ gồm hệ chuyên, chuyên có học bổng và hệ không chuyên), ít hơn năm ngoái 225 chỉ tiêu.
Năm nay, trường không tuyển hệ không chuyên đối với các lớp Tiếng Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn.
![]() |
Thí sinh đăng ký dự tuyển phải có hạnh kiểm, học lực các năm và xếp loại tốt nghiệp bậc THCS từ khá trở lên. Các em dự thi 3 bài gồm Ngoại ngữ, Toán và Khoa học tự nhiên, Văn và Khoa học xã hội.
Nếu thi Tiếng Anh, học sinh phải làm bài trắc nghiệm và tự luận trong 60 phút. Với Tiếng Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn, bài thi 70 phút gồm tự luận và phỏng vấn. Hai bài thi còn lại diễn ra trong 60 phút theo hình thức trắc nghiệm. Điểm xét tuyển là tổng điểm ba bài thi, trong đó Ngoại ngữ nhân hệ số hai.
Năm 2019, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tuyển 380 chỉ tiêu hệ chuyên vào các lớp Tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc và 320 chỉ tiêu hệ không chuyên. Với gần 4.500 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10, tỷ lệ “chọi” để vào trường là 1/6, tính riêng hệ chuyên là 1/11,8.
Thanh Hùng
Trong 5 năm gần đây, trường có điểm đầu vào lớp 10 cao nhất là THPT Chu Văn An.
" alt=""/>Tỷ lệ chọi vào lớp 10 Chuyên Ngoại ngữ năm 2020Theo khảo sát tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản, khoảng một nửa nhân viên hài lòng với việc chủ doanh nghiệp cung cấp công cụ làm việc từ xa. Tuy vậy, nhân viên thường gặp các vấn đề như: Đường truyền mạng không ổn định, khả năng truy xuất hạn chế đến các tài nguyên nội bộ của công ty, và thiếu các công cụ hỗ trợ năng suất làm việc, điều này cũng có thể dẫn đến những nguy cơ về bảo mật.
Do đó, đại diện Dell Technologies đưa ra 3 lời khuyên cho doanh nghiệp về trang bị CNTT hỗ trợ làm việc từ xa.
Hỗ trợ nhân viên bằng công cụ hỗ trợ phù hợp
Hỗ trợ nhân viên bằng công nghệ và các công cụ phù hợp là một trong những bước vô cùng quan trọng. Từ góc nhìn của nhân viên, các công cụ làm việc là một nhu cầu cơ bản phục vụ cho làm việc từ xa.
Trường hợp nhân viên không được doanh nghiệp cấp những thiết bị hỗ trợ làm việc cần thiết có thể dẫn đến hai hệ quả chính. Đầu tiên, việc này có thể làm giảm hiệu suất làm việc, gia tăng căng thẳng của nhân viên, khi họ cảm thấy mình không được hỗ trợ để làm việc hiệu quả từ xa. Về dài hạn, vấn đề này có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần của đội ngũ nhân viên, tỉ lệ giữ chân khách hàng và hiệu quả kinh doanh.
Hệ quả thứ hai và nghiêm trọng hơn, khi không có những công cụ làm việc phù hợp có thể dẫn đến việc nhân viên quyết định tải các tài liệu của công ty về các thiết bị cá nhân để làm việc. Điều này dẫn đến vấn đề lộ dữ liệu hoặc trùng lặp dữ liệu trên các nền tảng. Đối với các tổ chức, họ gặp phải những khó khăn trong việc theo dõi, quản lý và bảo vệ dữ liệu nhạy cảm đã được lưu trữ tại các điểm cuối hoặc những thiết bị của nhân viên.
Ông Jean-Guillaume Pons khuyên các nhà quản lý doanh nghiệp ưu tiên trải nghiệm của nhân viên khi áp dụng mô hình làm việc kết hợp, bằng cách đầu tư vào những nguồn lực công nghệ chất lượng – từ laptop, màn hình cho đến các thiết bị ngoại vi – để hỗ trợ nhân viên làm việc hiệu quả và bảo mật.
Thiết lập cơ sở hạ tầng CNTT tân tiến cho doanh nghiệp
Một mô hình làm việc kết hợp dàn hạn cần được thiết kế như một văn phòng kỹ thuật số sẵn sàng cho mọi thứ, để nhân viên làm việc được bất cứ đâu.
Một khoản đầu tư chủ chốt vào công nghệ điện toán đám mây có thể giúp đạt được điều này. Hạ tầng điện toán đám mây mang đến khả năng truy xuất các tài nguyên của công ty mượt mà hơn, cũng như khả năng mở rộng và tiết kiệm chi phí.
Khi khởi đầu, các doanh nghiệp đang dịch chuyển sang đám mây có thể cân nhắc bắt đầu với một mô hình cơ sở hạ tầng điện toán đám mây lai – loại mô hình kết hợp đám mây công cộng, riêng và điểm biên để hỗ trợ các ứng dụng truyền thông và thế hệ mới.
Bảo vệ dữ liệu bằng các giải pháp bảo mật đầu cuối
Một yếu tố nhất định phải có đối với các doanh nghiệp áp dụng mô hình làm việc kết hợp chính là một chiến lược bảo mật và bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ. Ông Jean-Guillaume Pons nhấn mạnh yếu tố này cực kỳ quan trọng.
Do làm việc từ xa khiến dữ liệu được phân phối đến nhiều địa điểm, như các trung tâm dữ liệu, nhiều trang làm việc khác nhau và các môi trường đám mây lai, cũng như đa đám mây, vì vậy, một chiến lược bảo vệ toàn diện – kết hợp những phương pháp bảo vệ dữ liệu đã được chứng thực và hiện đại – là vô cùng cần thiết.
Khảo sát của Dell Technologies ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản cho thấy, gần 1 trong 3 (28%) nhân viên phải sử dụng những công cụ hoặc thiết bị cá nhân để phục vụ cho công việc. Việc này làm gia tăng một lượng lớn dữ liệu mật được lưu trữ trên các bị thiết cá nhân hoặc các thiết bị đầu cuối. Để quản lý an toàn lượng dữ liệu vô cùng lớn đang được tạo ra tại vùng điểm, các doanh nghiệp cần phải ngăn chặn, phát hiện và đối phó với các mối đe dọa bất cứ nơi nào chúng xảy ra.
Hải Đăng
Các cuộc tấn công mạng vào doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên, mặc dù ý thức được điều đó, nhưng để triển khai một giải pháp bảo mật hoàn chỉnh các doanh nghiệp vẫn gặp khó về kinh phí.
" alt=""/>3 nguyên tắc quan trọng khi doanh nghiệp đầu tư CNTT cho làm việc từ xa