Trên một đoạn phố vắng nhưng không hiểu sao cô gái lái chiếc xe đạp lại đâm thẳng vào chiếc ô tô đang đỗ phía bên phải lòng đường.

Trên một đoạn phố vắng nhưng không hiểu sao cô gái lái chiếc xe đạp lại đâm thẳng vào chiếc ô tô đang đỗ phía bên phải lòng đường.
Theo MakeUseOf, với những ứng dụng dạng này, bạn chỉ cần nhớ một mật khẩu duy nhất, được gọi là Master Password, thay vì phải nhớ từng cái một trong số hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm mật khẩu trên các trang web bạn là thành viên.
Ngoài ra, chúng cũng sẽ giúp bạn kiểm tra xem mật khẩu của bạn đã đủ mạnh hay chưa, cho phép bạn xem các thông tin đăng nhập trên các thiết bị di động và hàng loạt các lợi ích khác.
Tuy nhiên, cũng có hàng tá các sai lầm bạn có thể mắc phải và chúng có thể triệt tiêu hoàn toàn khả năng bảo vệ của các ứng dụng quản lý mật khẩu, làm cho chúng trở nên nguy hiểm hơn. Thật không may, những sai lầm này lại rất dễ phạm phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem chúng những là sai lầm nào, chúng ảnh hưởng thế nào đến khả năng bảo mật và làm thế nào để hạn chế chúng.
1. Luôn duy trì trạng thái đăng nhập
Đây chắc chắn là một trong những sai lầm phổ biến nhất; nếu ứng dụng quản lý mật khẩu của bạn luôn ở trạng thái đã đăng nhập khi bạn mở máy tính hoặc trình duyệt web, bạn đang rước hoạ về cho mình. Nếu ai đó thấy máy của bạn vẫn chưa khoá trong khi bạn đi lấy cà phê, hoặc bằng cách nào đó họ đã có được mật khẩu mở máy của bạn, thậm chí lúc đó nếu hacker đột nhập vào thiết bị của bạn họ cũng có thể ngay lập tức truy cập vào ứng dụng quản lý mật khẩu và lấy hết các tài khoản, cũng như các thông tin quý giá như email, tài khoản ngân hàng, mạng xã hội… bạn đã lưu.
Để tránh việc này, bạn cần phải đảm bảo rằng ứng dụng quản lý mật khẩu của bạn sẽ tự động đăng xuất mỗi khi bạn đóng trình duyệt web, đưa máy tính vào chế độ Sleep (Ngủ), hoặc sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định, tốt nhất là từ 1 – 2 giờ.
Nếu bạn muốn an toàn hơn, bạn có thể tìm trong phần thiết lập của ứng dụng quản lý mật khẩu xem có thiết lập nào yêu cầu nhập Master Password mỗi khi đăng nhập vào một trang web hay không, nếu có hãy bật nó lên.
Những việc này có thể sẽ làm chậm quá trình đăng nhập của bạn, nhưng chắc chắn nó sẽ rất an toàn.
2. Đặt Master Password quá yếu
Mặc dù các ứng dụng quản lý mật khẩu sẽ giúp bạn tạo mật khẩu mạnh và nhớ chúng cho tất cả các trang web, bạn vẫn cần một mật khẩu đủ mạnh để đăng nhập vào các ứng dụng quản lý. Chọn "password" hoặc "123456" (hai trong số những mật khẩu phổ biến nhất) làm Master Password sẽ rất dễ bị người khác đoán ra và chiếm quyền kiểm soát thông tin của bạn.
Ai cũng muốn đặt mật khẩu dễ để đảm bảo mình không bao giờ quên Master Password, nhưng nếu bạn đặt nó quá đơn giản, khả năng bảo mật thông tin của bạn sẽ bị giảm xuống rất nhiều.
Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các thủ thuật tạo mật khẩu chúng tôi đã đề cập trong những vài viết trước để tạo cho mình các mật khẩu đủ mạnh. Chẳng hạn, sử dụng một câu hoặc một cụm từ để làm cho mật khẩu trở nên khó đoán và khó bị tấn công hơn. Dùng tên của một quyển sách để tạo một mật khẩu an toàn. Có hàng loạt các phương pháp bạn có thể sử dụng. Chỉ cần chọn cho mình một phương pháp và luôn tuân thủ nó, và sau đó kiểm tra độ mạnh mật khẩu đã chọn bằng một dịch vụ như How Secure Is My Password?chẳng hạn.
3. Không sử dụng mật khẩu 2 lớp
Mật khẩu 2 lớp (2-factor authentication, gọi tắt là 2FA) là một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm để bảo vệ các tài khoản của mình, nó sẽ yêu cầu xác thực qua cả phương thức khác (thường là gửi mã xác thực qua tin nhắn di động). Bạn nên bật chức năng này trên bất kỳ dịch vụ nào có hỗ trợ, càng nhiều càng tốt như email, dịch vụ lưu trữ đám mây (cloud)…
May thay, ngày càng có nhiều dịch vụ cung cấp tính năng 2FA, bao gồm cả các ứng dụng quản lý mật khẩu. Bổ sung thêm một lớp mật khẩu cho ứng dụng quản lý mật khẩu sẽ làm cho quá trình đăng nhập trở nên rắc rối hơn, nhưng nó không đáng kể. Nếu ai đó chiếm được quyền truy cập vào máy tính của bạn và cố gắng trộm thông tin của bạn, việc này sẽ ngăn họ lại.
Nếu bạn vẫn chưa thiết lập 2FA cho ứng dụng quản lý mật khẩu của mình, bạn nên thực hiện nó ngay bây giờ - nó là một giải pháp rất tốt để tăng cường khả năng bảo mật.
4. Tái sử dụng mật khẩu
Con người là sinh vật của thói quen; chúng ta có xu hướng lặp đi lặp lại các việc giống nhau. Điều này thường sẽ bao gồm cả việc sử dụng cùng một mật khẩu hết lần này đến lần khác. Ngay cả khi sử dụng ứng dụng quản lý mật khẩu. Điều này sẽ không hoàn toàntriệt tiêu các lợi thế của ứng dụng quản lý mật khẩu, nhưng nó cũng đã ở rất gần mục tiêu đó. Nếu ai đó biết một trong những mật khẩu của bạn, họ có thể thử mật khẩu đó trên tất cả những tài khoản còn lại, và nếu bạn tái sử dụng một mật khẩu, họ có thể dễ dàng xâm nhập vào tài khoản của bạn.
Dĩ nhiên, có một giải pháp rất dễ cho vấn đề này: Sử dụng công cụ tạo mật khẩu được tích hợp bên trong ứng dụng quản lý mật khẩu. Bạn không cần phải động não để tìm cách tạo ra một mật khẩu mới, hãy để cho ứng dụng quản lý mật khẩu làm điều đó giúp bạn. Sau đó hãy lưu nó lại, và bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về nó nữa. Và nếu ai đó biết được một trong các mật khẩu của bạn, họ có thể thử nó trên tất cả các tài khoản khác, nhưng điều này gần như là vô tác dụng. Nhược điểm của giải pháp này là đôi khi bạn cũng không nhớ mật khẩu khi cần đăng nhập trên thiết bị không cài ứng dụng quản lý mật khẩu hoặc ở các thiết bị lạ.
5. Đặt mật khẩu quá yếu
Bởi vì chúng ta luôn có xu hướng lặp đi lặp lại các sai lầm giống nhau, ngay cả những người sử dụng các ứng dụng quản lý mật khẩu cũng có thể không tận dụng hết lợi thế của chúng. Có một điều đã được nói tới nói lui rất nhiều lần, nhưng cũng phải nhắc lại ở đây: hãy chọn các mật khẩu mạnh.
Ngay cả khi bạn đang sử dụng một ứng dụng quản lý mật khẩu, bạn cũng cần phải chọn các mật khẩu mạnh cho các ứng dụng và trang web mà bạn sử dụng. Có một sai lầm rất dễ phạm phải ngay lần đầu tiên sử dụng ứng dụng quản lý mật khẩu là duy trì việc sử dụng các mật khẩu yếu, nhưng hãy dành ra chút thời gian để thay đổi chúng.
6. Không tận dụng các tính năng bổ sung
Hầu hết các ứng dụng quản lý mật khẩu đều có vài tính năng bổ sung rất hữu dụng mà bạn có thể tận dụng để nâng cao khả năng bảo mật. Mặc dù không sử dụng chúng sẽ không làm giảm khả năng bảo mật, bạn chắc chắn sẽ an toàn hơn với chúng. Chẳng hạn, tính năng Security Challengecủa LastPass sẽ giúp bạn quét toàn bộ các mật khẩu và chấm điểm cho chúng. Điểm số được chấm dựa trên độ mạnh của mật khẩu, thời gian nó được tạo, nó có bị trùng với mật khẩu nào không...
Hãy kiểm tra ứng dụng quản lý mật khẩu của bạn để xem có chức năng nào bạn có thể tận dụng được để tăng cường khả năng bảo vệ cuộc sống số của bạn hay không.
Nói chung, hãy học cách bảo vệ bản thân tối đa, đừng quá tin vào các ứng dụng quản lý mật khẩu, bởi một trong những "tượng đài" của ứng dụng quản lý mật khẩu nổi tiếng như LastPass cũng từng bị... hack và rò rỉ hàng triệu dữ liệu người dùng.
" alt=""/>6 sai lầm thường gặp khi dùng công cụ quản lý mật khẩuTrong cuộc phỏng vấn mới đây, Zuckerberg tiết lộ rằng trí thông minh nhân tạo (AI) mà anh đang sử dụng có thể cho phép kiểm soát toàn bộ ngôi nhà, thậm chí là nấu được cả bữa sáng.
"Mọi thứ đang rất ổn. Tôi có thể điều khiển được mọi thứ trong căn nhà, từ đèn điện, nhiệt độ, cửa ra vào và nhiều thứ khác nữa. Chúng khiến tôi rất phấn khích", Zuckerberg tâm sự với tờ The Verge.
" alt=""/>Mark Zuckerberg có 'đệ tử' là trí thông minh nhân tạoTrước thông tin này, đại diện hãng cho biết "đó là ảnh lấy trên mạng để demo tính năng, không phải chụp từ Bphone". |
Không chỉ vướng nghi án "đạo ảnh", Bkav cũng bị nghi "đạo" nhạc chuông. Sau khi Bphone ra mắt, một đoạn video lan truyền trên mạng cho rằng, Bkav sử dụng đoạn beat đạo đoạn mở đầu bài Your Love Is A Lie của Simple Plan. Trao đổi với Zing.vn, đại diện Bkav khẳng định, nhạc chuông trên Bphone do nhạc sĩ Huy Tuấn sáng tác.
Nhiều lần chậm trễ giao hàng
Ngày 26/5, Bkav ra mắt Bphone và tuyên bố ngày 9/6 sẽ giao hàng đến tay người dùng. Nhưng sau đó lại dời đến 18/6, rồi đến 29/6 và tiếp tục dời đến 3/7.
Tuy nhiên đến hết ngày 3/7 vẫn có rất nhiều người không nhận được hàng. Sự tức giận của họ đã được thể hiện trên nhiều diễn đàn mạng, mạng xã hội. Phải đến tận ngày 6/7, hầu hết những khách đặt mua Bphone mới nhận được máy.
Bkav đã trễ hẹn gần một tháng với bốn lần thất hứa. Nhiều lý do được đưa ra, chẳng hạn như để hoàn thiện phần mềm, sửa lỗi camera, quá nhiều đơn hàng cần xử lý,...
Thu hồi máy vì lý do không rõ ràng
Trước những phàn nàn về chất lượng camera chụp đêm tệ hại của Bphone, Bkav đã thu hồi lại những máy đã giao để các kỹ thuật viên trực tiếp căn chỉnh module camera. Hãng khẳng định sau khi sửa, máy có thể chụp ảnh đẹp hơn cả iPhone 6 Plus. Động thái này gây ngạc nhiên và thắc mắc cho không ít khách hàng, bởi thông thường nhà sản xuất sẽ thực hiện việc nâng cấp phần mềm qua các bản cập nhật phát hành online, người dùng chỉ việc tải về và cài đặt.
Đi tìm câu trả lời cho thắc mắc trên, một diễn đàn công nghệ tại Việt Nam đã gửi email đến bộ phận chăm sóc khách hàng của Bkav và nhận được câu trả lời là do lỗi phần cứng.
Sau đó, Bkav khẳng định đây chỉ là sơ suất của bộ phận chăm sóc khách hàng, và Bphone không hề gặp bất cứ lỗi gì liên quan đến phần cứng. Đại diện hãng cho biết Bphone được thu hồi để cập nhật firmware cho module camera của máy, việc này chỉ áp dụng với khoảng 600 máy của đợt giao hàng ngày đầu tiên. Những máy còn lại sẽ được cập nhật tự động từ xa.
Thiết kế giống với sản phẩm từ Trung Quốc?
Trong tháng 7, một email được cho là của Bkav gửi đến BYD - công ty chuyên cung ứng linh kiện tại Trung Quốc bị rò rỉ trên Internet thông qua một tài khoản Facebook. Theo nội dung email, Bkav đã hỏi mua khung kim loại từ BYD và yêu cầu công ty này báo giá.
![]() |
Bphone từng bị nghi ngờ dùng thiết kế có sẵn từ hãng gia công ở Trung Quốc. |
Cùng với việc đưa ra nội dung email Bkav gửi BYD, tài khoản trên Facebook còn cho rằng Bphone có thiết kế giống với một sản phẩm mẫu của BYD, dù chất liệu của model này bằng nhựa và cấu hình thấp, không dùng khung kim loại và chip Snapdragon cao cấp như Bphone.
Nhận định này ban đầu gây sự chú ý của cộng đồng mạng vì kiểu dáng của Bphone khá giống với mẫu smartphone từ Trung Quốc, nhưng sớm bị bác bỏ bởi nhiều ý kiến từ những người trong ngành.
Có ý kiến cho rằng, quy chụp Bphone dùng mẫu thiết kế có sẵn giống chiếc điện thoại giá 59 USD của BYD là không có cơ sở, vì giá này chưa đủ để mua chip Snapdragon 801 của Qualcomm, chưa nói đến những phần cứng khác như bo mạch, màn hình, khung kim loại. Nếu muốn có mức giá này, một hãng điện thoại phải đặt sản xuất với số lượng lớn, lên đến hàng triệu chiếc. Do đó, khả năng Bkav đặt làm Bphone từ Trung Quốc với giá "bèo" là chuyện không thể xảy ra.
Nhân viên Bkav đến cửa hàng để mua Bphone
Hai tuần sau khi thông báo bán Bphone tại một vài đại lý ở Hà Nội và TP HCM, Bkav tiếp tục gây ồn ào. Chiều 10/11, đại diện hệ thống CellphoneS có đăng tải thông tin về việc khách hàng đến mua Bphone trên trang mạng xã hội cá nhân. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, thành viên của diễn đàn Tinh tế phát hiện ra người mua hàng này giống với một nhân viên của Bkav. Nhân viên này cũng từng xuất hiện trong clip quảng cáo sản phẩm nhà thông minh Smart Home của hãng.
![]() |
Khách hàng hiếm hoi đến mua Bphone cũng là một nhân viên của Bkav. |
Đại diện truyền thông của Bkav cho biết việc nhân viên của công ty đi mua máy là một khâu trong quá trình đào tạo của hãng, nhằm kiểm tra chất lượng đào tạo và việc tư vấn khách hàng của đại lý có đúng quy chuẩn Bkav đưa ra hay không.
Anh Trương Ngọc T., "khách hàng" mua Bphone trong câu chuyện ồn ào trên thừa nhận anh đúng là nhân viên của Bkav, đến cửa hàng mua máy để kiểm tra quy trình đào tạo. Việc này thường được bí mật và không báo trước đến cửa hàng.
" alt=""/>5 lần Bphone gây ồn ào