Phát biểu tại Lễ trao giải Trần Đại Nghĩa diễn ra sáng nay, 11/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đặt ra nhiều câu hỏi với giới trí thức, khoa học về những trăn trở của ông đối với sự phát triển của nền khoa học nước nhà.Phó Thủ tướng cho biết, đất nước ta đã được thống nhất, giải phóng và có những bước phát triển, song trong lòng ông vẫn day dứt vì dù đất nước phát triển nhanh song vẫn còn rất nghèo.
"Nhất là khi đi vào những những nơi có rất nhiều người hy sinh, rất nhiều người mất mát vì chiến tranh, họ vẫn rất nghèo" - Phó Thủ tướng nói.

|
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ trao giải Trần Đại Nghĩa. Ảnh: Lê Văn |
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này. Mỗi người cũng phát biểu ở một góc độ khác nhau nhưng hầu hết đều đồng ý với nhau rằng, tiềm lực khoa học của đất nước dù đã được nâng lên rất nhiều song vẫn còn rất yếu.
Làm sao để chúng ta đổi mới hệ thống đối mới sáng tạo quốc gia, nâng cao năng lực khoa học công nghệ của đất nước đã trở thành sự thôi thúc và day dứt của nhiều thế hệ từ khi đất nước còn chưa được giải phóng đến bây giờ.
Vì vậy, Phó Thủ tướng cho rằng, việc có thêm những giải thưởng như giải thưởng Trần Đại Nghĩa chính là góp sức để thực hiện việc này.
Nói về cái tên Trần Đại Nghĩa được dùng cho giải thưởng cho các công trình khoa học công nghệ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, với việc lấy tên của cố GS, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa không chỉ đánh giá về mặt khoa học mà còn mang ý nghĩa tinh thần.
"Ý nghĩa của nó giống như tên của GS Trần Đại Nghĩa mà Bác Hồ đã đặt. Họ Trần là hào khí Đông A, họ của danh tướng Trần Hưng Đạo. Còn Đại Nghĩa là vì việc đại nghĩa mà làm" - Phó Thủ tướng giải thích.
Từ đó, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: "Không riêng các nhà khoa học nhưng đặc biệt là các nhà khoa học, không riêng giới trí thức nhưng đặc biệt là giới trí thức, việc "đại nghĩa" lớn nhất là gì?".
"Từng thời kỳ có khác nhau nhưng tựu chung lại chắc là không thay đổi. Từ thuở Bình Ngô đại cáo đã nói tới rồi. Đó là chúng ta phải gìn giữ, bảo vệ phát triển đất nước và phải làm sao cho những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bao ngàn năm nay được vun đắp, phát triển, tỏa sáng" - Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng, muốn phát triển thì nhất định khoa học công nghệ phải mạnh hơn. "Đương nhiên không chỉ các nhà khoa học làm được mà còn phải đồng bộ từ các nhà làm chính sách và cả xã hội. Nhưng rõ ràng các nhà khoa học vẫn là nhân tố chính".
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, không chỉ đứng trước yêu cầu về việc phát triển nhanh hơn, Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức mà một trong số đó chính là sự suy thoái đạo đức.
"Trong đại nghĩa lớn của ngày hôm nay, tôi rất mong muốn làm sao các nhà khoa học không chỉ cống hiến về năng lực mà còn cống hiến cả về tinh thần, làm sao tinh thần Trần Đại Nghĩa, tinh thần hào khí Đông A trong lịch sử, tinh thần không chỉ vượt qua khó khăn mà vượt qua bản thân để khoa học phát triển chắc chắn hơn, nhanh hơn và góp phần xây dựng đất nước" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ở cuối bài phát biểu, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi cho cả hội trường, rằng có bao nhiêu người có mặt hôm nay dưới 35 tuổi. Ông nhắc lại câu chuyện của GS, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho nhiệm vụ quan trọng là Cục trưởng Cục quân giới lúc mới chỉ 33 tuổi.
Phó Thủ tướng kể lại câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi GS Trần Đại Nghĩa 2 câu hỏi, rằng liệu khó khăn, thiếu thốn như thế chú có chịu được không? GS Trần Đại Nghĩa đã trả lời là: Chịu được! Chủ tịch Hồ Chí Minh lại hỏi: Thiếu thốn như thế, không có kỹ sư, không có vật liệu có làm được không? GS Trần Đại Nghĩa đã trả lời: Làm được!
"Tôi tha thiết mong rằng, làm sao chúng ta có thể tạo điều kiện, và cả những thách thức để các nhà khoa học trẻ bứt lên chính mình và bứt lên những ràng buộc từ mấy chục năm nay để có cống hiến đột phá" - Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho rằng, nếu như được lãnh đạo tin tưởng và đặt bài toán rõ ràng thì rất nhiều người trẻ sẽ sẵn sàng dấn thân để đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Lê Văn
" alt=""/>Câu hỏi của Phó Thủ tướng về 'việc đại nghĩa' của trí thức Việt Nam

- Bất phân thắng bại sau 3 câu hỏi phần thi phụ của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, 2 thí sinh Nguyễn Ngọc Huy (Trường THPT số 3 Tuy Phước, tỉnh Bình Định) và Vương Trung Hiếu (Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Khánh Hòa) đã phải oẳn tù tì bốc thăm để xác định người được đi tiếp.Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia tuần 3 tháng 2 quý 3 vừa kết thúc và xác định được thí sinh giành vòng nguyệt quế để bước tiếp vào vòng thi tháng là Bùi Đức Huy (Trường THPT Lý Thường Kiệt, TP Hải Phòng).
Theo luật chơi của chương trình, chiếc vé còn lại vào cuộc thi tháng sẽ thuộc về thí sinh có điểm về Nhì cao nhất.
Kết thúc cuộc thi này, thí sinh Nguyễn Ngọc Huy (Trường THPT số 3 Tuy Phước, tỉnh Bình Định) cũng có được 220 điểm bằng đúng với số điểm của em Vương Trung Hiếu (Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Khánh Hòa), về Nhì tuần 1 tháng 2 quý 3.
Như vậy, kết thúc cuộc thi chính, cả Ngọc Huy và Trung Hiếu đã phải trải qua 3 câu hỏi trong phần thi câu hỏi phụ với hình thức đấu loại trực tiếp. Theo luật chơi, sau hiệu lệnh của người dẫn chương trình, thí sinh nào bấm chuông nhanh hơn thì giành được quyền trả lời. Ở câu hỏi nào có một thí sinh trả lời đúng thì thí sinh đó sẽ giành luôn chiến thắng.
 |
|
Phần thi kịch tính đã diễn ra khi trải qua 3 câu hỏi vẫn chưa thể xác định được người thắng cuộc, do cả 2 đều chưa đưa ra được câu trả lời chính xác.
Và như vậy để chọn ra thí sinh bước tiếp vào cuộc thi tháng 2 quý 3, chương trình đã buộc phải tổ chức hình thức bốc thăm.
Sau phần oẳn tù tì để xác định người chọn phong bì trước, Ngọc Huy và Trung Hiếu đã chọn cho mình lá thăm may rủi.
Và cuối cùng, thần may mắn đã mỉm cười với Nguyễn Ngọc Huy (Trường THPT số 3 Tuy Phước, tỉnh Bình Định) với lá phiếu chúc mừng.
 |
Như vậy Ngọc Huy (ngoài cùng bên phải) đã giành được tấm vé cuối cùng vào cuộc thi tháng. |
Như vậy, Ngọc Huy và Đức Huy (2 trong 4 thí sinh của cuộc thi tuần 3 tháng 2 quý 3) sẽ cùng nhau bước vào cuộc thi tháng 2 quý 3 năm 2018.
Thanh Hùng

Khả năng tính toán đáng nể của 10X lập kỷ lục "Đường lên đỉnh Olympia"
Nguyễn Hoàng Cường (Trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) đã bình tĩnh trả lời xuất sắc 12 câu hỏi chỉ trong 53 giây và trở thành người lập kỷ lục mới của Đường lên đỉnh Olympia.
" alt=""/>Thí sinh Đường lên đỉnh Olympia oẳn tù tì bốc thăm để xác định người đi tiếp