“Thực tế, việc phạm phải điều kiêng kỵ đầu năm mới sẽ bị xui xẻo suốt năm chưaai kiểm chứng được. Mỗi người trải qua hàng tỷ hành động, sự việc trong năm.Chẳng ai đủ kiên nhẫn, tập trung để liên hệ cái phạm phải ảnh hưởng gì đến cuộcsống của họ. Vì vậy, nếu lỡ phạm vào điều gì thì ta nên quên nó đi để vững tâmlý, tập trung vào mục tiêu sống của mình”, TS Phương giải thích.
Sau đây là 7 điều người Việt thường kỵ trong những ngày đầu năm mới:
1. Kiêng đánh thức người khác sáng mùng 1
Nếu đi chúc Tết sáng mùng 1, gặp người đang ngủ, khách không nên đánh thức họdậy mà người đó tỉnh tảo mới được chúc. Nhiều người cho rằng làm như vậy sẽkhiến người ta bị “trù ẻo” cả năm phải nằm trên giường.
Người nhà cũng không giục nhau dậy vào mùng 1 vì quan niệm người nằm ngủ sẽ chịusự thúc giục về công việc, cuộc sống suốt năm.
2. Kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết
Tục kiêng này bắt nguồn từ một tích của Trung Quốc kể rằng một người lái buôntên Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là NhưNguyệt, đem về nhà được vài năm thì lái buôn ăn nên làm ra, giàu có.
Ngày mùng 1 Tết, người hầu làm việc không vừa ý khiến Âu Minh chửi mắng, đánh côta. Cô người hầu Minh Nguyệt hoảng sợ chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minhquét nhà, vô tình hốt cả đống rác đó đổ đi. Từ đó, gia đình Âu Minh trở nênkhánh kiệt.
Người ta cho rằng Minh Nguyệt chính là Thần Tài và lập bàn thờ ở góc nhà. Vìvậy, nhiều người tin rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới thì Thần Tài sẽra khỏi nhà, tiền bạc cũng trôi theo.
Ở Nam bộ sau khi quét dọn phải cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi cónghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải.
3. Kiêng vay mượn, trả nợ
Người Việt quan niệm ngày đầu năm, gia đình mở cửa để rước tài lộc vào nhà. Việcmượn, trả giống như dâng tài lộc vào tay người khác.
Thường chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu, cấp bách người ta mới vay mượn tiền bạccủa nhau. Việc vay, mượn tiền bạc trong ngày đầu năm mới có thể làm người ta rơivào cảnh túng thiếu suốt năm.
4. Kiêng nói tục, cãi vã
Đầu năm, mọi thứ đều thanh sạch, mới mẻ, nói tục, chửi thề sẽ khiến người kháckhó chịu.
Cãi vã tạo ra sự ồn ào, hỗn loại đem lại nỗi buồn cho người xung quanh. Trongngày Tết, người ta thường quan tâm đến nhau, ứng xử vui vẻ, hòa nhã với ngườithân, hàng xóm, láng giềng. Ai cũng tránh to tiếng, xô xát vì sợ cả năm xui xẻo.
5. Kiêng làm vỡ đồ vật
Nhiều người kiêng đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương vì chorằng nó báo hiệu sự chia lìa đổ vỡ.
Tuy nhiên, nếu có người chót đánh vỡ đồ thì cũng nên coi đó là chuyện thường,không nên nghĩ nặng nề quá.
![]() |
Ảnh minh họa |
6. Kiêng cho lửa/nước
Người ta thường quan niệm lửa tượng trưng cho màu đỏ, màu của sự may mắn, ấm ápnên rất kỵ cho người khác xin lửa đầu năm mới.
Còn nước được ví như tài lộc, trước Tết người ta luôn tích trữ nước đầy đủ, dùngnước tiết kiệm để hạn chế thất thoát của cải.
Thời xưa, người gánh nước thuê đến nhà thường được gia chủ mừng tuổi, coi nhưmua thêm may mắn.
7. Kỵ mai táng
Ngày mùng 1 là ngày vui của mọi người nên nhà nào có tang sẽ cất khăn tang trong3 ngày. Nếu người nhà mất vào ngày mùng 1, gia chủ sẽ không phát khăn tang mà đểđến sáng mùng 2.
Những gia đình có tang đều tránh đi chúc Tết, thăm hỏi gia đình người khác.
Theo Dân Việt
" alt=""/>7 điều kiêng kỵ trong năm mới của người ViệtTôi xin được việc làm, quay cuồng trong guồng quay mới. Tình cảm hai đứa vẫn duy trì nhưng "xa mặt cách lòng", chẳng ai còn nói chuyện tương lai. Một ngày, Liên nhắn tin cho tôi hỏi: "Nếu em lấy chồng, anh có buồn không?". Tôi thẫn thờ mất một lúc mới trả lời: "Buồn chứ. Nhưng có lẽ chúng ta đã đi hai con đường khác nhau rồi. Em phải sống thật hạnh phúc nhé".
Hai tháng sau, Liên báo tin lấy chồng. Tôi khá buồn, nhớ về những kỷ niệm của hai đứa nhưng không thấy đau khổ. Khi Liên chọn về quê, tôi biết chúng tôi đã không còn tương lai.
Tôi tập trung làm việc, tìm kiếm cơ hội để thăng tiến, kết hôn ở tuổi 30 khi cảm thấy mình đã gặp đúng người. Hiện tại, tuy không quá giàu có, tôi cảm thấy hài lòng với những gì mình có được.
Nhiều năm qua, tôi gần như không liên lạc, cũng không có thông tin về Liên. Không ngờ Liên đã ly hôn, một mình nuôi con, phát hiện bị ung thư dạ dày cách đây một năm, căn bệnh từng lấy đi mạng sống của bố cô ấy.
Liên cần tiền chữa trị và phẫu thuật, hoàn cảnh rất khó khăn. Một người bạn sau khi liên lạc, biết tin đã kêu gọi bạn bè ủng hộ. Theo kế hoạch, vào dịp Liên lên Hà Nội làm phẫu thuật, bạn bè sẽ đến viện thăm và trao quà cho cô ấy.
Tôi đã cùng bạn bè đến viện thăm, nhìn Liên mà thương vô cùng. Cô gái trẻ trung, năng động ngày xưa nay héo mòn và tiều tụy. Suốt cả buổi thăm, tôi không nói nổi một câu nào. Lúc ra về chỉ dám cầm lấy bàn tay cô ấy, động viên hãy mạnh mẽ còn làm chỗ dựa cho con.
Sau buổi gặp ấy, tôi suy nghĩ rất nhiều. Với tình hình hiện tại, Liên không thể đi làm, tích lũy không có, mọi giúp đỡ cũng chỉ có hạn. Điều kiện hiện tại của tôi có thể giúp đỡ cô ấy, ít nhất về kinh tế. Dù không còn yêu nhau, chúng tôi vẫn là bạn. Giúp đỡ bạn bè trong hoạn nạn có lẽ không nên nghĩ nhiều.
Tuy nhiên, tôi vẫn không thể để vợ biết việc này. Vợ tôi tâm tính rất tốt nhưng cô ấy cũng chỉ là phụ nữ. Không có người phụ nữ nào dễ chịu khi thấy chồng mình lo lắng, quan tâm cho người cũ, chắc chắn là như thế.
Tôi quyết định liên lạc với lớp trưởng, chuyển cho bạn ấy một số tiền, nhờ bạn ấy lấy danh nghĩa lớp quyên góp mang đến cho Liên. Số tiền ấy ít nhất có thể giúp Liên chi trả tiền phẫu thuật và điều trị trong thời gian tới.
Tôi giấu vợ chuyện này nhưng những tin nhắn trao đổi với cậu lớp trưởng lại quên không xóa. Vợ tôi đã đọc được chúng, không biết do tình cờ hay là cố tình kiểm tra điện thoại.
Một tối, trước giờ đi ngủ, vợ ngồi nghiêm nghị trước mặt tôi hỏi: "Thùy Liên là ai mà anh cho cô ấy một số tiền lớn như vậy, còn phải giấu danh tính?". Câu hỏi quá bất ngờ của vợ khiến tôi lúng túng, suy nghĩ duy nhất lúc ấy chính là phải nói thật.
Tôi chờ đợi vợ mình sẽ nổi cơn ghen tuông thịnh nộ. Kết quả là cô ấy im lặng nghe, cuối cùng buông lời: "Chị ấy đúng là đáng thương thật. Hôm nào anh đưa em đến thăm chị ấy nhé".
Tôi kinh ngạc hỏi vợ không thấy khó chịu à, cô ấy lại cười: "Công bằng mà nói, em gặp được anh có khi là nhờ chị ấy từ bỏ, có phải không?". Tôi nhìn vợ, không biết nên nói như thế nào. Phụ nữ đúng là rất khó hiểu.
Hôm sau, khi tôi đang trong giờ làm, bỗng nhận được tin nhắn của Liên: "Trưa nay, vợ anh ghé qua bệnh viện thăm em, còn mua đồ ăn trưa cho em. Cô ấy thật tốt. Anh rất có mắt nhìn người. Biết anh hạnh phúc như vậy, em cũng hạnh phúc lây".
Chiều ấy, tôi mua một bó cúc họa mi thật xinh, đó là loài hoa mà vợ tôi rất thích. Về nhà, thấy vợ đứng trong bếp, tôi nhẹ nhàng ôm. Cô ấy như đoán trước được, giọng mỉa mai: "Thấy vợ quan tâm người cũ của mình nên cảm động à?".
Rồi vợ nhìn tôi, nét mặt nghiêm khắc: "Em nói cho anh biết, thời gian chị ấy nằm viện em sẽ thỉnh thoảng ghé thăm chị ấy, xem chị ấy cần giúp đỡ hay hỗ trợ gì sẽ giúp, dù sao chị ấy ở đây cũng không có ai thân thích. Nhưng anh không được tùy tiện ghé thăm. Dù gì hai người cũng từng yêu, nói em không khó chịu là nói dối.
Nếu anh muốn giúp đỡ chị ấy về tiền bạc cũng nên nói với em một câu. Em không hẹp hòi nhưng đó là cách anh tôn trọng em. Như vừa rồi, anh giấu giếm em cho chị ấy tiền là không được. Nếu anh thấy việc mình làm không xấu thì nên đàng hoàng mà làm".
Vợ nói xong rồi quay ngoắt đi. Rõ ràng giọng cô ấy là đang cảnh cáo, dọa dẫm tôi, vậy mà khiến tôi xúc động đến rơi lệ. Tôi vẫn biết vợ mình rất tốt, nhưng không nghĩ có thể tốt đến như vậy.
Theo Dân Trí
Giải thưởng Hội Nhà văn được công bố chiều 30/12. Ngoài tác phẩm của Nguyễn Trí và Ma Văn Kháng thuộc hạng mục văn xuôi, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm nay còn trao cho 2 tác phẩm khác thuộc hạng mục thơ và dịch thuật.
Với thơ, đó là tập Những nốt sóng ngôn từ của nhà thơ Mã Giang Lân, đạt 6/9 phiếu. Với dịch thuật, đó là bản dịch tiểu thuyết Nông dân của nhà văn Wladyslaw Reymont (Ba Lan) do dịch giả Nguyễn Văn Thái chuyển ngữ, đạt 5/9 phiếu.
Một mới toanh, một lão làng
Nổi bật trong danh sách đoạt giải năm nay là tập truyện Bãi vàng, đá quý, trầm hương của Nguyễn Trí, một tác giả mới viết văn lần đầu. Cuốn sách được giới phê bình đánh giá cao, thậm chí thán phục vì những chất liệu đời thực làm nên tác phẩm.
Đại diện Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét về tác giả và tác phẩm này: "Đây là một phát hiện lớn của giải thưởng hội năm nay. Hội trân trọng những giá trị mới xuất hiện trên văn đàn, lăn lộn với cuộc sống và viết nên thứ văn chương hồn nhiên gần gũi với cuộc sống. Hội cũng trân trọng những con người không làm nghề viết nhưng đã trải qua những vất vả trong cuộc sống và quyết định tìm đến với văn chương".
Còn tập bút ký, tiểu luận và phê bình Phút giây huyền diệu là những bài viết về lao động văn chương, đúc rút kinh nghiệm nghề và đời của nhà văn gạo cội Ma Văn Kháng. Đây là cuốn sách được Hội Nhà văn Việt Nam đánh giá là "hay, khuyến khích các nhà văn rèn nghề. Đến các đồng nghiệp cũng đọc và say mê".“Đó là toàn bộ những gì đã kết tinh lại trong cuộc đời văn chương của tôi, đó là điều muốn nói lại với bản thân mình cũng như mọi người”, trích phát biểu của nhà văn gần 80 tuổi khi ra mắt cuốn sách vào tháng 4 năm nay.
"Tôi viết cho những người dưới đáy"
Chiều 30/12, nhà văn Nguyễn Trí bày tỏ cảm nghĩ khi biết tin đoạt giải: "Văn chương của tôi bình dân vô cùng, tôi cứ nghĩ chỉ những người dưới đáy xã hội mới đọc, hóa ra những thành viên của Hội Nhà văn cũng biết đến, tôi vui lắm. Nhận được tin báo, đầu óc tôi như cô đặc lại".
"Đó là cảm giác tôi từng có khi những truyện ngắn đầu tiên của mình được đăng báo. Tôi mới viết văn, có thể nói là còn vô danh tiểu tốt. Thật lòng chia sẻ, nhiều khi viết xong tôi thấy không hề hài lòng với trang viết của mình, thậm chí không gửi sách đi dự giải mà được một người bạn giới thiệu".
Tính đến nay, Nguyễn Trí viết văn được khoảng hơn 2 năm. Ông đã hơn 50 tuổi, quê gốc Quảng Bình, sinh ra ở Bình Định, từng phiêu bạt từ Huế lên Tây Nguyên, vào Sài Gòn, hiện định cư ở Đồng Nai. Tên sách Bãi vàng, đá quý, trầm hương cũng là những nghề nghiệp ông từng làm: đi tìm trầm, đào đãi vàng, tìm đá quý, chặt củi, đốt than, dạy tiếng Anh, hiện làm thợ ở Đồng Nai.
Nhà văn Hồ Anh Thái là người giới thiệu tác phẩm với NXB Trẻ và viết lời tựa cho tập sách. Ông nhận xét: "Tác phẩm thực sự là nếm trải của người trong cuộc…, gây hấp dẫn bằng chất sống thực và sự từng trải".
Theo thông tin bên lề, đến khá gần ngày bỏ phiếu, Hội Nhà văn Việt Nam vẫn chưa tìm được tác phẩm văn xuôi xứng đáng. Hạng mục văn xuôi của giải năm nay nhiều khả năng sẽ phải bỏ trống, đúng lúc đó có Bãi vàng, đá quý, trầm hương được tiến cử. Ban chấp hành hội đưa tác phẩm vào chấm, thảo luận lại và quyết định trao giải với số phiếu 9/9.
Theo Thể thao & Văn hóa
" alt=""/>Vinh danh những trang viết 'bình dân vô cùng'