“Làm một nửa công việc cho họ”Hãy chủ động tạo điều kiện để đối phương dễ dàng và nhanh chóng đưa ra câu trả lời cho mình.
Alison Green, tác giả của trang blog Ask a Manager, đã viết trên Quick Base rằng bạn nên giúp đỡ để người đó dễ dàng phản hồi bạn. Một số người không trả lời các yêu cầu vì việc này có vẻ tốn thời gian và họ dự định sẽ thực hiện sau, nhưng rồi sau đó họ thường quên luôn yêu cầu của bạn.
Để giúp mọi người chịu đọc email của bạn ngay cả khi họ bận rộn, bạn nên tóm tắt hết toàn bộ nội dung chính vào tiêu đề và giữ cho nội dung súc tích thay vì bắt họ phải “lội” qua các đoạn văn dày đặc. Khi chia sẻ thông tin hay nêu yêu cầu hãy thử sử dụng các câu ngắn, đoạn văn nhỏ và tiêu đề lớn để tạo bố cục cho người đọc dễ khái quát thông tin.
Để giúp đồng nghiệp dễ dàng và nhanh chóng đưa ra phản hồi, bạn hãy nói rõ luôn đề xuất của bạn hoặc đưa ra các phương án lựa chọn. Hỏi họ “cách làm này có ổn với bạn không?” thay vì để ngỏ “chúng ta nên làm gì với trường hợp này”.
Hoặc, thay vì soạn chung một email hướng dẫn nhiều phần cùng lúc cho vài bộ phận, bạn có thể biến email dài đó thành hai hoặc ba email ngắn và được gửi riêng cho từng nhóm có liên quan khác nhau. Bằng cách này, người nhận hiểu rằng nếu họ nhận được email từ bạn, thì email sẽ chỉ chứa thông tin liên quan đến vị trí của họ, điều này sẽ khiến họ có nhiều khả năng đọc nó hơn.
Nêu rõ việc cần làm, quy trình và thời hạn
Bạn có thể tạo ra bối cảnh để họ phải thực hiện các động tác góp phần giúp công việc tiến triển.
Ashley Cobert, một chuyên gia PR, viết trên tờ The Muse rằng bạn nên đưa ra thời hạn giao việc để họ tự sắp xếp việc xử lý khủng hoảng “deadline”. Để ngăn tình trạng email hoặc tin nhắn của mình bị dồn vào thư mục rác, bạn đặt câu hỏi hoặc đưa ra các mục hành động và xác định mốc thời gian cụ thể bạn có được phản hồi hoặc kết quả công việc.
Chắc chắn bạn sẽ thành công khi nêu rõ việc cần làm, quy trình và thời hạn, bởi không ai muốn bị nói rằng họ làm lỡ một công việc đã được lên kế hoạch và phân công cụ thể. Ví dụ, bạn hãy nói: “Anh vui lòng phản hồi lại cho tôi vào thứ Sáu! Vào thời điểm đó, tôi sẽ cập nhật và gửi tài liệu này cho cấp trên xem xét và ký duyệt”. Đó là một cách hay để bạn ám chỉ về các diễn biến tiếp theo, kết quả và hậu quả. Nếu bạn không làm được như vậy, bạn đã mất tiếng nói trong công việc của mình.
Đề ra phương án hành động nếu họ không phản hồi
Cách này sẽ không áp dụng được trong mọi tình huống, tuy nhiên nó vẫn rất nên tham khảo.
Đơn giản nhất, bạn có thể nhẹ nhàng, lịch sự làm rõ đại ý rằng: Nếu tôi không nhận được thêm phản hồi nào từ bạn vào thứ Ba tuần tới, tôi sẽ theo các thông tin này để lên kế hoạch đề xuất cho khách hàng, rồi sau đó sẽ tiếp tục quy trình (hoặc trình hợp đồng cho sếp ký, hoặc đặt đơn hàng, làm phiếu xuất kho, hoặc bất cứ điều gì có ý nghĩa trong bối cảnh).
 |
(Nguồn hình: Freepik) |
Chìa khóa để làm điều này là sự hợp lý. Bạn cần đưa ra được một phương án hành động hợp lý gồm cả hợp thức và hợp lệ so với quy định của công ty mà bạn được phép thực hiện. Và phải cung cấp khoảng thời gian hợp lý để người đó trả lời.
Ví dụ: nếu tôi không nhận được hồi âm trong vòng một giờ thì hoàn toàn không hợp lý trừ khi nó là trường hợp khẩn cấp. Thông thường, bạn cần phải dành cho đối phương ít nhất một vài ngày khi sử dụng chiến thuật này để người đó thực sự có thời gian để nói. Hãy chờ đợi và đừng làm điều gì sai với tuyên bố đó.
Trao đổi trực tiếp
Rất may là chúng ta vẫn luôn có cơ hội để tiếp cận với đồng nghiệp. Nếu bạn thường xuyên gặp khó khăn trong việc nhận phản hồi từ ai đó, đã đến lúc bước đến gặp họ trực tiếp chứ không phải qua email và nhờ họ giúp bạn tìm ra cách xử lý rốt ráo tình trạng này.
Sau khi bạn trao đổi một cách thân thiện, điều này tối thiểu cũng đánh động sự chú ý của họ đến vấn đề. Chẳng hạn họ sẽ giải thích rằng hộp thư đến của họ bị quá tải, bạn nên ghé qua gặp họ khi có chuyện quan trọng, bạn có thể đánh dấu quan trọng cho tiêu đề email, họ thường sẽ trả lời email nhanh hơn vào buổi sáng, hoặc họ nghĩ rằng bạn nên liên hệ một đầu mối khác phù hợp hơn để xử lý công việc nhanh hơn.
Trường hợp tệ nhất là sau mọi nỗ lực, đối phương vẫn không có gì thay đổi hay muốn hợp tác, hãy đưa việc này lên cho cấp trên của họ để được giải quyết.
Thử một phương pháp giao tiếp khác
Nhiều người thường phàn nàn rằng đồng nghiệp không bao giờ trả lời email của họ, nhưng khi được hỏi liệu họ đã thử gọi điện thoại hoặc nói chuyện trực tiếp chưa thì câu trả lời là chưa.
Mặc dù mọi người nên có trách nhiệm trả lời email gửi đến cho họ, nhưng nếu bạn quá cần một câu trả lời từ một đồng nghiệp nào đó, thì hãy chủ động thử một phương thức giao tiếp khác. Nhấc điện thoại lên và xem mình có giải quyết được vấn đề tốt hơn hay không.
(Nguồn: Careerbuilder)
" alt=""/>Cách để làm việc hiệu quả với đồng nghiệp ‘hờ hững’
 có cuộc sống không được êm đềm như cái tên của mình.</p><p><strong>Vừa sinh ra đời đã mồ côi mẹ</strong></p><p>Gần hai tháng kể từ ngày anh Bùi Văn Tú (35 tuổi) đột ngột qua đời sau một vụ tai nạn, cháu An Nhiên trở thành đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống phụ thuộc vào bà nội Bùi Thị Thu năm nay đã 70 tuổi.</p><p>Ôm cháu vào lòng, bà Thu rưng rưng nước mắt khi nhắc đến vợ chồng con trai mình. Theo đó, con dâu bà là chị Nguyễn Thị Kiều Nhi do sinh khó nên đã qua đời ngay khi bé An Nhiên cất tiếng khóc đầu tiên. Cháu nội bà còn đỏ hon chưa có nổi một ngày được hưởng hơi ấm của mẹ.</p><table class=)
 |
Bé An Nhiên thắp hương cho ba |
 |
Cô bé ngây thơ mồ côi ba mẹ khi mới 2 tuổi |
“Con dâu tôi đẻ thường khó nên phải mổ, cháu An Nhiên vừa được sinh ra thì mẹ nó cũng qua đời. Bác sĩ thông báo trong lúc sinh, con dâu tôi bị tràn nước ối lên phổi, dẫn đến tử vong. Lúc ấy, ý kiến cũng không giải quyết được gì nên gia đình đưa con về lo hậu sự và chăm sóc cháu nội”, bà Thu nấc nghẹn.
Lo xong hậu sự cho vợ, anh Tú trở nên suy sụp, bần thần như người vô hồn, đêm ngày thương nhớ vợ. Thậm chí vì quá đau lòng, anh đã xăm hình vợ lên ngực trái và để tóc dài cho vơi bớt nỗi nhớ thương.
“Tú thương con nó lắm, cứ đi làm về hai cha con lại ôm nhau tâm sự. Nhiều lúc, Tú không mặc áo để lộ ra hình xăm vợ. Tú vừa bế con vừa nựng ‘Nhiên ôm và hôn mẹ đi con...’. Nghe vậy, cháu Nhiên ôm ba và hôn lên hình mẹ, thấy mà chảy nước mắt”, bà Thu xót xa.
Trong hai năm qua, tuần nào anh Tú cũng chạy về xã Tam Nghĩa để thắp hương cho người vợ xấu số. Và rồi trong đêm mưa tầm tã ngày 7/10, sau khi thắp hương cho vợ, trên đường về nhà, anh gặp tai nạn giao thông.
Tai nạn khiến anh chấn thương nặng ở đầu, hôn mê sâu. Bác sĩ chẩn đoán anh bị chấn thương sọ não, đa chấn thương các bộ phận khác và phải thở máy toàn bộ. Anh mất sau đó vài ngày.
“Vợ qua đời cách đây 2 năm, thằng Tú cũng bỏ tôi và con nó mà ra đi. Bà cháu tôi chỉ biết dựa vào nhau mà sống", bà Thu nghẹn ngào.
Cháu thơ dại nương bà già yếu
Gần hai tháng qua, trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, cháu An Nhiên vẫn vô tư chơi đùa, chưa biết được sự ra của ba mình. Mỗi khi ai gọi điện tới, cháu An Nhiên lại giành điện thoại để nghe, rồi hỏi: "Tú hả, phải ba Tú không?". Khi không nghe ra giọng ba, cháu mới chịu trả điện thoại.
 |
Bà Thu không cầm được nước mắt khi kể về sự ra đi của con trai va con dâu |
 |
Bà bảo, cố gắng nuôi cháu được ngày nào tốt ngày đó... |
“Có khách đến nhà, hay ai hỏi ‘ba Tú đâu?’, thì cháu An Nhiên lại chỉ tay lên bàn thờ rồi bảo ‘Ba đang nằm ngủ’, những lúc như thế tôi chỉ quay mặt đi để lau vội nước mắt. Cháu tôi mới lên 2 tuổi quá thơ dại, vậy mà…”, bà xúc động.
Năm nay bà Thu đã 70 tuổi, bản thân không còn sức lao động. Cả 2 bà cháu chỉ sống dựa vào số tiền tiết kiệm và nhờ sự giúp đỡ của bà con họ hàng. Có một số người thấy cháu đáng thương nên muốn nhận làm con nuôi, nhưng bà vẫn quyết định nuôi cháu, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo.
Ông Nguyễn Chí Dân, Chủ tịch UBND thị trấn Núi Thành cho biết, bà Thu tuổi đã cao không còn sức lao động, gia đình cũng khó khăn.
Theo ông Dân, sau khi nghe tin anh Tú qua đời bỏ lại con thơ, chính quyền thị trấn Núi Thành đã thăm hỏi và hỗ trợ 1 triệu đồng, Hội liên hiệp phụ nữ thị trấn tặng sổ tiết kiệm 12 triệu đồng.
“Nhằm hỗ trợ cho gia đình cháu, chúng tôi đã lập hồ sơ hỗ trợ hàng tháng cho cháu số tiền 675.000 đồng/tháng và chế độ nuôi dưỡng cho bà Thu 675.000 đồng/tháng.
Cháu An Nhiên mồ côi cha mẹ từ quá nhỏ, tình cảnh của cháu thật sự đáng thương.... Tôi rất mong có sự giúp đỡ, chia sẻ để cháu được nuôi dạy lớn khôn”, ông Dân nói.
Lê Bằng
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Bùi Thị Thu, khối phố 3, thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam. SĐT bà Thu 0935351849 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.310(bé Bùi Nguyễn An Nhiên) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |

Tai nạn thảm khốc khiến nam sinh vừa tốt nghiệp đại học nguy kịch tính mạng
Vừa tốt nghiệp Trường ĐH Giao thông vận tải và đang đi thử việc được ít ngày, tai nạn bất ngờ ập đến với em Nguyễn Đăng Khang. Hiện tại, em đang trong tình trạng nguy kịch, phải giành giật sự sống từng ngày.
" alt=""/>Thương bé gái 2 tuổi mồ côi cha mẹ, bơ vơ bên bà nội già yếu