- Hai nữ diễn viên xinh đẹp và nổi tiếng nhất làng giải trí Philippines vừa tới TP.HCM để quảng bá cho nền phim ảnh nước này.
- Hai nữ diễn viên xinh đẹp và nổi tiếng nhất làng giải trí Philippines vừa tới TP.HCM để quảng bá cho nền phim ảnh nước này.
Các chuyên gia từ MIT phát hiện ra lỗ hổng bảo mật của chip M1 mà Apple không thể sửa.
Đến 2018, Apple trang bị PAC lên các thiết kế chip ARM của mình. Pointer Authentication Codes có mặt trên M1, M1 Pro, M1 Max và các chip dựa trên ARM của Qualcomm, Samsung…
Nhóm nghiên cứu của MIT đã tạo ra PACMAN để dự đoán chữ ký xác thực con trỏ (pointer), bỏ qua cơ chế bảo mật quan trọng này. Cụ thể, PACMAN chạy tất cả các giá trị xác thực qua kênh phần cứng, tiên đoán mật mã để vượt qua PAC.
“PAC được tạo ra như phòng tuyến cuối cùng, khi những xác thực khác thất bại, bạn vẫn còn nó để chặn cuộc tấn công. Tuy nhiên, chúng tôi chứng minh PAC không phải lớp phòng thủ tuyệt đối như mọi người nghĩ”, Ravichandran, người đưa ra báo cáo cho biết.
Đồng thời, PAC vốn là bảo mật phần cứng, Apple và các nhà sản xuất không thể chủ động vá lỗi bằng các phiên bản cập nhật phần mềm. Ngoài chip M1, tất cả vi xử lý ARM sử dụng Pointer Authentication Codes đều có thể bị tấn công. Tuy nhiên, các chuyên gia của MIT lựa chọn vi xử lý Apple để thử nghiệm bởi sản phẩm này phổ biến.
Chưa nguy hiểm đến lúc này
PACMAN là mối nguy đến chip M1 cùng các bộ xử lý ARM khác, nhưng các nhà nghiên cứu tại MIT cho rằng nó không phải vấn đề lúc này. Cụ thể, một phần mềm độc hại cần vượt ra tất cả các lớp bảo mật khác trước khi có thể tiếp cận tới PAC. Nói cách khác, phải có lỗ hổng phần mềm khác, lỗi phần cứng của chip mới đáng ngại.
![]() |
Lỗ hổng PACMAN chưa đáng ngại ở hiện tại, nhưng cần được sớm khắc phục. Ảnh:Apple. |
Các chuyên gia tại MIT cho rằng việc nghiên cứu ra PACMAN không để giải quyết vấn đề hiện tại mà phục vụ cho tương lai. “Vấn đề không phải liệu các bộ xử lý đang dễ bị tấn công, mà là tương lai chúng có dễ bị tổn thương hay không”, ông Ravichandran nói.
Sau khi nghiên cứu của MIT được đưa ra, ARM cho biết đã nắm thông tin và sẽ cập nhật kiến trúc nhân xử lý để khắc phục sớm nhất, lúc cuộc điều tra kết thúc. Trong khi đó, Apple chưa xem đây là vấn đề nghiêm trọng.
“Xin cảm ơn nỗ lực của các nhà nghiên cứu để chúng tôi nâng cao hiểu biết về kỹ thuật. Dựa trên phân tích tự thực hiện với các tài liệu được cung cấp, chúng tôi kết luận rằng vấn đề không gây nguy hiểm ngay lập tức đến người dùng, và hệ điều hành vẫn đủ các lớp bảo mật để không thể bị vượt qua”, Apple đưa ra phản hồi.
Không gây ra mối đe dọa ngay tức thời, PACMAN để lại các nguy cơ về sau, bởi nó sẽ hoạt động khi phần mềm gặp lỗi, có lỗ hổng bị khai thác. Do đó, người dùng nên cập nhật thiết bị thường xuyên để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công 0-click.
Đồng thời, việc báo cáo được công bố ngay thời điểm ra mắt vi xử lý M2 có thể ảnh hưởng đến Apple. Bởi con chip này nhiều khả năng vẫn sử dụng PAC cho bảo mật.
(Theo Zing)
" alt=""/>Chip M1 có lỗ hổng bảo mật lớn nhưng Apple không thể tự sửaTheo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2022, số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên và đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo hơn kỹ năng mua sắm trực tuyến. Nhiều người tiêu dùng ưu tiên mua sắm trực tuyến hơn so với mua sắm truyền thống.
Không chỉ ở thành thị, mà ở khu vực nông thôn, nhiều người dân cũng quen với tiếp cận kinh tế số. Ông Nghiêm Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Truyền thông, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, Bưu điện Việt Nam đang tích cực triển khai kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông dân lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”. Sàn thương mại điện tử Postmart của Bưu điện đang góp phần tích cực vào việc hình thành thói quen tiêu dùng mới của người Việt.
Tiêu dùng số
Để nâng cao kỹ năng số cho người tiêu dùng, đặc biệt là hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10, tháng 10 năm nay được chọn làm Tháng tiêu dùng số. Đây là một trong những sáng kiến nhằm khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng kênh số, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ số nhiều hơn, nhằm hưởng thụ lợi ích trực tiếp do chuyển đổi số mang lại.
Đồng thời thúc đẩy phát triển kỹ năng số cho người dân, đặc biệt là phổ cập các kỹ năng số cơ bản như: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến, kỹ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, rủi ro trực tuyến.
Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, cơ quan nhà nước cùng cộng đồng doanh nghiệp sẵn sàng đồng hành với người dân trong tiến trình chuyển đổi số bằng cách đồng loạt triển khai chính sách ưu đãi sử dụng sản phẩm, dịch vụ số lên đến 50% giá sản phẩm, dịch vụ.
Các ưu đãi, khuyến mại tập trung vào 2 nhóm đối tượng chính. Trong đó, nhóm đã và đang dùng các sản phẩm, dịch vụ số sẽ nhận được những ưu đãi để gia tăng hơn nữa thời lượng sử dụng. Còn với người dùng mới, chương trình ưu đãi khuyến khích họ tham gia vào các kênh số, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ số.
Ông Trần Vi Thoại, Giám đốc Công ty IB Legal Việt Nam đánh giá, những hoạt động của cơ quan chức năng như Tháng tiêu dùng số rất quan trọng, thúc đẩy chuyển dịch số. Việc sử dụng thanh toán điện tử, kết hợp với các chương trình khuyến mại đã khuyến khích người dân trải nghiệm, đặc biệt là giới trẻ. Bên cạnh đó, người dùng cũng được đào tạo các kỹ năng an toàn trên không gian mạng để tự tin dịch chuyển lên môi trường số.
Tháng Tiêu dùng số là một trong những bước đi khởi động, giúp cộng đồng xã hội dần có những hiểu biết căn bản để tham gia tích cực hơn vào các hoạt động số hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số, tạo ra những nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021-2030; Phát triển kinh tế số, xã hội số để mỗi người dân giàu có hơn, hạnh phúc hơn.
Trong báo cáo e-Conomy 2022 từ Google, Temasek và Bain & Company, năm 2022, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022. Với mức tăng trưởng 31% trong giai đoạn 2022-2025. Nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt mức 49 tỷ USD vào năm 2025 và đạt mốc kỷ lục từ 120-200 tỷ USD vào năm 2030.
Thư Kỳ
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2022 là năm đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện. Định hướng trọng tâm của công tác chuyển đổi số quốc gia là đưa người dân, doanh nghiệp lên môi trường số, thông qua phổ cập dịch vụ trực tuyến, phổ biến nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; phổ cập nền tảng số phục vụ nhu cầu thiết yếu; phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử; phổ cập nền tảng dạy học trực tuyến; phổ cập nền tảng hỗ trợ tư vấn sức khỏe. |
(Bài đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số Xuân Quý Mão 2023)
" alt=""/>Tiêu dùng thông minh kỷ nguyên sốXác định việc CĐS không phải là phong trào mà là xu hướng tất yếu, là hành trình lâu dài để thay đổi về tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ, người dân nên khi được huyện Yên Định giao nhiệm vụ, xã Định Hưng đã thành lập ban chỉ đạo CĐS, xây dựng và ban hành các kế hoạch, văn bản... để triển khai. Để nâng cao nhận thức về CĐS cho các thành viên tổ công tác CĐS, xã đã phối hợp với VNPT thực hiện các buổi tập huấn về các sản phẩm công nghệ nền tảng các hệ thống mới như: Đài truyền thanh cấp xã thông minh, hệ thống truyền hình hội nghị 1 chiều... Để người dân hiểu về ý nghĩa của CĐS, xã đã tăng cường công tác tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, trang thông tin điện tử, các hội nghị, tập huấn, lấy ý kiến Nhân dân trong việc huy động nhân lực, tài chính để thực hiện CĐS công khai, minh bạch; nhất là “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động, hỗ trợ người dân áp dụng vào thực tế. Mặt khác, phối hợp với các ngân hàng mở tài khoản ngân hàng, tạo mã QR code cho cán bộ, tiểu thương, người dân; hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng nền tảng số để quảng bá sản phẩm...
Định Hưng là một trong hai xã đầu tiên của huyện Yên Định được chọn để làm thí điểm mô hình “3 không”, đó là: Không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc với chính quyền. Hiện nay, toàn xã có 473 camera an ninh; 82,49% người dân có tài khoản định danh điện tử; 42% người dân có chữ ký số miễn phí để truy cập và thực hiện dịch vụ công; 75% hộ gia đình thanh toán điện, nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 100% hộ tiểu thương buôn bán trong chợ và hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn xã có mã QR-code thanh toán không dùng tiền mặt; 64,7% sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử và khám sức khỏe từ xa; 83% người dân đã cài đặt tài khoản VssID, VneID... và ứng dụng bảo vệ người dân trên môi trường mạng... Các nhóm zalo của thôn, xã đã được thành lập để người dân gửi phản ánh, kiến nghị đến cán bộ một cách nhanh nhất và giải quyết các vấn đề của thôn, xã nhanh và kịp thời, hiệu quả cũng như nắm bắt được các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng... Tại các nhà văn hóa, ngõ, xóm đã triển khai mô hình quét mã QR-code giới thiệu về lịch sử, văn hóa của địa phương, lịch sử đảng bộ xã, các điểm di tích, danh sách hộ dân... Đây là một trong những hình thức tiếp cận hiện đại qua việc thực hiện CĐS giúp người dân có thông tin nhanh, chính xác hơn.
Câu chuyện về dịch vụ công trực tuyến và một trong những tiện ích tiêu biểu của quá trình CĐS, xã đã xây dựng mô hình “Thứ 2 ngày không viết, thứ 6 ngày không hẹn” kết hợp với bộ mã QR-code các thủ tục hành chính thiết yếu; trả kết quả và công khai trên trang thông tin điện tử của xã. Song song với đó, xã cũng triển khai phòng họp trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS trong lĩnh vực quản lý điện chiếu sáng công cộng, thư viện thông minh, thực hiện bộ mã QR-code truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp... Phấn khởi trước những thay đổi của quê hương, bà Nguyễn Thị Liên ở thôn Đồng Tình, cho biết: “Hiện nay, tôi và hầu hết người dân trong xã đã thành thạo các thao tác thanh toán trực tuyến các dịch vụ như nộp tiền điện, nước, mua sắm... Bên cạnh đó, chúng tôi tham gia vào nhóm zalo của xã để trao đổi thông tin, kịp thời cập nhập các thông tin, hoạt động của địa phương”.
Thực tiễn cho thấy, CĐS đã giúp diện mạo nông thôn xã Định Hưng thay đổi cả chất và lượng, giúp con người linh hoạt, năng động và hiệu quả công việc cao hơn. Ông Lê Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Định Hưng, cho biết: "CĐS là chuyển đổi về nhận thức, vì vậy việc duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí cần lấy người dân làm trung tâm. Xã Định Hưng đang tiếp tục thực hiện các giải pháp để duy trì hiệu quả của các mô hình CĐS. Trong đó, tập trung đầu tư hệ thống đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông và chuyển dần các hệ thống loa cũ sang công nghệ mới, phấn đấu số hóa đài truyền thanh xã và 100% các cụm loa tại các thôn, xóm. Bên cạnh đó, tăng cường tỷ lệ văn bản đến và văn bản đi của xã được xử lý trên môi trường mạng đạt 100%, nâng cao tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên cổng dịch vụ công của tỉnh và trên các phương tiện truy cập".
Theo LÊ NGỌC(Báo Thanh Hóa)
" alt=""/>Nhiều đổi thay ở Định Hưng nhờ chuyển đổi số