“Qua nhiều lần họp giải quyết khó khăn cho học sinh, nhà trường đưa ra nhiều phương án như tìm vị trí khác thuê cho học sinh. Tuy nhiên, phương án thuê ngoài gặp nhiều bất cập như ăn ở, sinh hoạt và quản lý học sinh gặp nhiều khó khăn.
Sau đó, nhà trường chốt phương án cho tất cả học sinh ở lại trường, mặc dù phải đối mặt nhiều khó khăn khi ở ghép phòng chật chội. Gần 800 học sinh cũng như giáo viên mong muốn ký túc xá sớm hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng” - thầy Huy chia sẻ.
Mỗi phòng ký túc xá 20m2, theo quy chuẩn sẽ có 8 người ở chung 1 phòng nhưng hiện tại mỗi phòng phải ghép 12 đến 14 học sinh. Các học sinh phải ngủ 2 người trên một giường đơn, mỗi giường chỉ rộng từ 85 đến 90cm.
Em Lầu Nguyễn Hương Mơ (lớp 11A5) chia sẻ, trong thời gian chờ đợi nhà ký túc xá mới đang xây dựng, hàng trăm học sinh phải ở ghép chung, chịu cảnh sinh hoạt chật chội. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng xuống cấp, số lượng học sinh ở đông nên ảnh hưởng trong đời sống sinh hoạt và học tập.
“Mỗi giường đơn có chiều rộng 90cm nhưng em phải nằm chung 2 người. Suốt 3 tháng qua, các em phải tự thích nghi và chia sẻ cùng nhà trường. Hy vọng ký túc xá mới sẽ sớm hoàn thành” - em Mơ kể.
Vướng giải phóng mặt bằng từ 5 thầy, cô mượn đất ở
Theo tài liệu, dự án xây dựng ký túc xá 5 tầng của nhà trường có tổng mức đầu tư trên 62 tỷ đồng. Với sự đầu tư này, nhà trường sẽ có khu ký túc xá 5 tầng, đầy đủ công năng, bảo đảm chỗ ăn ngủ sinh hoạt cho học sinh về lâu dài khi đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, dự án thi công xong phần móng, công trình nhà ở ký túc xá đành phải tạm dừng, với lý do có khúc mắc trong giải phóng mặt bằng.
Trước đây, trường có cho 5 gia đình giáo viên mượn nhà trong khu tập thể để ở, trong đó có 3 hộ gồm: Thái Khắc H., Lang Viết Ch., Trần Văn S. mượn nhà có sẵn để ở; 2 hộ khác là thầy Nguyễn Văn K., cô Sầm Thị S. mượn đất của nhà trường và xây nhà ở.
Theo đó, 5 hộ mượn nhà tập thể, đất của nhà trường có đơn thư gửi các cấp với nội dung cần xem xét việc hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng; diện tích đất cấp trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trường PTTH Dân tộc nội trú Nghệ An chồng lấn lên đất ở cá nhân.
Khi tiếp nhận đơn, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các sở, ban, ngành vào cuộc xác minh nguồn gốc đất có chồng lấn và xem xét nhiều góc độ để có thể hỗ trợ cho các thầy, cô mượn đất của nhà trường làm nhà.
Hộ ông Nguyễn Văn K. phản ánh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho Trường THPT Dân tộc Nội trú Nghệ An chồng lấn lên diện tích đất ở của gia đình ông L. đang sử dụng.
Sau khi xác minh từ các hồ sơ, tư liệu nguồn gốc đất, ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An kết luận, gửi văn bản cho ông K. có nội dung: "Qua kiểm tra của Sở TNMT, báo cáo của UBND TP Vinh, toàn bộ phần diện tích đất của ông K. đang sử dụng có nguồn gốc của nhà trường cho mượn từ năm 2006, nằm hoàn toàn trong khuôn viên thửa đất của nhà trường có nguồn gốc từ năm 1984. Bản đồ địa chính đều xác định chủ sở hữu là của nhà trường".
UBND tỉnh Nghệ An cũng đề nghị, gia đình ông K. và 4 hộ còn lại khẩn trương di dời tài sản trên đất, sớm bàn giao mặt bằng cho nhà trường thực hiện dự án. Trường hợp công dân không thống nhất có thể khởi kiện ra toà án.
Mong giải quyết dứt điểm
Trao đổi với PV VietNamNet, bà Nguyễn Thị Kiều Hoa - Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Nghệ An cho biết, mới đây, UBND phường Hà Huy Tập (TP Vinh) mời 5 gia đình thuộc diện phải di dời, trả lại đất cho nhà trường xây ký túc xá mới lên làm việc.
Đồng thời mời đại diện nhà trường, công an phường, địa chính, đô thị, cùng đến gặp gỡ và đề nghị 5 gia đình xuất trình các giấy tờ có đủ điều kiện, xem xét trong việc mua đất ở không thông qua đấu giá, theo quy định tại Điều 6, QĐ 78/2014 ngày 27/10/2014 của UBND tỉnh Nghệ An.
Trong 5 hộ, thầy Nguyễn Văn K. có Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng 3 để trình UBND TP Vinh xem xét mua đất không thông qua đấu giá.
Đến nay, có 3 trên 5 hộ giáo viên đã bàn giao mặt bằng cho nhà trường thi công ký túc xá. Hiện chỉ còn hộ cô Sầm Thị S. (giáo viên dạy tiếng Anh) nguyên là cựu học sinh của nhà trường và thầy Nguyễn Văn K. đã nghỉ hưu năm 2007. Toàn bộ quyết định giao đất từ năm 1983 để thành lập trường, khu đất của 5 nhà thầy cô đều ở trong khuôn viên quy hoạch đất giáo dục của Trường THPT Dân tộc Nội trú.
Cô Hoa còn cho biết thêm, từ năm 6/5/2019, nhà trường đã mời 5 gia đình họp, thông báo sắp tới sẽ làm dự án, xây dựng ký túc xá cho học sinh ở khu đất mà hợp đồng gia đình đang cho mượn. Đề nghị các thầy cô sắp xếp tìm chỗ ở khác để nhà trường thuận lợi xây dựng ký túc. Sau cuộc họp, các thầy cô xin 3 năm để chuyển đi nơi khác...
Sự việc xảy ra vào ngày 19/11, em H.L.N. học lớp 6.2, Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh lỡ nói tục trên sân trường thì bị đội cờ đỏ nghe thấy và ghi lại.
Ngay sau đó, cô N.T.P.T, là cô giáo chủ nhiệm lớp 6.2 đã yêu cầu các em học sinh trong lớp tát em N. mỗi em 10 tát vào má. Lớp 6.2 có 27 em, có 3 bạn bị phạt vì quên vở học tập về nhà lấy, không thực hiện việc tát, còn lại 24 bạn, thì 23 bạn đã tát N.
![]() |
Học sinh được đưa vào bệnh viện |
Theo các học sinh, nếu bạn nào tát nhẹ, người bị phạt sẽ tát ngược lại 10 cái nên N. bị tát rất mạnh.
Khi bị tát cái cuối cùng, N. vừa khóc vừa đau buột miệng nói tục, cô T. đứng cạnh đã vung thêm 1 cái tát, tổng số N. bị tát 231 cái khiến em nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Dinh Mười của huyện Quảng Ninh vào ngày 19/11, trong tình trạng 2 má thâm đen, sưng tấy, khó nhai nuốt.
Đến sáng 23/11, cháu đã ra viện nhưng chưa trở lại trường học vì tâm lý không ổn định.
Theo bà Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh, thì vì áp lực thi đua do Đội nên các em đã có hành động như vậy.
Đội quy định nếu lớp học có em học sinh nói tục là bị trừ 5 điểm, nên đã tạo áp lực cho giáo viên chủ nhiệm.
Vì muốn lớp tiến bộ nên cô T. đã có biện pháp giáo dục học sinh, nhưng biện pháp của cô đưa ra không đúng, mong phụ huynh thông cảm.
![]() |
Trường THCS Duy Ninh |
“Cô T. trước đây dạy ở Trường THCS Hải Ninh (huyện Quang Ninh) và mới chuyển về trường này dạy được ít tháng. Về chuyên môn, cô T. ở mức trung bình. Trường đang xây dựng đạt chuẩn giai đoạn 2, tôi cũng không muốn cô ấy về dạy ở đâu”, bà Anh nói.
Trường đã bắt cô T. viết tường trình, sắp tới sẽ họp để có hình thức kiểm điểm và thông tin thêm là gia đình đã có thỏa thuận không khiếu kiện, khiếu nại gì.
Được biết, trước đây cô T. dạy ở Trường THCS Hải Ninh cũng từng có biện pháp quá mạnh tay cũng khiến phụ huynh bức xúc.
Duy Sơn
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng, dù nguyên nhân là gì thì việc cô giáo bắt học sinh tát bạn ở Quảng Bình là sai và hoàn toàn không chấp nhận được.
" alt=""/>Cô giáo cho học sinh tát bạn 231 cái![]() |
Bức ảnh của Kỳ Hân gợi lại quá khứ cô nhận nhiều chỉ trích của dư luận vì biến dạng do phẫu thuật thẩm mỹ. Người đẹp xuất hiện trong một sự kiện đầu 2016 với gương mặt "sưng vù", chiếc cằm dài, sống mũi cao và cánh mũi thon gọn hơn nhưng có phần già nua, đơ cứng.
Chia sẻ với Tiền Phong, Kỳ Hân thừa nhận cô chọn phẫu thuật thẩm mỹ vì tự ti nhan sắc. Cô sửa mũi, cắt mí, làm răng. “Tôi muốn mình đẹp hơn. Tôi cũng nghĩ rằng xinh đẹp sẽ dễ phát triển nghề nghiệp mà mình theo đuổi”, cô nói.
Sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, người đẹp Sóc Trăng lo sợ nhan sắc mình bị hủy hoại. “Tôi tự hỏi mình sẽ theo nghề thế nào với gương mặt bị phù nề, biến dạng như thế. Tôi nghĩ mình may mắn vì cứ ngỡ đã hỏng hết cho đến khi nhan sắc dần phục hồi, không bị biến dạng”, Kỳ Hân chia sẻ.
Kỳ Hân nhớ lại thời điểm ấy có nhiều chuyện không như ý xảy ra với cô. Nhan sắc hư hỏng, chuyện tình cảm vấp phải điều tiếng không hay khiến cô vô cùng mệt mỏi. “Tôi trầm cảm vì phải chịu quá nhiều tổn thương từ dư luận. Rõ ràng chúng tôi đến với nhau khi cả hai còn độc thân, tôi và anh Quân tìm hiểu nhau không hề vi phạm pháp luật. Vậy mà chúng tôi bị chỉ trích như đã phạm trọng tội. Trước khi đến với tôi, anh Quân cũng tìm hiểu vài người khác nhưng chỉ có tôi bị chửi mắng và chụp mũ cho rằng tôi là con giáp thứ 13”, Kỳ Hân trải lòng.
Kỳ Hân nhấn mạnh quá khứ không có gì sai trái nên cô thoải mái khi nhắc đến hoặc chia sẻ hình ảnh cũ của mình. “Đôi khi tôi nhìn lại quá khứ trong những thời điểm khủng hoảng để xem mình đã vượt qua thế nào và lấy đó làm động lực cho cuộc sống hiện tại”, cô bộc bạch.
Sau khi kết hôn với cầu thủ Mạc Hồng Quân vào năm 2016, Kỳ Hân gần như rút khỏi làng giải trí, lui về hậu phương để chăm sóc gia đình. Cô chấp nhận lùi một bước để ưu tiên cho chồng phát triển sự nghiệp.
![]() ![]() |
Kỳ Hân cho biết cô hài lòng về cuộc sống hiện tại. Ngoài công việc bán hàng online, Kỳ Hân chuyển hướng kinh doanh lĩnh vực thực phẩm sạch. |
“Thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ nghề vì đó từng là ước mơ của tôi. Hiện tại, ước mơ đó vẫn âm ỉ cháy trong tôi và tôi khao khát đạt được. Tuy nhiên, tôi sẽ ấp ủ để chờ ngày chồng ủng hộ tôi chạm đến ước mơ của mình, khi tôi đã vun vén mọi thứ đâu vào đó thật ổn cho các con”, Kỳ Hân cho hay.
Kỳ Hân sinh năm 1995, quê ở Sóc Trăng. Năm 2012, ở tuổi 17, cô lên TP.HCM lập nghiệp và đầu quân cho công ty của ông bầu Vũ Khắc Tiệp. Kỳ Hân có lợi thế chiều cao 1,78 m nhưng tự ti nhan sắc vì hàm răng khểnh, mũi tẹt.
Kỳ Hân tham gia cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam 2013nhưng rút lui giữa chừng. Năm 2014, cô dự thi Người mẫu trẻ châu Átrong khuôn khổ Liên hoan người mẫu châu Átại Hàn Quốc và bất ngờ giành chiến thắng.
(Theo Tiền Phong)
" alt=""/>Người mẫu Kỳ Hân