Xem truyền hình rẻ hơn mua báo in
Phát biểu tại Hội thảo về vấn đề xây dựng đơn giá thuê bao truyền hình trả tiền do Hiệp hội truyền hình trả tiền (VNPayTV) tổ chức vào sáng 17/6/2015, ông Phan Văn Nho, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển công nghệ Sao Nam cho rằng, mức giá cước truyền hình trả tiền ở Việt Nam hiện “quá thấp”, chứ không còn ở mức “thấp” nữa.
Ông Nho so sánh phí xem dịch vụ truyền hình hàng tháng với phương tiện truyền thông rất phổ biến là báo in. Theo đó, giả sử đặt mua báo in mỗi số 1 tờ trong một tháng, 1 tờ Nhân Dân cũng mất 90.000 đồng/tháng, 1 tờ báo Lao động là 117.000 đồng/tháng, 1 tờ báo Hà Nội mới là 115.000 đồng/tháng.
Trong khi phí thuê bao truyền hình trả tiền Việt Nam có giá bình quân chỉ 60.000 - 80.000 đồng/tháng xem được từ 100-200 kênh truyền hình mỗi ngày. Truyền hình có nhiều hình ảnh, nội dung phong phú hơn báo in, khâu sản xuất nội dung truyền hình, truyền dẫn tín hiệu lại phải đầu tư tốn kém hơn sản xuất nội dung báo in gấp nhiều lần, nên mức giá cước như vậy là bất hợp lý.
Kiến nghị nhà nước quản lý giá truyền hình trả tiền
Cho rằng cước truyền hình trả tiền Việt Nam thấp nhất so với chi phí dịch vụ như điện, nước, cước điện thoại, Internet, ông Nho kiến nghị, nhà nước phải có giải pháp quản lý giá cước dịch vụ truyền hình. Đồng thời, có biện pháp nâng được ARPU truyền hình trả tiền ở Việt Nam ngang bằng với các nước trong khu vực ASEAN, ít nhất cũng tương đương với Philippine ở mức 10 USD/tháng.
Ông Nho đưa ra giải pháp chia gói dịch vụ để quản lý giá. Theo đó, VNPayTV có thể kiến nghị nhà nước đưa ra 1 gói cơ bản (gồm vài chục kênh) và quy định một mức giá sàn có thể là 10 USD. Các nhà cung cấp dịch vụ không ai được bán dưới giá mức giá đó. Còn lại sẽ có những gói kênh đặc biệt là những gói dịch vụ cao cấp, nhà nước không cần quản lý giá, chỉ quản lý nội dung.
Ông Nho chia sẻ: truyền hình trả tiền ở Nhật gói phổ thông chiếm tới 71%, gói cao cấp chỉ có 29% người dùng, ở Úc và Singapore chỉ có 35% người dùng gói dịch vụ cao cấp. Do đó, gói phổ thông có giá thấp vẫn đảm bảo nhu cầu của số đông người dân.
" alt=""/>Cước truyền hình “bèo” hơn giá báo in“Cảm ơn Việt Nam tôi” là chiến dịch gây quỹ hỗ trợ, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Chiến dịch do Gamuda Land Việt Nam (Gamuda Land), nhà kiến tạo đô thị hàng đầu đến từ Malaysia khởi xướng.
Đây là một chiến dịch tổ chức trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Người tham gia sẽ tạo một bài đăng ở chế độ công khai trên trang cá nhân, chia sẻ những tấm hình thể hiện tinh thần phòng chống dịch bệnh của mình hoặc người thân như: rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang, tập luyện thể dục thể thao, giữ khoảng cách an toàn, ở nhà…; Sau đó, viết chú thích cho tấm hình của mình với nội dung giúp lan tỏa tinh thần phòng chống và chiến thắng dịch bệnh, đính kèm hashtag #keeponfighting #chienthangcorona #camonvietnamtoi , và tag 2 người bạn vào. Với mỗi hình ảnh hợp lệ, Gamuda Land Việt Nam sẽ đóng góp 100.000 đồng vào Quỹ phòng chống dịch Covid-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
“Cảm ơn Việt Nam tôi” diễn ra trong vòng 30 ngày từ 11/04 đến 10/05/2020. Chương trình đã thu hút được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng mạng với hơn 10.000 bài tham dự hợp lệ, tương đương với khoản ủng hộ là 1 tỷ 800 nghìn đồng để gửi tặng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Chiến dịch như một lời tri ân sâu sắc mà nhà phát triển đô thị đến từ Malaysia mong muốn gửi đến đội ngũ y bác sĩ, chiến sĩ, tình nguyện viên…những người đang ở tuyến đầu ngày đêm chiến đấu chống dịch, đồng thời cũng bày tỏ sự cảm kích trước những nỗ lực tuyệt vời của Chính phủ Việt Nam trong suốt thời gian qua.
![]() |
Chiến dịch “Cảm ơn Việt Nam tôi” |
Ông Angus Liew Bing Fooi - Phó Tổng giám đốc Gamuda Land TP.HCM chia sẻ: “Hơn 10 năm hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, Gamuda Land luôn đặt mục tiêu xây dựng nên những cộng đồng bền vững, lan tỏa nhiều giá trị cao đẹp. Chính vì thế chúng tôi luôn cố gắng thực hiện những cam kết về trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng. Tôi hy vọng, sự đóng góp của Gamuda Land sẽ góp thêm một phần nguồn lực cho Chính phủ và người dân Việt Nam trong “cuộc chiến” cam go và trường kỳ với Covid-19”.
Gamuda Land từ lâu đã là một tên tuổi nổi bật trong các hoạt động trách nhiệm cộng đồng (CSR). Hoạt động nhân ái mang đậm dấu ấn của doanh nghiệp là “Chạy vì trái tim” phối hợp cùng Quỹ Nhịp tim Việt Nam, chương trình chạy bộ từ thiện thường niên để gây quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo bị bệnh tim bẩm sinh được phẫu thuật miễn phí. Qua 7 năm tổ chức, tổng số tiền gây quỹ của “Chạy vì trái tim” đã vượt mức 30 tỷ đồng, mang lại cuộc sống bình thường, khỏe mạnh và tương lai tươi sáng cho trên 1.000 bệnh nhi tim bẩm sinh.
Mọi chi tiết liên hệ hotline 0902 178 088 hoặc website https://gamudacity.com.vn/
Thúy Ngà
" alt=""/>Chiến dịch ‘Cảm ơn Việt Nam tôi’ góp hơn 1 tỷ đồng phòng chống CovidTheo Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương đăng tải, mục tiêu của cuộc thi nhằm tìm kiếm một bộ logo (biểu trưng) và slogan (khẩu hiệu) độc đáo, sáng tạo, thể hiện được thông điệp của Chỉ thị 20/CT-TTg về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025.
Cuộc thi cũng sẽ góp phần nâng cao nhận thức của nhóm đối tượng tham gia và của cộng đồng xã hội về tiết kiệm điện, từ đó lan tỏa ra cộng đồng thông điệp: Tiết kiệm điện không chỉ là tiết kiệm tiền cho bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội…, mà còn góp phần gìn giữ tài nguyên, môi trường cho thế hệ tương lai.
![]() |
Bộ Công Thương vừa chính thức phát động cuộc thi "Sáng tạo logo và slogan về tiết kiệm điện", với chủ đề “Chung tay thực hiện tiết kiệm điện vì sự phát triển bền vững” (ảnh minh họa). |
Cấu trúc cuộc thi gồm 2 phần, đó là logo bao gồm hình ảnh đồ họa hoặc chữ hoặc kết hợp để giúp nhận dạng thương hiệu chương trình tiết kiệm điện; cùng slogan gồm một câu văn ngắn gọn, súc tích và thể hiện được thông điệp của chương trình tiết kiệm điện.
Tiêu chí đánh giá sản phẩm dự thi bao gồm đạt được những yêu cầu về thiết kế như thẩm mỹ, dễ nhớ, dễ nhận biết, ấn tượng với công chúng, thể hiện được nét truyền thống kết hợp với xu thế hiện đại và hội nhập. Slogan nên được sáng tác và thiết kế hài hòa với chỉnh thể của logo.
Giải Nhất của cuộc thi lên đến 50 triệu đồng. Người tham gia cần gửi tác phẩm về Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương, thời hạn đến 17h ngày 5/12.
H.A.H
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, mức phí thẩm định cấp giấy phép với hoạt động phát điện của công trình nhà máy thủy điện, nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời từ 10,6 - 28,8 triệu đồng tùy công suất.
" alt=""/>Phát động sáng tạo logo và slogan về thông điệp tiết kiệm điện